Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 132 - Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên (Có đáp án)

doc 10 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 132 - Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 132 - Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên (Có đáp án)
Mã đề: 132 
SỞ GD & ĐT 
TỈNH THANH HÓA
THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
(Đề thi có 40 câu / 4 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.
Câu 1: Ở điều kiện thường, thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng ?
	A. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3.
	B. Cho dung dịch Na2CO3 vào nước cứng vĩnh cửu.
	C. Cho CaO vào nước dư.
	D. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Câu 1: Cho 7,2 gam đimetylamin vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là:
	A. 17,28 gam	B. 13,04 gam	C. 17,12 gam	D. 12,88 gam.
Câu 3: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 0,75M bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, đến khi khối lượng dung dịch giảm 13,35 gam thì dừng điện phân. Thời gian điện phân là ?
	A. 9650 giây	B. 7720 giây	C. 6755 giây	D. 8685 giây
Câu 4: Tơ nilon-6,6 được điều chế từ ?
	A. Caprolaptam.	B. Axit terephtalic và etylen glicol.
	C. Axit ađipic và hexametylen điamin.	D. Vinyl xianua.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
	A. Metylamin làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu xanh.
	B. Anilin tạo kết tủa trắng với nước brom.
	C. Riêu cua nổi lên khi đun nóng là hiện tượng đông tụ protein.
	D. Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng.
Câu 6: Trong số các kim loại sau đây: Ag, Cu, Au, Al. Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là
	A. Ag.	B. Cu.	C. Au.	D. Al.
Câu 7: H2 khử được oxit nào dưới đây ?
	A. Al2O3.	B. CaO.	C. MgO.	D. CuO.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng 
A. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ số mol
B. Hỗn hợp gồm Ba(NO3)2 và NaHCO3 có thể tan hoàn toàn trong nước dư
C. Chỉ dùng dung dịch NaOH để phân biệt được hỗn hợp gồm Mg, Al2O3 và MgO
D. Cr(III) oxit tan được trong dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường.	
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp X gồm andehit acrylic, metyl axetat, andehit axetic và etylen glicol thu được 1,15 mol CO2 và 23,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần nhất của m là 
	A. 43,5	B. 64,8	C. 53,9	D. 81,9
Câu 10: Khi làm thí nghiệm với các chất sau X, Y, Z, T ở dạng dung dịch nước của chúng thấy có các hiện tượng sau:
Chất X tan tốt trong dung dịch HCl và tạo kết tủa trắng với dung dịch brom.
Chất Y và Z đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
Chất T và Y đều tạo kết tủa khi đun nóng với dung dịch AgNO3/NH3.
Các chất X, Y, Z, T đều không làm đổi mày quỳ tím.
	A. anilin, fructozơ, glixerol, metanal 	B. phenol, fructozơ, etylen glicol, metanal.
	C. anilin, glucozơ, etylen glicol, metanol. 	D. phenol, glucozơ, glixerol, etanal.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam hỗn hợp A gồm etylen điamin và anđehit oxalic hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 23,64 gam	B. 29,55 gam.	C. 19,7 gam.	D. 39,4 gam.
Câu 12: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Tổng khối lượng các muối có trong dung dịch sau điện phân là
	A. 28,9 gam	B. 18,8 gam.	C. 19,5 gam.	D. 10,1 gam.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai
	A. Na2CO3 dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy trước khi sơn
	B. Có thể dùng thùng làm bằng sắt để chuyên chở H2SO4 và HNO3 đặc nguội.	
	C. Be được dùng làm chất phụ gia để chế tạo hợp kim có tính đàn hồi, bền, chắt không bị ăn mòn
	D. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu đen
Câu 14: Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(a) Cho Al vào dung dịch FeCl3 dư. (b) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.
	(c) Nhiệt phân Cu(NO3)2.	 (d) Đốt nóng FeCO3 trong không khí.
	(e) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 15: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X là
	A. 35,0 gam.	B. 33,6 gam.	C. 30,8 gam.	D. 32,2 gam.
Câu 16: Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3 và ZnO, Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa gồm : 
	A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.	B. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2.
	C. Fe(OH)3.	D. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.
 Câu 17: Hỗn hợp E chứa 3 amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 0,255 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,03 mol N2. Nếu cho lượng E trên tác dụng hết với HNO3 dư thì khối lượng muối thu được là:
	A. 5,17	B. 6,76	C. 5,71	D. 6,67
Câu 18: Hỗn hợp E chứa Gly và một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H12O4N2 tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Cho 3,02 gam E tác dụng (vừa đủ) với dung dịch chứa NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan gồm hỗn hợp 2 muối và một chất khí là chất hữu cơ có khả năng làm xanh giấy quỳ ẩm. Giá trị của m có thể là:
	A. 3,59 hoặc 3,73	B. 3,28	C. 3,42 hoặc 3,59	D. 3,42
Câu 19: Chất rắn kết tinh, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan, là tính chất của chất nào sau đây?
	A. C6H5NH2 	B. C2H5OH 	
	C. CH3COOH 	D. H2NCH2CH2COOH
Câu 20: Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím xanh?
	A. Alanin 	B. Anilin 	C. Etylamin 	D. Glyxin
Câu 21: Chất nào sau đây có công thức phân tử là C3H4O2?
	A. Vinylfomat 	B. Etylfomat 	C. Metylaxetat 	D. Phenylaxetat
Câu 22: Axit oleic có công thức là:
	A. C15H31COOH 	B. C17H35COOH 	C. C17H33COOH 	D. C17H31COOH
Câu 23: Cho các chất sau: Glucozơ, saccarozơ, isopren, axit metacrylic, vinyl axetat, phenyl amin, metyl fomat, phenol, fructozơ. Số chất phản ứng được với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường là:
	A. 6	B. 7	C. 8	D. 5
Câu 24: Thủy phân 51,3 gam saccarozơ trong 100 ml dung dịch HCl 1M với hiệu suất 60%. Trung hòa lượng axit bằng NaOH vừa đủ rồi cho AgNO3/NH3 (vừa đủ) vào, sau khi các phản ứng hoàn toàn thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là:
	A. 38,88 	B. 53,23 	C. 32,40 	D. 25,92
Câu 25: Chia 2m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tan hết trong dung dịch HCl (dư) thu được 2,688 lít H2 (đo ở đktc). Nung nóng phần hai trong oxi (dư) thu được 4,26 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là:
	A. 4,68 gam.	B. 1,17 gam.	C. 3,51 gam.	D. 2,34 gam.
Câu 26: Cấu hình electron của nguyên tử Cu (Z=29) ở trạng thái cơ bản là
	A. 1s22s22p63s23p64s13d10.	B. 1s22s22p63s23p63d104s1.
	C. 1s22s22p63s23p63d94s2.	D. 1s22s22p63s23p64s23d9.
Câu 27: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
	A. PbO, K2O, SnO.	B. FeO, MgO, CuO.	C. Fe3O4, SnO, BaO.	D. FeO, CuO, Cr2O3.
Câu 28: Chất X có Công thức phân tử C4H9O2N. Biết:
	X + NaOH Y + CH4O	Y + HCl dư Z + NaCl
Công thức cấu tạo thu gọn của X và Z có thể lần lượt là
	A. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
	B. CH3CH2(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
	C. H2NCH2CH2COOC2H3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
	D. H2NCH2CH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
Câu 29: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
	A. 0,65 mol.	B. 0,55 mol.	C. 0,50 mol.	D. 0,70 mol.
Câu 30: X, Y, Z là ba este đều no và mạch hở (không chứa nhóm chức khác và MX < MY < MZ ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol T và hỗn hợp F chứa hai muối A và B có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 3 (MA < MB). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12 gam đồng thời thu được 4,48 lít khí H2 (đo ở đktc). Đốt cháy toàn bộ F thu được Na2CO3, CO2 và 6,3 gam H2O. Số nguyên tử hiđro có trong Y là:
	A. 10.	B. 6.	C. 8.	D. 12.
Câu 31: Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đo ở đktc), thu được 0,55 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được 0,9 gam H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1 : 1.
	B. X phản ứng được với NH3.
	C. Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X.
	D. Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học.
Câu 32: Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây 
	A. 6,0. 	B. 6,5. 	C. 7,0. 	D. 7,5.
Câu 33: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X có thể là:
	A. (H2N)2C3H5COOH.	B. H2NC2H3(COOH)2.	C. H2NC3H6COOH.	 D. H2NC3H5(COOH)2.
Câu 34: Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. 
	(b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4.
	(c) Cho hỗn hợp NaHSO4 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước. 
	(d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư. 
	(e) Sục khí NO2 vào dung dịch KOH. 
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm mà dung dịch thu được có hai muối là:
	A. 2.	B. 5.	C. 3.	D. 4.
Câu 35: Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Fe. Số kim loại trong dãy phản ứng với dung dịch FeCl3 dư tạo kết tủa là:
	A. 5.	B. 4.	C. 1.	D. 3.
Câu 36: Tổng hợp 120 kg polimetylmetacrylat từ axit và ancol thích hợp, hiệu suất của phản ứng este hóa là 30% và phản ứng trùng hợp là 80%. Khối lượng của axit cần dùng là:
	A. 160 kg.	B. 430 kg.	C. 103,2 kg.	D. 113,52 kg.
Câu 37: Cho các ứng dụng sau đây ?
	(a) dùng trong ngành công nghiệp thuộc da.	(b) dùng công nghiệp giấy.
	(c) chất làm trong nước.	(d) chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.
	(e) khử chua đất trồng, sát trùng chuồng trại, ao nuôi.
Số ứng dụng của phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) là:
	A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 38: Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây ?
	A. glyxin, alanin, lysin.	B. glyxin, valin, axit glutamic.
	C. alanin, axit glutamic, valin.	D. glyxin, lysin, axit glutamic.
Câu 39: Cho 24,5 gam tripeptit X có công thức Gly-Ala-Val tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Đem Y tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn cẩn thận (trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) thì thu được chất rắn khan có khối lượng là m gam. Giá trị của m là
	A. 70,55.	B. 59,60.	C. 48,65.	D. 74,15.
Câu 40: Cho 18,5 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, một chất hữu cơ đa chức bậc một và m gam hỗn hợp các muối vô cơ. Giá trị của m là:
	A. 23,10.	B. 24,45.	C. 21,15.	D. 19,10.
----------HẾT----------
PHÂN TÍCH - HƯỚNG DẪN GIẢI
ĐỀ THI THỬ THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN LẦN 1
Câu 1: Chọn A.
A. BaCl2 + NaHCO3: không phản ứng ở nhiệt độ thường.
B. và 
C. CaO + H2O Ca(OH)2
D. BaCl2 + NaHSO4 BaSO4↓ + NaCl + HCl 
Câu 2: Chọn A.
- Ta có: 
Câu 3: Chọn D.
- Quá trình điện phân xảy ra như sau :
Tại catot
Tại anot
- Theo đề bài ta có hệ sau :
- Vậy 
Câu 4: Chọn C.
- Tơ Nilon–6,6: Đồng trùng ngưng axit ađipic và hexametylenđiamin:
 axit ađipic hexametylenđiamin poli(hexametylen-ađipamit) hay tơ nilon 6,6
Câu 5: Chọn A.
A. Sai, Metylamin làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng.
B. Đúng, Anilin tạo kết tủa trắng với nước brom.
C. Đúng, Riêu cua nổi lên khi đun nóng là hiện tượng đông tụ protein.
D. Đúng, Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng.
C6H5NH3Cl + NaOH C6H5NH2 (chất lỏng ít tan) + NaCl + H2O
Câu 6: Chọn A.
- Thứ tự giảm dần độ dẫn điện là: Ag > Cu > Au > Al > Fe.
Câu 7: Chọn D.
- Các tác nhân khử như H2, CO chỉ khử được các oxit bazơ của các kim loại đứng sau nhôm trên dãy điện hóa. Vậy oxit đó là CuO.
Câu 8: Chọn B.	
A. Sai, Al + HCl AlCl3 + H2 và Cr + HCl CrCl2.
B. Đúng, hỗn hợp gồm Ba(NO3)2 và NaHCO3 có thể tan hoàn toàn trong nước dư. Khi dùng NaOH chỉ phân biêt được Al2O3 trong hỗn hợp gồm Mg, Al2O3 và MgO. 
Hiện tượng : Al2O3 tan được trong dung dịch NaOH còn Mg và MgO không tan.
D. Sai, Cr(III) oxit tan được trong dung dịch kiềm đặc, nóng.
Câu 9: Chọn C.
- Quá trình : 
- Trong 29,2 (g) X chứa 0,2 mol CH3CHO và C2H3CHO vậy trong 36,5 (g) X chứa 0,25 mol CH3CHO và C2H3CHO. 
- Cho 36,5 (g) X tác dụng với AgNO3 thì :
Câu 10: Chọn A.
Anilin (X)
Metanal (T)
Glixerol (Z)
Fructozơ (Y)
Nước Br2
C6H2NH2(Br)3
Mất màu nước brom
Dd AgNO3/NH3
Ag
Ag
Cu(OH)2
Tạo phức tan màu xanh lam
Tạo phức tan màu xanh lam
Câu 11: Chọn C.
Nhận thấy, NH2CH=CHNH2 (etylen điamin) và OHC-CHO (anđêhit oxalic) đều có phân tử khối là 58.
Ta có 
Câu 12: Chọn C.
- Quá trình phản ứng xảy ra như sau : 
Tại anot
Tại catot
Cu2+ + 2e → Cu
 a → 2a a
 2Cl- → Cl2 + 2e
 0,1 → 0,05 0,1
 H2O → 4H+ + 4e + O2
 2a -0,1 ← 2a -0,1 → 0,5a – 0,025
Dung dịch sau phản ứng chứa : và 0,1 mol HNO3 
Câu 13: Chọn D. 
- Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm :
NH3 + 2CrO3(đỏ thẩm) Cr2O3(lục thẫm) + N2 + H2O
Câu 14: Chọn B.
	(a) 	(b) 
	(c) 	(f) 
	(g) 
Vậy có 2 thí nghiệm thu được kim loại là (b) và (g). 
Câu 15: Chọn D.
- Hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với NaOH mà → trong X có chứa 1 este của phenol.
- Gọi A là este đơn chức, B là este của phenol. 
Vì Y no, đơn chức, có phản ứng tráng gương nên Y là anđehit với 
Khi đốt Y thì 
Câu 16: Chọn A.
 Câu 17: Chọn B.
- Đặt CTTQ của hỗn hợp E là CnH2n + 3N. Khi đốt E thì: 
	 CnH2n + 3N + O2 nCO2 + (n + 1,5)H2O + N2
mol: 0,255 0,03 
Þ và 
- Cho lượng E trên tác dụng hết với HNO3 dư thì: mmuối = 
Câu 18: Chọn B.
- Trong hỗn hợp 3,02 gam E chứa C2H5O2N: 0,02 mol và (COONH3CH3)2: 0,01 mol.
- Khi cho hỗn hợp E tác dụng với NaOH thì: Þ mrắn = 
Câu 19: Chọn D.
Câu 20: Chọn C.
Câu 21: Chọn B.
Câu 22: Chọn C.
Câu 23: Chọn B.
- Có chất làm mất màu dung dich Br2 là: Glucozơ, isopren, axit metacrylic, vinyl axetat, phenyl amin, metyl fomat, phenol.
Câu 24: Chọn B.
- Khi thủy phân saccarozơ với H = 60% thì: 
- Khi tác dụng với AgNO3 thì: 
Câu 25: Chọn D.	
- Ta có: 
Câu 26: Chọn B.
Câu 27: Chọn D.
- Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học tỏa nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao. Phương pháp này dùng để khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa.
Vậy các oxit thỏa mãn điều kiện trên là: PbO, SnO, FeO, CuO, Fe3O4, Cr2O3.
Câu 28: Chọn A.
- Các phản ứng xảy ra:
	CH3CH(NH2)COOCH3 (X) + NaOH CH3CH(NH2)COONa (Y) + CH4O
	CH3CH(NH2)COONa (Y) + HCl dư CH3CH(NH3Cl)COOH (Z) + NaCl
Câu 29: Chọn A.
- Thực hiện gộp quá trình, rút ra nhận xét: 
Câu 30: Chọn C.
- Dẫn toàn bộ ancol T qua bình đựng Na dư thì :  
- Ta có 
- Khi đốt hỗn hợp E thì ta thu được : 
mà 
- Xét hỗn hợp E ta có: 
Vậy hai muối A và B lần lượt là HCOONa và CH3COONa
Þ X, Y và Z lần lượt là và .
Vậy số nguyên tử H trong Y là 
Câu 31: Chọn C.
- Xét hỗn hợp CO2 và H2O ta có: 
- Có và CTCT trùng với CT đơn giản nhất nên CTPT của X là C6H10O5
- Mặt khác ta nhận thấy rằng 
- Từ các 2 dữ kiện trên ta được CTCT của X là 
và X còn 2 đồng phân còn lại:  ; 
- PT phản ứng: 
A. Đúng,
B. Đúng, 
C. Sai, X có tất cả 3 công thức cấu tạo (viết ở trên).
D. Đúng, 
Câu 32: Chọn A.
Quy đổi hỗn hợp M thành C2H3ON, CH2 (x mol), H2O.
+ Khi đốt muối Q gồm C2H4O2NNa và CH2 (x mol) thì:
+ 
- Khi đốt: 
Câu 33: Chọn D.
- Đặt công thức của X là : (H2N)x-R-(COOH)y.
- Khi cho X tác dụng với NaOH thì: 
- Khi cho X tác dụng với NaOH thì:  
Vậy X là 
Câu 34: Chọn D.
(a) Đúng, Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
(b) Đúng, 3Cl2 + 6FeSO42Fe2(SO4)3 + 2FeCl3
(c) Sai, NaHSO4 + NaHCO3Na2SO4 + CO2 + H2O
(d) Đúng, Þ Dung dịch thu được gồm 2 muối
(e) Đúng, 2NO2 + 2KOHKNO2 + KNO3 + H2O
Câu 35: Chọn C.
- Khi dùng một lượng dư FeCl3 thì các kim loại Cu, Ni, Zn, Mg, Fe xảy ra phản ứng:
M + 2FeCl3 MCl2 + 2FeCl2
- Khi cho Ba vào dung dịch FeCl3 thì: 3Ba + 6H2O + 2FeCl3 3BaCl2 + 2Fe(OH)3¯ nâu đỏ + 2H2
Câu 36: Chọn B.
- Quá trình điều chế:
 - Ta có: 
Câu 37: Chọn C.
- Có ứng dụng của phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) là (a), (b), (c) và (d).
Câu 38: Chọn D.
Thuốc thử
Glyxin
Lysin
Axit glutamic
Quỳ tím
Không màu
Xanh
Đỏ
Câu 39: Chọn D.
- Gộp quá trình: cho tripeptit X và NaOH phản ứng cùng lúc với HCl thì :
mol: 0,6 → 0,6 0,6 0,6 
mol: 0,1 → 0,2 0,3 0,1 0,1 0,1 
Þ 
Câu 40: Chọn D.
- Phản ứng: HCO3H3N(CH2)2NH3NO3 + 3NaOHNa2CO3 + NaNO3 + H2N(CH2)2NH2 + 3H2O 
 mol: 0,1 0,4 → 0,1 0,1

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_hoa_hoc_nam_2017_ma_de_13.doc