Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 132 (Kèm đáp án)

docx 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 132 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 132 (Kèm đáp án)
 LUYỆN THI ĐẠI HỌC
ĐỀ THI THỬ LẦN I
 (Đề thi có 4 trang)
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
 Mã đề 132
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; 
Cr= 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2 ?
A. Propyl axetat.	B. Etyl axetat.	C. Vinyl axetat.	D. Metyl axetat.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng ? 
Các chất béo đều không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol.
Ở điều kiện thường, triolein tồn tại ở dạng thể rắn.
Tristearin có công thức là (C17H35COO)3C3H5.
Câu 3: Cho các dung dịch sau: glucozơ, saccarozơ, lòng trắng trứng, frutozơ, axit axetic. Số dung dịch hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là 
3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Câu 4: Đốt cháy hỗn hợp X gồm glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ cần vừa đủ 0,025 mol O2, thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào 100ml NaOH 0,05M và Ca(OH)2 0,175M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là 
1,5.	B. 1,0.	C. 0,5.	D. 2,0.
Câu 5: Cho các polime sau: tơ visco, len, tơ tằm, tơ axetat, bông, tinh bột. Số polime thiên nhiên là 
2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 6: Tơ nilon-6,6 được điều chế từ
Caprolaptam.	B. Axit terephtalic và etylen glicol.
C. Axit ađipic và hexametylen điamin.	D. Vinyl xianua.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
Metylamin làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu xanh.
Anilin tạo kết tủa trắng với nước brom.
Riêu cua nổi lên khi đun nóng là hiện tượng đông tụ protein.
Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng.
Câu 8: Dung dịch nào dưới đây làm xanh quỳ ẩm?
Glyxin (H2NCH2COOH).	B. Anilin (C6H5NH2).
C. Lysin ( (H2N)2C5H9COOH).	D. Axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2).
Câu 9: Cho m gam hỗn hợp X gồm metylamin và etylamin tác dụng vừa đủ với 0,2 mol HCl , sau phản ứng thu được 14,9 gam muối. Giá trị m là 
8,2.	B. 10,7.	C. 12,1.	D. 7,6.
Câu 10: Có 2 kim loại X và Y. Biết 
 X tan trong dung dịch NaOH, nhưng không tan trong H2SO4 đặc, nguội.
 Y có các mức oxi hóa phổ biến trong hợp chất là +2,+3,+6, và là kim loại cứng nhất.
X và Y lần lượt là
Al, Fe.	B. Zn,Cr.	C. Al, Cr.	D. Zn, Fe.
Câu 11: Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y, nhỏ AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 79 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị a là 
0,10.	B. 0,15.	C. 0,20.	D. 0,25.
Câu 12: Trong số các kim loại sau đây: Ag, Cu, Au, Al. Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là
Ag.	B. Cu.	C. Au.	D. Al.
Câu 13: H2 khử được oxit nào dưới đây ?
Al2O3.	B. CaO.	C. MgO.	D. CuO.
Câu 14: Sợi dây đồng được dùng để làm dây phơi quần áo, để ngoài không khí ẩm lâu ngày bị đứt. Để nối lại mối đứt đó, ta nên dùng kim loại nào để dây được bền nhất ?
Al.	B. Cu.	C. Fe.	D. Mg.
Câu 15: Kim loại kiềm nào dưới đây được sử dụng làm tế bào quang điện ?
Li.	B. Na.	C. K.	D. Cs.
Câu 16: Chất được sử dụng để bó bột trong y học và đúc tượng là
Thạch cao nung.	B. Thạch cao sống.	C. Thạch cao khan.	D. Đá vôi.
Câu 17: Hematit đỏ là loại quặng sắt có trong tự nhiên với thành phần chính là
FeCO3.	B. Fe3O4.	C. Fe2O3.	D. FeS2.
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
Đồng sunfat khan được sử dụng để phát hiện dấu vết của nước có trong chất lỏng.
P, C, S tự bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
Trong vỏ trái đất, sắt chiếm hàng lượng cao nhất trong số các kim loại.
Cho bột CrO3 vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được kết tủa màu vàng.
Câu 19: “Nước đá khô” có tính làm lạnh cao nên được sử dụng để bảo quản thực phẩm, ngoài ra còn sử dụng để tạo hiệu ứng khói trong điện ảnh, đám cưới “Nước đá khô” là chất khí nào dưới đây được chuyển sang thể rắn?
