SỞ GD-ĐT TP. ĐÀ NẴNG Tr. THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2013- LẦN 1 Môn: HÓA HỌC - Khối A, B Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Đề thi này gồm có 04 trang MÃ ĐỀ: 132 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Học sinh dùng bút chì tô kín vào vòng tròn có chữ cái tương ứng với lựa chọn đúng trong giấy làm bài Cho nguyên tử khối các nguyên tố: H=1; Na=23; K=39; Mg=24; Ba=137; Al=27; Ni=59; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108; O=16; S=32; N=14; C=12; Cl=35,5; Br=80. Câu 1: Monoclo hóa ankan X tạo 9,64 gam hỗn hợp hai dẫn xuất monoclo đồng phân. Để trung hòa hết HCl sinh ra cần vừa đúng 80ml dung dịch NaOH 1M. X có tên gọi là A. 2,3-đimetylbutan B. 2,2,5,5-tetrametylhexan C. 2-metylpropan D. 3-metylpentan Câu 2: Tổng số nguyên tố hóa học trong 4 chu kỳ đầu tiên của bảng tuần hoàn là A. 18 B. 36 C. 32 D. 60 Câu 3: Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 xM thu được 8,55 gam kết tủa. Thêm tiếp 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 18,8475 gam. Giá trị của x là A. 0,12. B. 0,06. C. 0,09. D. 0,045. Câu 4: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C4H6 là A. 6. B. 9. C. 8. D. 7. Câu 5: Để điều chế nhôm trong công nghiệp, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Điện phân nóng chảy quặng boxit có mặt criolit (Na3AlF6). B. Dùng khí CO hay H2 khử Al2O3 trong lò điện. C. Điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit (Na3AlF6). D. Điện phân dung dịch AlCl3 có vách ngăn. Câu 6: Cho 0,03 mol FeS2 vào dung dịch chứa 0,36 mol HNO3 thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu? A. 5,04 gam. B. 5,76 gam. C. 6,00 gam. D. 6,72 gam. Câu 7: Khuấy kỹ 20 gam hỗn hợp gồm K, Al, Cu trong cốc chứa H2O. Sau khi phản ứng xong thu được m gam chất rắn; 5,6 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chứa 2 chất tan có số mol bằng nhau. Giá trị của m là A. 3,2. B. 6,4. C. 9,5. D. 10,5. Câu 8: Đun nóng NH3 trong bình kín không có không khí một thời gian, rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì thấy áp suất trong bình tăng gấp 1,5 lần. Vậy % NH3 đã bị phân hủy trong thời gian này là A. 100%. B. 75%. C. 25%. D. 50%. Câu 9: Trộn 2 thể tích bằng nhau của 2 hiđrocacbon rồi đốt cháy. Thể tích khí CO2 thu được bằng thể tích H2O. Hai hiđrocacbon thuộc các dãy đồng đẳng A. ankan và ankađien B. ankan và anken C. anken và ankađien D. anken và ankin Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy sau khi ngưng tụ hơi nước thì còn lại hỗn hợp khí có tỉ khối so với hiđro là 19,333. Số công thức cấu tạo của amin là A. 2 B. 1. C. 8. D. 5. Câu 11: Dãy gồm các chất đều có thể cho phản ứng tráng bạc là: A. glucozơ, fructozơ, saccarozơ. B. fomanđehit, tinh bột, glucozơ. C. anđehit axetic, fructozơ, saccarozơ. D. fructozơ, axit fomic, mantozơ. Câu 12: Hỗn hợp X chứa glixerol và một ancol no, đơn chức, mạch hở Y. Cho 20,3 gam X tác dụng với Na dư thu được 5,04 lít H2 (đktc). Mặt khác 8,12 gam X hoà tan vừa hết 1,96 gam Cu(OH)2. Số công thức cấu tạo phù hợp của Y là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 13: Ion OH– không thể phản ứng với toàn bộ các ion trong dãy: A. H+, NH4+ , HCO3–. B. Cu2+, Mg2+, H2PO4–. C. Fe2+, HSO4–, HSO3–. D. Al3+, Ba2+, Fe3+. Câu 14: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí X gồm CO2, CO, H2. Toàn bộ lượng khí X vừa đủ khử hết 48 gam Fe2O3 thành Fe và thu được 10,8 gam H2O. Phần trăm thể tích CO2 trong X là A. 14,29%. B. 28,57%. C. 16,67%. D. 16,14%. Câu 15: Điện phân (dùng điện cực trơ) 200 gam dung dịch CuSO4 20% với cường độ dòng điện 3A, thời gian 1930 giây. Nồng độ phần trăm H2SO4 trong dung dịch sau điện phân là A. 1,26 %. B. 1,49%. C. 1,25%. D. 1,47% Câu 16: Nhiệt phân hoàn toàn 27,300 gam hỗn hợp NaNO3 và Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra cho hấp thụ vào dung dịch NaOH dư thì còn lại 0,100 mol khí. Số mol Cu(NO3)2 trong hỗn hợp đầu là A. 0,055 mol B. 0,100 mol C. 0,125 mol D. 0,075 mol Câu 17: Có 5 dung