Đề thi THPT quốc gia Địa lí lớp 12 năm 2017 - Trường THPT An Phúc

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi THPT quốc gia Địa lí lớp 12 năm 2017 - Trường THPT An Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi THPT quốc gia Địa lí lớp 12 năm 2017 - Trường THPT An Phúc
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT AN PHÚC
 (Đề thi có 05 trang)
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: ĐỊA LÍ
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)
Họ, tên thí sinh:..........................................................................Số báo danh:.............................................
Câu 1. Nhận định không đúng về lãnh hải nước ta là:
A. Có độ sâu khoảng 200m.
B. Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển
C. Có chiều rộng 12 hải lí, song song cách đều đường cơ sở
D. Được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
Câu 2. Các cao nguyên đá vôi nằm chủ yếu ở vùng nào?
A. Vùng núi Trường Sơn Bắc	B. Vùng Tây Nguyên
C. Vùng Đông Nam Bộ	 D. Vùng núi Tây Bắc
Câu 3. Bão ảnh hưởng mạnh nhất ở vùng
A. Đồng bằng sông Cửu Long.	 B. Đồng bằng sông Hồng.	
C. Đông Nam Bộ.	 D. Bắc Trung Bộ.
Câu 4. Thời gian hoạt động của gió mùa mùa Đông là
A. Từ tháng V đến tháng X	B. Quanh năm
C. Từ tháng VI đến tháng XII	D. Từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
Câu 5. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi:
A. Vị trí giáp biển Đông
B. Nước ta giáp Trung Quốc.
C. Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi.
D. Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 6. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta là nơi có
A. hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung.	B. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
C. đồng bằng châu thổ mở rộng.	D. đầy đủ 3 đai khí hậu ở miền núi.
Câu 7. Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta là do
A. thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô.	B. hạn hán, bão, lũ.
C. bão, lũ, trượt lở đất.	D. thời tiết không ổn định.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh Pu Tha Ca thuộc vùng núi nào ở nước ta?
A. Trường Sơn Bắc.	 B. Tây Bắc.	C. Đông Bắc.	D. Trường Sơn Nam.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu phía Nam không có khu vực khí hậu nào sau đây:
A. Đông Nam Bộ.	B. .
C. Tây Nguyên.	D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 10. Nguồn lao động nước ta tăng trung bình mỗi năm khoảng?
A. 0,5 triệu người.	B. 1 triệu người.	C. 1,8 triệu người	D. 2,5 triệu người.
Câu 11. Đô thị nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc trung ương? 
 A. Hải Phòng .	B. Hà Nội	C. Cần Thơ	 D. Biên Hòa
Câu 12. Hiện nay, tỉ suất sinh của dân số nước ta tương đối thấp là do:
A. Số người quá độ tuổi sinh đẻ cao	
B. Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. 
C. Chiến tranh chấm dứt
D. Đời sống nhân dân khó khăn 
Câu 13. Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở: 
A. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và cơ cấu kinh tế hợp lí
B. Thành phần ngoài Nhà nước tăng nhanh tỉ trọng
C. Tốc độ tăng trưởng cao và bảo vệ môi trường 	
D. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng.
Câu 14. Cho bảng số liệu:
	TỔNG KIM NGẠCH XUẤT – NHẬP KHẨU HÀNG HÓA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000-2014
	(Đơn vị: triệu USD)
Năm
Tổng số
Xuất khẩu
Nhập khẩu
2000
30 119,2
14 482,7
15 636,5
2005
69 208,2
32 447,1
36 761,1
2010
157 075,3
72 236,7
84 838,6
2012
228 309,6
114 529,2
113 780,4
2014
298 066,2
150 217,1
147 849,1
	Để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch, kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.	D. Biểu đồ kết hợp cột chồng - đường.
Câu 15. Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng:
A.Trung du và miền núi Bắc Bộ. 	B. Duyên hải Nam Trung Bộ. 
C. Tây Nguyên. 	D. Đông Nam Bộ. 
Câu 16. Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng hải sản, nhờ có:
A. nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, đầm phá	B. bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng. 
C. nhân dân có kinh nghiệm nuôi trồng	D. phương tiện đánh bắt hiện đại. 
Câu 17. Nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng
A. ĐBSCL và ĐBSH 	B. ĐBSH và ĐNB	C. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên D. DHNTB. 
Câu 18. Than nâu có trữ lượng hàng chục tỉ tấn tập trung chủ yếu ở: 
A. TD&MNBB. 	 B. Thềm lục địa
C. Tỉnh Quảng Ninh 	D. ĐBSH, Lạng Sơn
Câu 19. Hiện nay, nguồn điện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng điện là:
A. Thủy điện	 B. Nhiệt điện từ diezen và tuốc bin khí. 
C. Nhiệt điện từ than 	D. Điện mặt trời. 
Câu 20. Hướng phát triển chủ đạo của ngành bưu chính trong thời gian tới là:
Đẩy mạnh các hoạt động công ích, phục vụ xã hội
Mở các hoạt động kinh doanh mới
Cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm đạt trình độ ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.
Tăng cường xây dựng các cơ sở văn hóa tại vùng nông thôn
Câu 21. Vùng có số lượng khu công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay là: 
	A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 	B. Tây Nguyên. 
