ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA KHỐI A,B NĂM 2014 THPT LÝ TỰ TRỌNG, CẦN THƠ Thời gian làm bài: 90 phút (Cho số Avogađro N=6.1023, Mg = 24, Al =27, Fe =56, Cu =64, Mg =24, O =16, N =14, Ag =108, O =16, I =127, Na=23, Ba =137, C =12, Ca =40) Học sinh không được sử dụng Bảng HTTH các nguyên tố hóa học. Câu 1: Oxi hóa 0,1 mol ancol etylic thu được m gam hỗn hợp Y gồm axetandehit, nước và ancol etylic (dư). Cho Na (dư) vào m gam hỗn hợp Y, sinh ra V lít khí (đktc). Phát biểu nào sau đây đúng? A. số mol Na phản ứng là 0,2 mol. B. hiệu suất phản ứng của oxi hóa ancol là 100%. C. giá trị của V là 1,12. D. giá trị của V là 2,24. Câu 2: Cho các chất sau: phenol, axit acrylic, etylen glicol, ancol etylic, Cu(OH)2, và dung dịch brom. Số cặp chất phản ứng được với nhau là : A. 4. B. 7. C. 5. D. 6. Câu 3: Chọn phát biểu không đúng: A. Vinyl acrilat cùng dãy đồng đẳng với vinyl metacrilat. B. Phenyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH tạo dung dịch trong đó có hai muối. C. Isopropyl fomiat có thể cho được phản ứng tráng gương. D. Alyl propionat tác dụng dung dịch NaOH thu được muối và anđehit. Câu 4: Cho este X có công thức cấu tạo thu gọn CH3COOC6H5 ( C6H5-: phenyl). Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Xà phòng hóa X cho sản phẩm là 2 muối. B. X được điều chế từ phản ứng giữa phenol và axit tương ứng. C. X có thể tham gia phản ứng thế trên vòng benzen trong các điều kiện thích hợp. D. X là este đơn chức. Câu 5: Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín: (1) Li + N2 (k), (2) Fe2O3 + CO (k), (3) Ag + O2 (k), (4) Cu + Cu(NO3)2 (r), (5) Cu + KNO3 (r), (6) Al + NaCl (r). Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là: Mã đề số: 451 A. (2), (5), (6). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (6). D. (1), (4), (5). Câu 6: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai? A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit. B. Tất cảcác protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit. D. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. Câu 7: Hỗn hợp X gồm một anđehit và một ankin có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hết a mol hỗn hợp X thu được 3a mol CO2 và 1,8a mol H2O. Hỗn hợp X có số mol 0,1 phản ứng được với tối đa 0,14 mol AgNO3 trong NH3 (điều kiện thích hợp). Số mol của anđehit trong 0,1 mol hỗn hợp X là A. 0,03. B. 0,04. C. 0,02. D. 0,01. Câu 8: Có thể tạo thành H2S khi cho A. CuS vào dung dịch HCl. B. FeS tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. C. Khí H2 tác dụng với SO2. D. FeS tác dụng với H2SO4 loãng. Câu 9: Cho hỗn hợp M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Y có tính chất nào trong các tính chất sau đây ? A. Đốt cháy Y tạo ra số mol CO2 bé hơn số mol nước. B. Từ Y có thể điều chế được anđehit axetic. C. Y có thể tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng nhạt. D. Y có một đồng phân cấu tạo, mạch vòng. Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm Fe3O4, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Y (trong điều kiện không có không khí) thu được kết tủa nào sau đây? A. Fe(OH)3 và Fe(OH)2. B. Cu(OH)2 và Fe(OH)3. C. Cu(OH)2 và Fe(OH)2. D. Cu(OH)2 , Fe(OH)2 và Zn(OH)2. Câu 11: Hỗn hợp khí và hơi gồm CH3OH, C2H6, C3H8, C2H5-O-CH3 có tỉ khối hơi so với H2 là 23. Đốt cháy hoàn 11,5 gam hỗn hợp trên thu được V lít CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Giá trị của V là : A. 13,32. B. 11,2. C. 12,32. D. 13,4. Câu 12: Cho sơ đồ sau : X (dư) + Ba(HCO3)2 muối Y + muối Z + CO2 + H2O. Vậy X là : A. NaOH. B. H2SO4. C. NaHSO4. D. HNO3. Câu 13: Hợp chất nào sau đây được dùng để sản xuất xi măng? A. Thạch cao khan. B. Vôi sống. C. Đá vôi. D. Thạch cao sống. Câu 14: Hòa tan hoàn toàn m gam Ba vào 1 lít dung dịch HCl 2aM, thu được dung dịch G và 1,5a mol khí. Dãy gồm các chất đều tác dụng đượcvới dung dịch G là? A. SO2, SO3, Na2S. B. NaHCO3, Al, HNO3. C. Al, Na2S, CO2. D. NaHCO3, Al, NH3. Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện. C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần. D. