Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 109

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 109", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 109
Mã đề thi 109
Họ, tên thí sinh :..........................................................................
Số báo danh :...............................................................................
TT LUYỆN THI THANH TƯỜNG
ĐỀ THI THỬ LẦN 1
(Đề thi có 4 trang)
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi Khoa nhọc tự nhiên; Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; 
Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cr = 52; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5.
Câu 1: Trong số các kim loại : Fe, Cu, Al, Ag. Số kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là
A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
Câu 2: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ?
A. polietilen.	B. poli (metyl metacrylat) .
C. nilon-6,6.	D. polibutadien.
Câu 3: Cho các polime sau : poliacrilonitrin, poli(vinyl clorua), polibutadien, policaproamit, số polime được dùng làm tơ sợi là
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 4: Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, tại anot xảy ra quá trình
A. khử Na+.	B. oxi hoá Cl-.	C. khử nước.	D. oxi hoá nước.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Crom là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thuỷ tinh.
B. Quặng manhetit có thành phần chủ yếu là FeCO3.
C. AlCl3 là hợp chất lưỡng tính.
D. Các hợp chất Fe(II) bền hơn hợp chất Fe(III).
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Các amin có nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.
B. Xenlulozơ có mạch phân nhánh, mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm OH tự do.
C. Trong thực tế, glucozơ chỉ tồn tại dạng mạch hở, mỗi phân tử có 5 nhóm OH.
D. Chất béo là nguyên liệu để sản xuất saccarozơ.
Câu 7: Cacbohydrat X là thành phần chính của các loại hạt ngũ cốc, X là nguồn thức ăn quan trọng của con người, trong tự nhiên, X được tạo nên nhờ quá trình quang hợp của cây xanh .X là
A. saccarozơ.	B. glucozơ .	C. xenlulozơ .	D. tinh bột.
Câu 8: Sắt tác dụng với lượng dư chất nào sau đây tạo hợp chất Fe(III) ?
A. lưu huỳnh .	B. dung dịch HCl.
C. dung dịch H2SO4 loãng.	D. dung dịch HNO3 loãng, nguội.
Câu 9: Cho các chất : etyl axetat, triolein, glucozơ, saccarozơ, fructozơ, số chất tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 3 .	B. 1 .	C. 2 .	D. 4.
Câu 10: Cho từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4, hiện tượng xảy ra là
A. dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu lục.
B. dung dịch chuyển từ màu lục sang màu da cam.
C. dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
D. dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
Câu 11: Cho các chất : NH4HCO3, CuSO4, Fe3O4, Cr2O3, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng là
A. 2.	B. 3.	C. 1 .	D. 4.
Câu 12: Trong các chất : FeS, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCl2, FeCO3, Fe(NO3)2, số chất bằng một phản ứng có thể tạo ra Fe2O3 là
A. 5.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 13: HCOOCH3 có tên gọi là
A. metyl axetat.	B. metyl fomat .	C. etyl axetat.	D. metyl propionat.
Câu 14: Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường hơn cả là
A. xăng, dầu.	B. củi, gỗ .	C. khí thiên nhiên.	D. than đá .
Câu 15: Thuỷ phân chất béo X thu được muối của axit oleic. Công thức của X là
A. (C17H35COO)3C3H5.	B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5.	D. C15H31COOC2H5.
Câu 16: Để phân biệt dung dịch Ala - Gly và Gly-Ala-Gly có thể dùng
A. quỳ tím.	B. Cu(OH)2.	C. dung dịch NaOH.	D. dung dịch HCl.
Câu 17: Kim loại nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm ?
A. Al.	B. Ca.	C. Mg .	D. Ag.
Câu 18: Cho Ba(OH)2 đến dư lần lượt vào các dung dịch NaHCO3, CuSO4, (NH4)2SO4, Al(NO3)3. Số thí nghiệm sau khi kết thúc có kết tủa tạo thành là
A. 4.	B. 2.	C. 1 .	D. 3 .
Câu 19: Kim loại Cu được dùng làm lõi dây dẫn điện. Ứng dụng này dựa trên tính chất
A. tính dẻo.	B. có ánh kim.	C. dẫn điện tốt.	D. dẫn nhiệt tốt.
Câu 20: Cho các chất AlCl3, ZnSO4, Al(OH)3, CrO3, số chất tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 21: Cho các phát biểu sau đây : 
 1) NaHCO3 có tính chất lưỡng tính.
 2) KNO3 là những tinh thể không màu, bền trong không khí và tan nhiều trong nước.
 3) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+
4) Bột nhôm có thể tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.
Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
Câu 22: Sacarozơ được cấu tạo từ các gốc
A. và 	B. và 
C. và 	D. và 
Câu 23: Trường hợp nào sau đây kim loại được bảo vệ theo phương pháp điện hoá
A. Ngâm Na trong dầu hoả.	B. Cánh quạt trần được phủ sơn.
C. Tấm tôn lợp được tráng một lớp kẽm mỏng.	D. Mạ niken lên vật bằng sắt.
Câu 24: Số nguyên tử H trong một phân tử axit glutamic bằng
A. 9.	B. 10.	C. 7.	D. 11.
Câu 25: Hoà tan hoàn toàn 38,8 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, FeCO3 trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y chứa một muối duy nhất và 4,48 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm 2 khí trong đó có một khí hoá nâu trong không khí. Tỷ khối của Z so với H2 là 18,5. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 1,28 mol.	B. 1,48 mol.	C. 1,38 mol.	D. 1,58 mol.
Câu 26: Cho một thanh sắt có khối lượng m gam vào dung dịch chứa 0,2 mol HCl và a mol CuCl2, phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt không đổi. Biết tất cả kim loại sinh ra đều bám lên thanh sắt. Giá trị của a là
A. 0,1.	B. 0,7.	C. 0,5.	D. 0,8.
Câu 27: Cho 100ml dung dịch một aminoaxit 0,2M tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,5M, đun nóng. Sau phản ứng , cô cạn cẩn thận dung dịch được 4,34 gam muối khan. Công thức phân tử của X là
A. C6H14O2N2 .	B. C6H13O2N2 .	C. C5H9O4N .	D. C6H12O2N2.
Câu 28: Hỗn hợp X gồm xenlulozơ, glucozơ và saccarozơ. Để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ V lít oxi ( đktc) thu được 5,28 gam CO2 . Giá trị của V là
A. 3,36 lít .	B. 2,688 lít .	C. 1,008 lít.	D. 2,24 lít .
Câu 29: Một phân tử PE có phân tử khối là 35 000. Hệ số trùng hợp của polime này là
A. 1250.	B. 1500.	C. 2500 .	D. 560.
Câu 30: Thực hiện phản ứng xà phòng hoá 8,8 gam etyl axetat với dung dịch chứa 2,4 gam NaOH thu được dung dịch X. Cô cạn X được m gam chất rắn. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là
A. 4,92.	B. 6,6.	C. 8,2.	D. 8,44 .
Câu 31: Cho m gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất h%. Dẫn toàn bộ khí CO2 thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư được m kết tủa . Giá trị của h là
A. 75.	B. 80.	C. 85.	D. 90 .
Câu 32: Cho 23,4 gam hỗn hợp M gồm Na, Ba, Al tác dụng với lượng nước dư thu được 8,96 lít H2 (đktc) còn lại 2,0 gam chất rắn không tan và dung dịch Y. Phần trăm khối lượng của Al trong M là
A. 54,7% .	B. 23,08% .	C. 8,55% .	D. 31,62%.
Câu 33: Hoà tan 46,0 gam hỗn hợp Fe và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 91,425 gam hỗn hợp muối và 3,92 lít H2 (đktc). Số mol HCl đã phản ứng là
A. 1,55.	B. 1,60 .	C. 1,50.	D. 1,40.
Câu 34: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X chứa 0,3 mol CuSO4 và 0,1 mol NaCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 10A, sau thời gian 7720 giây thu được dung dịch Y, khối lượng dung dịch Y giảm m gam so với khối lượng dung dịch X. Giá trị của m gần nhất với
A. 28,6.	B. 27,0 .	C. 34,1.	D. 22,1.
Câu 35: Khi thủy phân hoàn toàn 75,5 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin và 37,5 gam glyxin, 29,25 gam Valin . X là
A. đipeptit.	B. tripeptit.	C. tetrapeptit.	D. pentapeptit.
Câu 36: Nhỏ từ từ V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X chứa hỗn hợp 0,1 mol HCl và 0,15 mol AlCl3 thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của V là
A. 250.	B. 300.	C. 600.	D. 400.
Câu 37: Hỗn hợp E gồm hai este X và Y ( đều no, trong phân tử không có nhóm chức nào khác). Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 41,28 gam muối và hỗn hợp ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối thu được 32,33 gam Na2CO3 còn đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol thu được 26,84 gam CO2 và 15,3 gam nước. Giá trị m gần nhất với
A. 35,6.	B. 35,5.	C. 35,4.	D. 35,7.
Câu 38: Dung dịch X chứa hỗn hợp Ba(AlO2)2, NaAlO2 và NaOH có tổng khối lượng chất tan là m gam. Y là dung dịch H2SO4 1M . Cho từ từ Y vào X, khối lượng kết tủa thu được và số mol H+ của dung dịch Y có mối quan hệ như trên đồ thị. Tại thời điểm cho 250ml dung dịch Y vào X thì khối lượng kết tủa thu được là
0
17,475
23,3
0,2
0,45
 a
m
n(H+)
A. 75,15 gam.	B. 35,00 gam .	C. 40,20 gam.	D. 46,70 gam.
Câu 39: X và Y là hai peptit hơn kém nhau 1 liên kết peptit ( MY > MX ). Z có công thức phân tử trùng với công thức phân tử của alanin. Cho 72,26 gam hỗn hợp E gồm X,Y,Z tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 0,1 mol CH3OH và hỗn hợp gồm 2 muối của hai aminoaxit no, hở, phân tử có 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối này cần 2,79 mol oxi thu được 56,18 gam Na2CO3. Phần trăm theo khối lượng của Y trong E gần nhất với giá trị
A. 34%.	B. 61,5%.	C. 51% .	D. 54%.
Câu 40: Hoà tan hoàn toàn 20,5 gam hỗn hợp X gồm kim loại M, Mg và Zn ( tỷ lệ mol 1:2:2) bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 1,4 mol HCl và x mol KNO3. Phản ứng kết thúc được 2,24 lít NO (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối clorua. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH 1M dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 20,6.	B. 31,4.	C. 11,6.	D. 22,3.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_hoa_hoc_nam_2017_ma_de_10.doc