dịch riêng biệt sau: NH4Cl, NaNO3, Na2CO3, Na2SiO3, Na[Al(OH)4]. Để phân biệt 5 chất trên ta không thể dùng A. dung dịch HCl và dung dịch NaOH. B. dung dịch BaCl2 và dung dịch AgNO3. C. quì tím và dung dịch HCl. D. Cu và dung dịch H2SO4. Câu 18: Cho Fe3O4 dư vào dung dịch chứa hỗn hợp HCl và H2SO4 loãng, số chất tan có trong dung dịch thu được sau khi phản ứng kết thúc là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 19: Phản ứng nào sau đây không tạo ra HBr? A. SO2 + Br2 + H2O ® B. Br2 + HI ® C. NaBr (rắn) + H2SO4 (đặc, nóng) ® D. Br2 + H2O ® Câu 20: Cho các dung dịch sau: glucozơ (1); axit fomic (2); anđehit axetic (3); glixerol (4). Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 21: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: natri axetat, natri phenolat, natri cacbonat là A. dung dịch Ca(OH)2. B. dung dịch BaCl2 C. dung dịch CH3COOH. D. khí CO2. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu thực hiện phản ứng tráng gương thì tỉ lệ của anđehit tham gia và Ag tạo thành là 1: 4. Vậy anđehit thuộc dãy đồng đẳng A. hai chức, no, mạch hở. B. đơn chức, no, mạch hở. C. đơn chức, mạch hở, có một nối đôi C=C. D. hai chức, mạch hở, có một nối đôi C=C. Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 1 ankan và etilen rồi cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng P2O5 dư và bình 2 đựng KOH rắn, dư thấy bình 1 tăng 4,14 gam; bình 2 tăng 6,16 gam. Khối lượng brom trong dung dịch phản ứng vừa đủ với m gam hỗn hợp X là A. 6,00 gam B. 4,00 gam. C. 3,20 gam. D. 1,60 gam Câu 24: Cho các cặp chất sau: dung dịch HI + Fe3O4, nước Br2 + SO2, NH3 + Cl2, dung dịch Fe(NO3)2 + KHSO4, dung dịch FeCl2 + Br2. Số cặp chất có thể xảy ra phản ứng oxi hóa khử là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 25: Cho 3,5 gam chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X (chỉ chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam Ag. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 26: Tỉ khối của hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 đối với H2 là 19,2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y gồm CO và H2 đối với H2 là 3,6. Để đốt cháy x mol Y cần dùng 0,5 mol X. Số mol H2 và CO trong x mol Y lần lượt là A. 0,96 và 0,24. B. 0,48 và 0,12. C. 0,40 và 0,10. D. 0,048 và 0,012. Câu 27: Cho sơ đồ phản ứng: X + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Có bao nhiêu chất ứng với X thỏa mãn phản ứng trên? A. 4 B. 5. C. 6 D. 3 Câu 28: Cho các chất sau: vinyl axetat, metylamoni clorua, etyl fomat, natri axetat và ancol etylic. Có bao nhiêu chất tác dụng với NaOH với điều kiện phản ứng thích hợp? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 29: Hỗn hợp nào sau đây không tan hết trong nước nhưng tan hoàn toàn trong nước có hòa tan CO2? A. MgCO3, BaCO3, CaO B. CaSO4, Ca(OH)2, MgCO3 C. MgCO3, CaCO3, Al(OH)3 D. Al2O3, CaCO3, Na2O Câu 30: Công thức hợp chất với hiđro của nguyên tố R là RH2. Trong hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của R chứa 32,653% R về khối lượng. Nguyên tử khối của R là A. 32 B. 24 C. 16 D. 40 Câu 31: Oxi hóa hoàn toàn V lít amin X (ở thể khí) bằng CuO thu được 7V lít hỗn hợp khí và hơi. Sau khi ngưng tụ còn lại 3V lít khí. Số đồng phân cấu tạo chức amin của X là A. 4 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 32: Nung nóng hỗn hợp bột X gồm Al và Fe3O4 thu được 31,30 gam hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 18,40 gam hỗn hợp Z và có 3,36 lít khí thoát ra (đktc). Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp Z là A. 32,59 % B. 74,12 % C. 91,37 % D. 67,41 % Câu 33: Polime không bị thuỷ phân bởi dung dịch axit hoặc dung dịch kiềm là A. tơ capron. B. poli(vinyl axetat). C. tơ nilon-7. D. polietilen. Câu 34: Crackinh butan thu được hỗn hợp khí X gồm nhiều ankan, anken và H2 có tỉ khối hơi đối với metan bằng 2,9. Hiệu suất của phản ứng crackinh là A. 80%. B. 12,5%. C. 25%. D. 62,5%. Câu 35: Cho 14,040 gam nhôm tan hết trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch chỉ chứa một muối và hỗn hợp ba khí thoát ra theo tỉ lệ: Tổng thể tích hỗn hợp ba khí trên ở điều kiện tiêu chuẩn là A. 4,480 lít. B. 2,688 lít. C. 58,240 lít. D. 1,493 lít. Câu 36: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,0200 mol C2H2 và 0,0300 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni) thu được hỗn hợp Y. Cho Y từ từ qua bình chứa dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng bình Br2 tăng m gam, số mol Br2 phản ứng là x, và có 0,0125 mol hỗn hợp khí Z thoát ra. Tỉ khối hơi của Z đối với H2 là 10,08. Giá trị của m và x lần lượt là A. 0,585 và 0,005. B. 0,328 và 0,0256. C. 0,585 và 0,01. D. 0,328 và 0,0144. Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trùng hợp CH3COOCH=CH2 ta thu được poliacrilat. B. Trùng hợp CH3CH=CHCl ta thu được PVC. C. Trùng ngưng caprolactam ta thu được tơ nilon-6. D. Trùng ngưng H2N-[CH2]6-COOH ta thu được tơ enang. Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam hỗn hợp X gồm 2 axit A, B là đồng đẳng của nhau và có cùng số mol. Sau phản ứng thu được 6,6 gam CO2 và 2,7 gam H2O. Biết rằng X không làm mất màu nước brom, tổng số đồng phân cấu tạo chức axit của A và B là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 39: Hợp chất hữu cơ no (X) chỉ chứa các nhóm chức có khả năng phản ứng với Na. Khi phản ứng hết với Na thì số mol H2 sinh ra luôn bằng số mol X đã phản ứng. Cho 1,18 gam X tác dụng hết với NaHCO3 thu được khí CO2 và 1,40 gam muối. Công thức phân tử của X là A. C5H10O3. B. C6H8O2. C. C3H6O3. D. C4H6O4. Câu 40: Hòa tan hết 10 gam hỗn hợp gồm Fe, Zn, Cu bằng 200 gam dung dịch HNO3 31,5%. Khối lượng dung dịch sau phản ứng là 208,18 gam và có 0,05 mol hỗn hợp khí gồm NO2, NO bay ra. Nồng độ phần trăm HNO3 trong dung dịch sau phản ứng là A. 26,46% B. 25,20%. C. 25,42%. D. 10,29%. Câu 41: Phản ứng nào sau đây không đúng? A. 8Al + 3Fe3O4 4Al2O3 + 9Fe B. Fe(NO3)2 + AgNO3 ® Fe(NO3)3 + Ag C. CuCl2 + Zn ® Cu + ZnCl2 D. MgO + H2 Mg + H2O Câu 42: Trong các chất sau: ancol etylic, etilen, axetilen, vinyl fomat; có bao nhiêu chất có thể điều chế anđehit axetic bằng một phản ứng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 este là đồng phân của nhau cần vừa đủ V lít khí O2 và thu được 6,72 lít khí CO2 (các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của V là A. 6,72 B. 10,08 C. 7,84 D. 3,92 Câu 44: Dung dịch axit aminoaxetic không tác dụng với A. dung dịch NaNO2/CH3COOH. B. CH3OH/HCl. C. CaCO3. D. dung dịch H2SO4 loãng. Câu 45: Cho bột Fe vào dung dịch chứa 0,005 mol H2SO4; 0,04 mol NiSO4 và 0,05 mol CuSO4. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn có khối lượng tăng so với khối lượng chất rắn ban đầu 0,18 gam. Số mol Fe tham gia phản ứng là A. 0,055. B. 0,065. C. 0,075. D. 0,085. Câu 46: Để tách khí H2S ra khỏi hỗn hợp với khí HCl, người ta dẫn hỗn hợp qua lượng dư dung dịch A. Pb(NO3)2 B. AgNO3 C. NaOH D. NaHS Câu 47: Cho các chất sau: phenol, anilin, toluen, vinylbenzen, axit acrilic, etylen glicol, natri fomat, có bao nhiêu chất phản ứng với nước brom? A. 5 B. 6 C. 3 D. 4 Câu 48: Nung hỗn hợp gồm 11,20 gam Fe và 2,60 gam Zn với bột S dư được hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch H2SO4 loãng dư, khí sinh ra phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch Fe2(SO4)3 15,20% (D = 1,20 g/ml). Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của V là A. 526,32 B. 566,67 C. 175,44 D. 757,90 Câu 49: Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng phương pháp A. dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng. B. điện phân dung dịch muối clorua bão hoà tương ứng có vách ngăn. C. điện phân nóng chảy muối clorua khan của mỗi kim loại. D. dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao. Câu 50: Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 0,5M. Sau phản ứng thu được 11,1 gam muối khan. Công thức phân tử của X là A. C3H7O2N B. C4H10O2N2 C. C2H5O2N D. C4H8O2N2 ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Tài liệu đính kèm: