Đề thi Olympic lớp 8 năm học 2014 - 2015 môn thi: Ngữ Văn - Trường THCS Thanh Cao

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3372Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic lớp 8 năm học 2014 - 2015 môn thi: Ngữ Văn - Trường THCS Thanh Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Olympic lớp 8 năm học 2014 - 2015 môn thi: Ngữ Văn - Trường THCS Thanh Cao
Phòng GD-ĐT Thanh Oai ĐỀ THI VIOLIMPIC LỚP 8
Trường THCS Thanh Cao MÔN: Ngữ văn
 Năm học : 2014 - 2015 
 ( Thời gian làm bài 120 phút) 
Câu 1: (4 điểm).
	Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau:
 "Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
 Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu
 Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
 Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ"
 ("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như).
Câu 2: (6 điểm).
	Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng nhân dịp Tết năm 1946, Bác Hồ viết:
	"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội."
	Trình bày suy nghĩ của em về lời dạy trên bằng một trang giấy thi.
Câu 3 (10 điểm) 
 Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
 Qua đoạn trích: “Tức nước vỡ bờ” ( Ngô Tất Tố ), “ Lão Hạc”
 ( Nam Cao ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 - Hết -
Phòng GD-ĐT Thanh Oai 
Trường THCS Thanh Cao 
 HƯỚNG DẪN CHẤM VIOLIMPIC LỚP 8 
 MÔN: Ngữ văn 
 Năm học : 2014 - 2015 
Câu 1: (4điểm).
1. Về hình thức: Đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát; văn viết có cảm xúc. (0,5đ)
 2. Về nội dung: Cần nêu và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật cũng như giá trị diễn đạt nội dung trong đoạn thơ:
	+ Nhân hóa: trăng được gọi như người (trăng ơi trăng), trăng cũng "bước nhẹ chân", "yên lặng cúi đầu", "canh giấc ngủ" (0,5 đ) --> Trăng cũng như con người, cùng nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác. (0,25 đ) ; Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người (0,25 đ) 
	+ Điệp ngữ: "nhẹ", "trăng" (0,5đ) 
	- "Nhẹ": nhấn mạnh, thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của mọi người muốn giữ yên giấc ngủ cho Bác. (0,25 đ)
	- "Trăng": Lời nhắn nhủ làm cho trăng trở nên gần gũi với người (0,25đ)
	+ Ẩn dụ: "ngủ" (trong câu thơ thứ ba) (0,25 đ) --> Tấm lòng lo lắng cho dân cho nước suốt cuộc đời của Bác (0,25 đ) --> Ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác. (0,25 đ)
	+ Nói giảm nói tránh: "ngủ" (trong câu thơ thứ tư) (0,25 đ) --> làm giảm sự đau thương khi nói về việc Bác đã mất (0,25 đ) --> Ca ngợi sự bất tử, Bác còn sống mãi. (0,25 đ).
	* Đoạn thơ là cách nói rất riêng và giàu cảm xúc về tình cảm của nhà thơ nói riêng và của nhân dân ta nói chung đối với Bác Hồ. (0,5 đ)
Câu 2: (6 điểm).
A. YÊU CẦU:
 a. Kỹ năng:
	- HS làm theo kiểu bài nghị luận xã hội.
	- Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm; sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả một cách hợp lí.
	- Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
	- Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,...
 b. Nội dung:
	- Làm rõ quan điểm của Bác về tuổi trẻ qua câu nói: đề cao, ca ngợi vai trò của tuổi trẻ đối với xã hội.
	- Đưa ra được ý kiến về bổn phận, trách nhiệm của bản thân và thế hệ trẻ hiện nay.
	* Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài:
	- Dẫn dắt vấn đề: Từ thực tế lịch sử dân tộc hoặc từ quy luật của thiên nhiên tạo hoá.
	- Nêu vấn đề: Quan điểm của Bác về tuổi trẻ: đề cao, ca ngợi vai trò của tuổi trẻ đối với xã hội.
II. Thân bài:
 1. Giải thích và chứng minh câu nói của Bác:
	a/ Một năm khởi đầu từ mùa xuân:
	- Mùa xuân là mùa chuyển tiếp giữa đông và hè, xét theo thời gian, nó là mùa khởi đầu cho một năm.
	- Mùa xuân thường gợi lên ý niệm về sức sống, hi vọng, niềm vui và hạnh phúc.
	b/ Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ:
	- Tuổi trẻ là quãng đời đẹp nhất của con người, đánh dấu sự trưởng thành của một đời người.
	- Tuổi trẻ cũng đồng nghĩa với mùa xuân của thiên nhiên tạo hoá, nó gợi lên ý niệm về sức sống, niềm vui, tương lai và hạnh phúc tràn đầy.
	- Tuổi trẻ là tuổi phát triển rực rỡ nhất về thể chất, tài năng, tâm hồn và trí tuệ.
	- Tuổi trẻ là tuổi hăng hái sôi nổi, giàu nhiệt tình, giàu chí tiến thủ, có thể vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đạt tới mục đích và ước mơ cao cả, tự tạo cho mình một tương lai tươi sáng, góp phần xây dựng quê hương.
	c/ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội:
	Tuổi trẻ của mỗi con người cùng góp lại sẽ tạo thành mùa xuân của xã hội. Vì:	- Thế hệ trẻ luôn là sức sống, niềm hi vọng và tương lai của đất nước.
	- Trong quá khứ: biết bao tấm gương các vị anh hùng liệt sĩ đã tạo nên cuộc sống và những trang sử hào hùng đầy sức xuân cho dân tộc.
	- Ngày nay: tuổi trẻ là lực lượng đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh. Cuộc đời họ là những bài ca mùa xuân đất nước.
 2. Bổn phận, trách nhiệm của thanh niên, học sinh:
	- Làm tốt những công việc bình thường, cố gắng học tập và tu dưỡng đạo đức không ngừng.
	- Phải sống có mục đích cao cả, sống có ý nghĩa, lí tưởng vì dân vì nước. Lí tưởng ấy phải thể hiện ở suy nghĩ, lời nói và những việc làm cụ thể.
 3. Mở rộng: Lên án, phê phán những người để lãng phí tuổi trẻ của mình vào những việc làm vô bổ, vào những thú vui tầm thường, ích kỉ; chưa biết vươn lên trong cuộc sống; không biết phấn đấu, hành động vì xã hội,...
III. Kết bài:
	- Khẳng định lời nhắc nhở của Bác là rất chân thành và hoàn toàn đúng đắn.
	- Liên hệ và nêu suy nghĩ của bản thân....
B. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
 + Đáp ứng những yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót nhỏ. --> (5 - 6 điểm).
 + Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng; diễn đạt tương đối lưu loát. Còn lúng túng trong việc vận dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm; mắc một số lỗi về chính tả hoặc diễn đạt. --> (3,0 - 4,5 điểm).
 + Bài làm nhìn chung tỏ ra hiểu đề. Xây dựng hệ thống luận điểm thiếu mạch lạc. Còn lúng túng trong cách diễn đạt. --> (1 - 2,5 điểm).
 + Sai lạc cơ bản về nội dung/ phương pháp. --> (0,5 điểm).
Câu 3 (10 điểm) 
1) Yêu cầu chung:
 - Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học).
 - Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm.
 - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn
2) Yêu cầu cụ thể:
1, Mở bài : 
 Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. (1 điểm)
2, Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể : 
- Là một người vợ giàu tình thương : Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm) - Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng . (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm) 
* Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở :
 - Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm) 
 - Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm)
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng :
* Chị Dậu 
 Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm) * Lão Hạc : 
 Số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng). (1 điểm) 
c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm.
 Tác phẩm đã bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất (1 điểm) 
 3, Kết bài : Khẳng định lại vấn đề. (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm)
 ¡ Về hình thức : (1 điểm)
 Bố cục rõ ràng, đầy đủ, trình bày sạch đẹp, diễn đạt lưu loát, ít sai chính tả. 
Bài làm đúng thể loại. (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng). 
 L­u ý chung
 * KhuyÕn khÝch nh÷ng bµi cã nh÷ng ý t­ëng s¸ng t¹o, nh÷ng ph¸t hiÖn ®éc ®¸o mµ hîp lý, cã søc thuyÕt phôc, bµi viÕt cã c¸ tÝnh, giäng ®iÖu, c¶m xóc riªng.

Tài liệu đính kèm:

  • docOlympic van 8 20142015TC.doc