	C. Đông Nam Bộ. 	D. Đồng bằng sông Cửu Long. 
Câu 22. Ý nào sau đây không phải là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển giao thông đường biển? 
A. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió. 	
B. Nhiều đảo, quần đảo ven bờ. 	
C. Có các dòng biển chạy ven bờ. 	
D. Nằm trên đường hàng hải quốc tế. 
Câu 23. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là
A. Bắc Mĩ. 	B. Tây Âu. 	C. Trung Quốc. 	D. châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu. 
Câu 24. Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là 
A. Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long. 	
B. Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. 
C. Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
D. Phố cổ Hội An, Huế.
Câu 25. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số năm 2007 từ 200001 người đến 500000 người ?
A. Đà Nẵng.	B. Biên Hòa.	C. Cần Thơ.	D. Hạ Long
Câu 26. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết thị trường xuất – nhập khẩu lớn nhất của nước ta năm 2007 là
A. Hoa Kì.	B. Xingapo.	C. Nhật Bản.	D. Trung Quốc.
Câu 27. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết vùng kinh tế trọng điểm miền trung không có tỉnh nào ?
A. Quảng Bình.	B. Quảng Ngãi. C. Bình Định	D. Quảng Nam
Câu 28. 
Cho biểu đồ sau:
 Biểu đồ tỉ suất sinh, tỉ suất tử của nước ta giai đoạn 1960-2014.
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng ?
A.Tỉ suất sinh của nước ta liên tục giảm. 
B.Tỉ suất tử của nước ta không biến động.
C.Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng tăng.
D.Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm chủ yếu do tỉ suất tử tăng.
Câu 29. 
Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM VÀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM 
 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp lâu năm
1975
210,1
172,8
1985
600,7
470,3
1995
716,7
902,3
2000
778,1
1451,3
2005
861,5
1633,6
2014
711,1
2133,5
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)
Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?
Giai đoạn 1975-2014, diện tích cây công nghiệp hàng năm có tốc độ tăng nhanh hơn diện tích cây công nghiệp lâu năm.
Giai đoạn 1975-1985, diện tích cây công nghiệp hàng năm ít hơn diện tích cây công nghiệp lâu năm.
Giai đoạn 1995-2014, diện tích cây công nghiệp lâu năm ít hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm.
Giai đoạn 1975-2014, diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng 7,4 lần.
Câu 30. Ý nào sau đây không đúng với dân cư-xã hội của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ? 
A. Là vùng mật dộ dân số thấp	B. Có nhiều dân tộc ít người. 
C. Là vùng có căn cứ địa cách mạng. 	D. Trình độ dân trí cao.
Câu 31. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. có nhiều điều kiện phát triển kinh tế liên hoàn đất liên – biển – đảo.
B. vùng có tiềm lực kinh tế mạnh nhất và trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.
C. vùng có số lượng và chất lượng lao động tốt vào loại hàng đầu cả nước	
D. là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. 
Câu 32. Loại đất có diện tích lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long là 
A. đất phù sa ngọt	B. đất phèn C. đất mặn. 	D. đất xám phù sa cổ.
Câu 33. Cho biểu đồ sau: Diện tích rừng và độ che phủ rừng qua các năm của nước ta. 
Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là không đúng
	A. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta tăng 3,3 triệu ha, tăng không liên tục.
	B. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn tổng diện tích rừng.
	C. Độ che phủ rừng của nước ta tăng liên tục.
	D. Độ che phủ rừng của nước ta tăng 18,4% và tăng liên tục.
Câu 34. Tất cả các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ đều có thể phát triển cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp. Sự hình thành cơ cấu này là do sự đa dạng về:
A. khí hậu. 	B. địa hình.	C. tài nguyên nước. 	D. tài nguyên rừng.
Câu 35. Trong khai thác hải sản, Duyên hải Nam Trung Bộ có gì khác so với Bắc Trung Bộ
A. Duyên hải Nam Trung Bộ có ít thuận lợi hơn
B. Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi hơn
C. cả hai vùng có điều kiện như nhau.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng đánh bắt ít hơn 
Câu 36. Tây Nguyên có các cây công nghiệp nhiệt đới tiêu biểu là :
A. cà phê, hồ tiêu, bông. 	 B. cao su, hồ tiêu, chè. 
C. cà phê, cao su, hồ tiêu. 	D. cà phê, điều, bông. 
Câu 37. Vấn đề cần được quan tâm nhất khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở ĐNB là: 
A. Kĩ thuật 	B. Lao động C. Khí hậu D. Năng lượng
Câu 38. Khó khăn lớn nhất trong phát triển nông nghiệp vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. thiếu nước ngọt.	C. xâm nhập mặn và phèn. 
B. thủy triều tác động mạnh.	 D. cháy rừng
Câu 39. Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là 
A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. 
B. Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. 
C. Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu. 
D. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng. 
Câu 40. Cho biểu đồ sau:
 Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành của nước ta năm 2005 và 2014(%)
Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng.
 A. Tỉ lệ lao động khu vực nông-lâm ngư nghiệp thấp nhất.
	B. Cơ cấu lao động của nước ta đang chuyển dịch phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa đất nước.
	C. Cơ cấu lao động theo ngành không có sự thay đổi.
	D. Tổng số lao động nước ta không thay đổi trong giai đoạn trên.
----------- HẾT ----------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_MT_44_NGHIA HUNG.doc