N2.	B. CO2.	C. N2O.	D. O2.
Câu 20: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
 Thuốc thử
Mẫu thử
Dung dịch Ba(OH)2
X
Kết tủa trắng, sau đó tan ra 
Y
Khí mùi khai và kết tủa trắng
Z
Có khí mùi khai
T
Có kết tủa nâu đỏ
X, Y, Z, T lần lượt là: 
	A. Al2(SO4)3, NH4NO3, (NH4)2SO4, FeCl3.	B. AlCl3, (NH4)2SO4, NH4NO3, FeCl3.
	C. AlCl3, NH4NO3, (NH4)2SO4 , FeCl3.	D. Al2(SO4)3, (NH4)2SO4 ,NH4NO3, FeCl3.
Câu 21: Hấp thụ hết 0,1 mol CO2 vào dung dịch có chứa 0,08mol NaOH và 0,1 mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X đếnkhi thoát ra 0,08 mol khí CO2 thì thấy hết x mol HCl. Giá trị x là 
0,16.	B. 0,15.	C. 0,18.	D. 0,17.
Câu 22: Nung hỗn hợp gồm m gam Al và 0,04 mol Cr2O3 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl đặc, nóng, vừa đủ (không có không khí) thu được 0,1 mol khí H2 và dung dịch Y. Y phản ứng tối đa với 0,56 mol NaOH(biết các phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí). Giá trị m là 
1,62.	B. 2,16.	C. 2,43.	D. 3,24.
Câu 23: Đun nóng 26,5 gam hỗn hợp X chứa một axit không no (có 1 liên kết đôi C=C trong phân tử) đơn chức, mạch hở và một ancol no đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc làm xúc tác thu được m gam hỗn hợp Y gồm este, axit và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam Y cần dùng 1,65 mol O2, thu được 55 gam CO2. Cho m gam Y tác dụng với 0,2 mol NaOH rồi cô cạn dung dịch được bao nhiêu gam chất rắn khan?
16,1.	B. 18,2.	C. 20,3.	D. 18,5.
Câu 24: Cho m gam hỗn hợp X gồm HCOOC2H5 và CH3COOCH3 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 9,4 gam hỗn hợp 2 ancol. Giá trị m là 
25,9.	B. 14,8.	C. 22,2.	D. 18,5.
Câu 25: Cho 14,58 gam hỗn hợp X gồm chất béo Y và axit Z (trong đó Y được tạo từ glixerol và axit Z) tác dụng vừa đủ với 0,05 mol NaOH, thu được 0,92 gam glixerol. Khối lượng phân tử của axit Z là 
 A. 284 đvC.	B. 282 đvC.	C. 280 đvC.	D. 256 đvC.
Câu 26: Cho dãy các chất: m-CH3COOC6H4CH3; p-HOOCC6H4OH; m-CH3COOC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; ClH3NCH2COOH; p-HOC6H4CH2OH; ClH3NCH2COOCH3; CH3NH3NO3. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là
	A. 3.	B. 6.	C. 5.	D. 4.
Câu 27: Cho 36,24 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 1,2 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,16 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y thấy thoát ra 0,02 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) , đồng thời thu được 174,36 gam kết tủa. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu là
	A. 18,22%.	B. 20,00%.	C. 6,18%.	D. 13,04%.
Câu 28: Hỗn hợp A gồm este đơn chức X và hai este mạch hở Y và Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam A cần vừa đủ 0,295 mol O2, thu được 3,6 gam H2O. Mặt khác 5,6 gam A tác dụng vừa đủ với 0,075 mol NaOH, thu được 1,93 gam hai ancol no, cùng số nguyên tử cacbon, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp T gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn T thì thu được Na2CO3, H2O và 0,1525 mol CO2. % Khối lượng của Y có trong A là
23,6%.	B. 19,8%.	C. 31,4%.	D. 29,7%.
Câu 29: Có hai bình điện phân (1) và bình điện phân (2).Trong đó bình (1) đựng 26,3 ml dung dịch NaOH 2M. Trong bình (2) có chứa m gam hỗn hợp chất tan gồm Cu(NO3)2 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Mắc nối tiếp bình (1) và bình (2). Điện phân dung dịch một thời gian, thu được kết quả như sau 
Thời gian (s)
Bình (1)
 Bình (2)
Khối lượng catot tăng
khí
CM NaOH
 t
m1 (gam)
 khí duy nhất thoát ra
2,17896M
 2t
5/3m1 (gam)
 0,235 mol khí cả 2 cực
2,39308M
(Coi các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị m gần nhất 
53,4.	B. 55,2.	C. 54,6.	D. 51,2.
Câu 30: X có công thức phân tử là C4H9NO2; Y, Z là hai peptit (MY < MZ ) có số nguyên tử nitơ liên tiếp nhau, X, Y, Z đều ở dạng mạch hở. Cho 58,57 gam hỗn hợp A gồm X, Y, Z tác dụng vừa đủ với 0,69 mol NaOH, sau phản ứng thu được 70,01 gam ba muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,13 mol muối của alanin) và 14,72 gam ancol. % Khối lượng của Y có trong A là 
22,14%.	B. 32,09%.	C. 16,73%.	D. 15,47%.
Câu 31: Cho m gam Al vào dung dịch chứa Fe(NO3)3 2M và Zn(NO3)2 4M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 30,7 gam chất rắn Y gồm 2 kim loại. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 4M vào X, đến khi không có phản ứng xảy ra nữa thì thấy cần dùng vừa đúng 250ml. Giá trị của m gần nhất với 
	A. 10. 	B. 11. 	C. 13. 	D. 12.
Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào dung dịch chứa 7,56 gam HNO3 thu được dung dịch X và V lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (đktc). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Giá trị V là
0,336.	B. 0,448.	C. 0,560.	D. 0,672.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
Nguyên tắc sản xuất gang là khử các oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao.
Cu và Fe2O3 tỉ lệ mol 1 : 1 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư.
Trong các kim loại, Crom là kim loại cứng nhất, còn xesi mềm nhất.
Al(OH)3, Cr(OH)3, CrO3 đều tan trong dung dịch NaOH loãng.
Thạch cao nung được sử dụng để bó bột trong y học.
(g) Sr, Na, Ba đều tác dụng mạnh với H2O ở nhiệt độ thường.
Số phát biểu đúng là
3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 34: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 tác dụng với dung dịch chứa 0,28 mol HCl, sau phản ứng chỉ thu được dung dịch Y. Nhỏ AgNO3 tới dư vào dung dịch Y thấy thoát ra 0,01 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 43,42 gam kết tủa. Giá trị m là 
8,32.	B. 8,96.	C. 7,68.	D. 9,60.
Câu 35: Thủy phân hoàn toàn 1 mol tetrapeptit X mạch hở thu được 3 mol glyxin và 1 mol alanin. Số cấu tạo của X thỏa mãn là
3.	B. 5.	C. 6.	D. 4.
Câu 36: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là
Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh lam.
Có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch.
Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím.
Có kết tủa xanh lam, kết tủa không bị tan ra.
Câu 37: Cho các chất sau: HCl, AgNO3, Cl2, KMnO4/H2SO4 loãng, Cu. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
3.	B. 2.	C. 5.	D. 4.
Câu 38: Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin và axit glutamic tác dụng với 0,4 mol HCl thu được dung dịch Y, Y phản ứng tối đa với 0,8 mol NaOH thu được 61,9 gam hỗn hợp muối. % Khối lượng glyxin có trong X là 
50,51%.	B. 25,25%.	C. 43,26%.	D. 37,42%.
Câu 39: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Al2O3 và Na2O vào dung dịch chứa H2SO4 1,3M và HCl 0,2M, sau phản ứng thu được dung dịch Y, nhỏ từ từ Ba(OH)2 đến dư thì thu được kết quả biểu diễn theo đồ thị như sau
 Mol kết tủa
 8,5a
 7,5a
 6,5a
 a
 a 5,5a 6,5a 7a n Ba(OH)2
% Khối lượng Al2O3 có trong hỗn hợp X là
62,2%.	B. 45,13%.	C. 39,69%.	D. 55,23%.
Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(NO3)2 trong dung dịch H2SO4. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối sunfat và 4,48 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Số mol H2SO4 đã phản ứng là
	A. 0,3 mol.	B. 0,4 mol.	C. 0,5 mol.	D. 0,6 mol.
-----------HẾT------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_hoa_hoc_nam_2017_ma_de_13.docx