Đề thi Olympic lớp 8 năm học 2014 - 2015 môn thi: Ngữ Văn - Trường THCS Kim Thư

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3268Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic lớp 8 năm học 2014 - 2015 môn thi: Ngữ Văn - Trường THCS Kim Thư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Olympic lớp 8 năm học 2014 - 2015 môn thi: Ngữ Văn - Trường THCS Kim Thư
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI 
Trường THCS Kim Thư
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8
 Năm học 2013-2014
Môn: Ngữ văn
 ( Thời gian 120 phút )
Câu 1: (4,0)
	Trong bài thơ “Quê hương”, Tế Hanh viết:
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
và
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
	Tìm, nêu giá trị phép tu từ trong các câu thơ đó.
Câu 2(6đ)
Suy nghĩ của em về ý nghĩa giáo dục của câu chuyện sau đây:
 Bài thuyết giảng
 Tại ngôi làng nhỏ, vào ngày chủ nhật, có vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống. Hôm nay ông đến thăm nhà của cậu bé vốn không hề muốn chơi hay kết bạn với ai.
 Cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm.
 Trong im lặng, hai người cung ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó sang bên cạnh lò sưởi.
 Rồi ông lại ngồi xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.
 Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn.
 Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm nhà khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh đặt vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó.
 Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông nói:
 - Cám ơn bài thuyết giảng của bác! 
Câu 3 ( 10 điểm) Chứng minh tình cảm yêu nước của nhân dân ta thể hiện qua ba áng văn: "Chiếu dời đô"(Lý Công Uẩn); "Hịch tướng sĩ" ( Trần Quốc Tuấn) và " Nước Đại Việt ta" ( Trích "Bình Ngô Đại Cáo" Nguyễn Trãi).
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM VĂN 8
 Câu 1: Câu 1: (4,0đ)
* Về nội dung: 
- Chỉ nghệ thuật so sánh: “Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã”. 0,5đ
- Tác dụng”
+ Diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi. 0,5đ
+ Toát nên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng của con thuyền, đó cũng chính là khí thế lao động đầy hứng khởi, dạt dào sức sống của người dân làng chài. 0,5đ
- Chỉ ra nghệ thuật nhân hóa được thể hiện qua các từ ngữ: “im, mỏi, trở về, nằm, nghe”. 0,5đ
Tác dụng của biện pháp nhân hóa: 
 + Biến con thuyền vô tri, vô giác trở nên sống động, có hồn như con người. 0,5đ
 + Các từ “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm nhận được giây phút nghỉ ngơi thư giãn của con thuyền, giống như con người, sau một chuyến ra khơi vất vả cực nhọc, trở về. 0,5đ
 + Từ “nghe” gợi cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết chât muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da thịt của mình; cũng giống như những con người từng trải, với con thuyền, vị muối càng ngấm vào nó thì nó như càng dày dạn lên. Hình ảnh con thuyền vất vả cực nhọc đống nhất với với cuộc sống người dân chài. 0,5đ
* Về hình thức: Có sự liên kết đối chiếu làm nổi bật sự khác nhau trong hình ảnh con thuyền ở mỗi khổ thơ. Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không sai, mắc các lỗi câu. 0,5đ
Câu 2 (6đ) Bài thuyết giảng:
* Yêu cầu về kĩ năng: (1 điểm )
 - Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí.
 - Hệ thống ý ( luận diểm)rõ ràng và được triển khai tốt.
Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung: (5 điểm )
 - Nhận xét khái quát câu chuyện:
 + Điều thú vị ở chỗ truyện có tựa đề là Bài thuyết giảng nhưng vị giáo sư lại không hề nói một câu nào. Ông trực tiếp dùng cục than hồng trong bếp lò làm một ẩn dụ để kín đáo gửi gắm vào đó những điều muốn nói. Cách thuyết giảng có tính trực quan và đặc biệt đã tác động tích cực và mạnh mẽ đến cậu bé. (1 điểm )
Chỉ ra được ý nghĩa giáo dục của câu chuyện.
 + Khuyên con người phải sống hòa nhập với tập thể, với cộng đồng. Bời vì chỉ như thế mỗi cá nhân mới có thể tồn tại và tỏa sáng. (1,0 điểm)
Bàn luận về ý nghĩa giáo dục và rút ra bài học.
 Truyện đã đưa ra một lời khuyên hoàn toàn đúng đán, bởi vì:
 + Chỉ khi hòa nhập mình vào tập thể, cá nhân mới có thể tìm thấy niềm vui, mới phát huy được năng lực, sở trường và sức mạnh của chính mình..
( học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm)
+ Nếu tách rời tập thể thì cá nhân sẽ cô đơn, sẽ không thể và khó phát huy được mình ( học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm)
Trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể và cộng đồng: Trân trọng, bảo vệ và luôn có ý thức hòa mình vào tập thể(1 điểm)
Câu 3 ( 10 điểm ) 
a. Yêu cầu về kĩ năng: (1đ)
 - Biết vận dụng kiểu bài nghị luận 
 - Bố cục mạch lạc, các luận điểm, luận cứ rõ ràng.
 - Cách lập luận chặt chẽ, lô gic.
 - Bài viết trong sáng, không mắc lỗi chính tả,dùng từ ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
 Mở bài: (1,5đ)
 - Dẫn dắt vào đề: Tự nhiên, khéo léo, hơp lí.
 - Nêu vấn đề: Sáng, rõ, đúng bản chất của bài văn nghị luận.
Thân bài ( 6đ)
 Tình cảm yêu nước được thể hiện qua các ý sau:
* Qua ba áng văn chúng ta cảm nhận được tấm lòng của những người luôn lo lắng, nghĩ suy cho dân, cho nước.
 + Vừa lên ngôi, Lý Thái Tổ đã nghĩ đến việc dời đô, chọn một vùng đất mới để xây kinh đô nhằm làm cho nước cường, dân thịnh. (0,5đ)
 + Trần Quốc Tuấn lo lắng, căm giận, đau xót trước cảnh đất nước bị xỉ nhục...(0,5)
 + Nỗi niềm dân nước với Nguyễn Trãi không chỉ là niềm trăn trở mà trở thành lý tưởng mà ông tôn thờ: “ Việc nhân nghĩa ... trừ bạo.” (0,5đ)
* Tình cảm yêu nước được phát triển thành một khát vọng lớn lao: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường. 
 + Trong “ Chiếu dời đô” thể hiện nguyện vọng xây dựng đất nước phồn thịnh với sự trị vì của các đế vương muôn đời - quyết tâm dời đô(0,5đ)
 + “Hịch tướng sĩ ” biểu thị bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, sẵn sàng xả thân vì nước(.0,5đ)
 + “ Nước Đại Việt ta”, khát vọng ấy đã trở thành chân lý độc lập(0,5đ)
* Càng yêu nước càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình. 
+ Nhà Lý tuy mới thành lập nhưng vững tin ở thế và lực của đất nước, định đô ở vùng đất “ Rộng mà bằng, cao mà thoáng”...(1đ)
 + Hưng Đạo Vương khẳng định với tướng sĩ có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt(1đ.)
 + Nguyễn Trãi tự hào về đất nước có nền văn hiến, có truyền thống đánh giặc chống ngoại xâm, có anh hùng hào kiệt.(1đ)
 Kết bài: (1,5đ)
 - Khẳng định khái quát lại vấn đề.
 - Suy nghĩ riêng của bản thân.
Xác nhận của tổ KHXH	 Người ra đề
	 	Nguyễn Thị Hạnh
Xác nhận của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docOlympic van 8 20142015KT.doc