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện. Câu 16: Chỉ dùng quỳ tím nhận biết được các chất trong dãy các chất sau đây ? A. alanin, lysin, glyxin. B. axit glutamic, alanin, glyxin. C. axit glutamic, alanin, valin. D. axit glutamic, alanin, lysin. Câu 17: Cho dãy các chất: but-2-en, axit acrylic, propilen, ancol anlylic, 2-metylhex-3-en, axit oleic, hexa-1,4-đien. Số chất trong dãy có đồng phân hình học là A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 18: Lấy 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 (với số mol bằng nhau) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HI dư thu được dung dịch X. Cô cạn X được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dụng dịch AgNO3 dư được m gam kết tủa. Xác định m? A. 17,34 gam. B. 19,88 gam. C. 14,10 gam. D. 18,80 gam. Câu 19: Hỗn hợp X gồm HCHO, CH3COOH, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn X cần V lít O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy vào một lượng dư nước vôi trong thu được 50 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 11,2. B. 16,8. C. 7,84. D. 8,40. Câu 20: Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là A. 0,04 và 4,8. B. 0,14 và 2,4. C. 0,07 và 3,2. D. 0,08 và 4,8. Câu 21: Hai chất hữu cơ có công thức cấu tạo như sau: O CH3 O O O CH3 (A) (B) Nhận xét nào sau đây đúng ? A. (A) và (B) là các công thức của hai chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau. B. (A) và (B) là các công thức của hai chất khác công thức phân tử nhưng có cấu tạo tương tự nhau. C. (A) và (B) là các công thức của hai chất có công thức phân tử và cấu tạo đều khác nhau. D. (A) và (B) chỉ là công thức của một chất vì công thức phân tử và cấu tạo đều giống nhau. Câu 22: Tên gọi nào sau đây thuộc loại tên gốc-chức: A. but-1-en. B. axetilen. C. etyl hiđrosunfat. D. cloetan. Câu 23: Cho hỗn hợp gồm Al, BaO và Na2CO3 (có cùng số mol) vào nước dư thu được dung dịch X và chất kết tủa Y. Chất tan trong dung dịch X là: A. Ba(AlO2)2 và Ba(OH)2. B. NaOH và Ba(OH)2. C. NaAlO2. D. NaOH và NaAlO2. Câu 24: Cho phản ứng hoá học: FexOy+ HNO3 fi Fe(NO3)3+ NO2+ H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là: A. 6x+2y. B. 6x-2y. C. 3x+2y. D. 3x-2y. Câu 25: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử X là 1s2 2s22p6 3s23p1. X có đặc điểm nào sau đây: A. Tinh thể chất X có cấu tạo mạng lập phương tâm diện. B. Đơn chất X có tính lưỡng tính. C. Hiđroxit của X tan được trong dung dịch NH3. D. Ô 13, chu kì 3, nhóm IIIB. Câu 26: Clo có hai đồng vị 35Cl và 37Cl, nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Có bao nhiêu nguyên tử 37Cl trong 14,25 gam MgCl2 ? A. 1,35.10 23 . B. 4,5.10 22 . C. 1,8.10 23. D. 4,5.10 23. Câu 27: Cho các phát biểu sau: (a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử (b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen (c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một (d) Natri phenolat tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2. (e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ (f) Dung dịch phenylamoni clorua làm quì tím hóa đỏ. Các phát biểu sai là : A. b, f. B. b, d, e. C. a, b, c, d. D. a, c, f. Câu 28: Cho cân bằng hoá học sau: 2NH3(k) ⇌ N2(k) + 3H2(k). Khi tăng nhiệt độ của hệ thì tỉ khối của hỗn hợp so với hiđro giảm. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Khi tăng nhiệt độ của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B. Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. C. Khi tăng áp suất của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. D. Khi tăng nồng độ của NH3, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Câu 29: Cho 6,84 gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 1,08 gam Ag. Số mol saccarozơ và mantozơ trong hỗn hợp lần lượt là. A. 0,01 mol và 0,01 mol. B. 0,015 mol và 0,005 mol. C. 0,01 mol và 0,02 mol. D. 0,005 mol và 0,015 mol. Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm một amino axit Y (có một nhóm amino) và một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở Z, thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Mặt khác, 0,45 mol X phản ứng vừa đủvới dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là A. 10,95. B. 6,39. C. 6,57. D. 4,38. Câu 31: X là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2 trong đó O chiếm 55,68% về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 50 gam muối, lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được m gam oxit. Giá trị của m là A. 31,44. B. 18,68. C. 23,32. D.12,88g Câu 32: Cho các phát biểu sau: (1) Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng. (2) Các polime đều không tác dụng với axit hay bazơ. (3) Protein là một loại polime thiên nhiên. (4) Cao su buna-S có chứa lưu huỳnh. Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 33: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS2 và Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X chỉ chứa 6,8 gam hai muối sunfat và 2,24 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 3,4. B. 3,6. C. 2,0. D. 2,4. Câu 34: Cho dãy gồm các chất: Na, O2, Cu(OH)2, Cu, C2H5OH, C6H5NH2. Số chất tác dụng được với axit axetic (trong điều kiện thích hợp) là: A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 35: Cho dung dịch X chứa KMnO4 và H2SO4 (loãng) lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, FeSO4,H2S, HCl (đặc), Na2CO3, Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra có tạo sản phẩm khí là: A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 36: Dãy các muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3 ? A. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3. B. NH4Cl, NH4NO3, NH4NO2. C. NH4Cl, CH3COONH4, (NH4)2CO3. D. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3. Câu 37: Muối X có CTPT là CH6O3N2. Đun nóng X với NaOH thu được 1,12 lít khí Y (Y là hợp chất chứa C, H, N và có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Khối lượng muối thu được là: A. 4,1 gam. B. 4,25 gam. C. 3,4 gam. D. 4,15 gam. Câu 38: Nhiệt phân hoàn toàn một muối amoni của axit cacbonic sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm vào 50 gam dung dịch H2SO4 19,6 % thì đủ tạo một muối trung hòa có nồng độ 23,913%. Công thức và khối lượng của muối ban đầu lần lượt là: A. (NH4)2CO3; 9,6 gam. B. NH4HCO3; 9,6 gam. C. NH4HCO3; 11,5 gam. D. (NH4)2CO3; 11,5 gam. Câu 39: Cho các mệnh đề sau: (a) Các halogen đều có số oxi hóa dương trong một số hợp chất. (b) Halogen đứng trước đẩy được halogen đứng sau ra khỏi dung dịch muối. (c) Các halogen đều tan được trong nước. (d) Các halogen đều tác dụng được với hiđro. Số mệnh đề phát biểu sai là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 40: Sắt (III) nitrat (trong nước) oxi hóa được tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây? A. Fe, Cu, KCl, KI. B. Fe, Cu, Ag. C. Fe, Cu, KI, H2S. D. Fe, Cu, KI, Ag. Câu 41: Hoà tan 4,32 gam nhôm kim loại bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 35,52 gam muối. Giá trị của V là A. 3,4048. B. 5,6000. C. 4,4800. D. 2,5088. Câu 42: Axit photphoric và axit nitric cùng có phản ứng với nhóm chất nào sau : A. KOH, NaH2PO4, NH3. B. Na3PO4, NH3, Na2CO3. C. Na2SO4, NaOH, NH3. D. NaOH, Na2CO3, NaCl. Câu 43: Cho các phát biểu sau: (1) Etanal có nhiệt độ sôi cao hơn axit axetic. (2) Etanal cho kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3. (3) Etanal ít tan trong nước. (4) Etanal có thể được điều chế từ axetilen. Những phát biểu không đúng là: A. (1), (2). B. (1), (3). C. (1), (2), (3). D. (3), (4). Câu 44: Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai ? A. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. C. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Câu 45: Cần a mol K2Cr2O7 và b mol HCl để điều chế được 3,36 lít khí Cl2 (đkc). Giá trị của a và b lần lượt là: A. 0,05 và 0,35. B. 0,1 và 0,35. C. 0,05 và 0,7. D. 0,1 và 0,7. Câu 46: Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, fructozơ, glyxylvalin (Gly-val), etylen glicol, triolein. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là: A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 47: X là hỗn hợp 2 este mạch hở của cùng một ancol no, đơn chức và hai axit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 6,16 lít O2 (đktc). Đun nóng 0,1 mol X với 50 gam dung dịch NaOH 20% đến khi phản ứng hoàn toàn, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 15,0. B. 7,5. C. 13,5. D. 37,5. Câu 48: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C6H10. X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa vàng. Khi hiđro hoá hoàn toàn X thu được 2,2- đimetylbutan. X là A. 3,3-đimetylbut-1-in. B. 3,3-đimetylpent-1-in. C. 2,2-đimetylbut-3-in. D. 2,2-đimetylbut-2-in. Câu 49: Hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức Y, Z. Khi cho 1,42 gam hỗn hợp X vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 8,64 gam Ag. Hiđro hóa hoàn toàn 1,42 gam hỗn hợp X thành hỗn hợp ancol X’. Cho toàn bộ hỗn hợp X’ vào bình đựng Na dư thu được 0,336 lít H2 (đktc). Công thức của Y, Z lần lượt là: A. CH3CHO và CH2=CH-CHO. B. HCHO và CH3-CH2-CHO. C. CH2=CH-CHO và CH3CHO. D. HCHO và CH2=CH-CHO. Câu 50: Để tách riêng Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Ni, Fe ở dạng bột (vẫn giữ nguyên khối lượng của Ag ban đầu) thì dung dịch cần dùng là A. Dung dịch FeCl3. B. Dung dịch HNO3 đặc nguội. C. Dung dịch H2SO4 loãng. D. Dung dịch HCl. ----------- HẾT ---------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA KHỐI 1,B NĂM 2014 - THPT LÝ TỰ TRỌNG, CẦN THƠ 1C 2B 3D 4B 5D 6B 7C 8D 9B 10C 11C 12C 13D 14B 15B 16D 17C 18A 19A 20D 21A 22C 23D 24D 25A 26B 27B 28A 29B 30C 31B 32C 33B 34D 35A 36C 37B 38A 39A 40C 41D 42B 43B 44C 45C 46D 47C 48A 49D 50A
Tài liệu đính kèm: