SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI OLYMPIC 27/4 LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013- 2014 MÔN THI : HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 180 phút Ngày thi: 05 - 03 – 2014 (Đề thi gồm 2 trang) BÀI I: (6 điểm) Một hợp chất có công thức MaXb (trong đó M chiếm 79,75% về khối lượng). Hạt nhân của M có số nơtron nhiều hơn số proton là 5. Trong hạt nhân X số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong phân tử hợp chất bằng 74. a. Xác định công thức phân tử của hợp chất trên, biết X là một phi kim thuộc chu kỳ 3 của bảng tuần hoàn. b. Viết cấu hình e của nguyên tử và các ion phổ biến trong tự nhiên của nguyên tố M. Xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Viết công thức cấu tạo, cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm của các phân tử sau: SO2, H2SO4, NO2, N2O4. Nguyên tử nguyên tố kim loại X có bán kính nguyên tử r = 136 pm. Kim loại X kết tinh dưới dạng lập phương tâm diện, có khối lượng riêng D = 22,4 g/cm3. a. Vẽ cấu trúc ô mạng cơ sở và mặt phẳng các nguyên tử nguyên tố X tiếp xúc với nhau. b. Xác định nguyên tố X. BÀI II: (5 điểm) Tranh cổ thường được vẽ bằng bột 2PbCO3.Pb(OH)2 nhưng để lâu ngày bị đen. Giải thích tại sao? Để phục hồi người ta thường dùng dung dịch gì? Viết phương trình phản ứng minh hoạ. Nung hỗn hợp A gồm sắt và lưu huỳnh sau một thời gian được hỗn hợp rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V1 lít hỗn hợp khí C có tỷ khối so với hidro là 10,6. Nếu đốt cháy hoàn toàn B thành Fe2O3 và SO2 thì cần hết V2 lít khí O2. a. So sánh V1 và V2 (đo ở cùng điều kiện). b. Tính % các chất trong B theo V1 , V2. c. Hiệu suất thấp nhất của phản ứng nung là bao nhiêu? d. Nếu hiệu suất của phản ứng là 75%, thì hàm lượng % các chất trong B là bao nhiêu? BÀI III: (5 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng hoá học sau (ghi rõ điều kiện nếu có) KCl(rắn) + B A + K2SO4 A + NaClO C + D + E C + NaI F + D C + G KCl + H + E a. Khi tham gia phản ứng với các chất, Cl2 có khả năng thể hiện tính khử hay tính oxi hoá? Viết phương trình phản ứng minh hoạ. b. Sục liên tục khí Cl2 đến dư vào dung dịch KI, dung dịch từ không màu chuyền thành màu đỏ sẫm, sau đó trở lại không màu. Giải thích và viết phương trình phản ứng minh hoạ. Thêm 500 ml dung dịch AgNO3 0,1M vào dung dịch chứa 3,88 g hỗn hợp gồm KBr và NaI. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc thu được phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl 1M. a. Tính thành phần phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp muối ban đầu. b. Tính lượng NaCl (chứa 5% tạp chất Na2SO4) cần dùng để điều chế lượng HCl đã dùng ở trên. Biết hiệu suất phản ứng điều chế là 75%. Trình bày phương pháp để loại bỏ tạp chất trên. BÀI IV: (4 điểm) Cân bằng các phản ứng oxi hoá khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron: a. CuFeSx + O2 Cu2O + Fe3O4 + SO2 b. Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 → K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO + CO2 Trong một bình kín A dung tích 1 lít ở 5000C, hằng số cân bằng của phản ứng tổng hợp HI từ H2 và I2 bằng 46. a. Tính nồng độ mol các chất ở trạng thái cân bằng. Biết ban đầu trong bình A có 1mol H2 và 1mol I2 b. Nếu ban đầu cho 2 mol HI vào bình A ở nhiệt độ 5000C thì nồng độ các chất lúc cân bằng là bao nhiêu? c. Nếu hệ đang ở trạng thái cân bằng ở câu a, ta thêm vào hệ 1,5 mol H2 và 2,0 mol HI thì cân bằng dịch chuyển theo chiều nào? Cho: H = 1; C = 12; O = 16; S = 32; N = 14; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; Fe = 56; Na = 23; Ca = 40; Ir = 192; Al = 27; Ag = 108. Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Bảng Tuần hoàn. ---Hết--- LƯỢC GIẢI BÀI I: Câu 1: a. Cu2S b. Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1. Cu2+: 1s22s22p63s23p63d9. Ô 29, chu kì 4; nhóm IB. Câu 2: S lai hoá sp2. S lai hoá sp3 N lai hoá sp2 Câu 3: Nguyên tố X: Iriđi. BÀI II: Câu 1: -Những bức tranh cổ lâu ngày bị đen là do muối chì đã tác dụng với các vết H2S trong khí quyển tạo thành PbS (Màu đen). -Dưới tác dụng của H2O2 , màu đen chuyển thành màu trắng PbS + 4H2O2 → PbSO4 + 4H2O (Trắng) Câu 2: Fe + S = FeS Thành phần B gồm có FeS, Fe và có thể có S. FeS + 2HCl = FeCl2 + H2S Fe + 2HCl = FeCl2 + H2 Vì MTB = 10,6 . 2 = 21,2 < 34 Nên : trong C có H2S và H2. Gọi x là % của H2 trong hỗn hợp C. (2x + 43(100 – x)) : 100 = 21,2 → x = 40% C ; H2 = 40% theo số mol; H2S = 60% 1 điểm Đốt cháy B: 4 FeS + 7 O2 = 2 e2O3 + 4 SO2 4 Fe + 3 O2 = 2 Fe2O3 Có thể có phản ứng : S + O2 = SO2 Thể tích O2 đốt cháy FeS là : (3V1/5).(7/4) = 21V1/20 Thể tích O2 đốt cháy Fe là : (2V1/5).(3/4) = 6V1/20 Thể tích O2 đốt cháy FeS và Fe là: 21V1/20 + 6V1/20 = 27V1/20 Thể tích O2 đốt cháy S là: V2 – (27V1/20) = V2 – 1,35V1. Nên : V2 ≥ 1,35V 1 điểm V.2. S ố mol S = (V2 – V1. 1,35) : V1 mol ( Với V1 mol là thể t ích của 1 mol khí ở điều kiện đang xét) S ố mol FeS = ( V1. 3/5 ) : V1mol S ố mol Fe = (V1. 2/5) : V1 mol 1 điểm - Nếu dư S so với Fe thì tính hiệu suất phản ứng theo Fe, Fe + S à FeS H = H = 60%. - Nếu dư Fe so với S tính hiệu suất phản ứng theo S. H = . (do nS < nFe) - Vậy hiệu suất thấp nhất của phản ứng nung trên là 60% 1 điểm BÀI III: Câu 1: KCl + H2SO4 → K2SO4 + HCl 2HCl + NaClO → Cl2 + NaCl + H2O. Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2. 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O. Câu 2: Cl2 vừa thể hiện tính oxi hoá vừa thể hiện tính khử 3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3. (Clo thể hiện tính oxi hoá) 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O. (Clo thể hiện tính khử) Cl2 tác dụng với KI tạo thành I2 có màu đỏ sẫm (trong dung dịch) theo phản ứng: Cl2 + 2KI → 2KCl + I2. Dung dịch mất màu vì I2 tác dụng với KI tạo ra phức KI3 không màu theo phản ứng: KI + I2 → KI3. Câu 3: nKBr = 0,02 mol; nNaI = 0,01 mol %mKBr = 61,34%; %mNaI = 38,66% m = 1,642 gam Loại bỏ tạp chất: Cho hỗn hợp vào BaCl2 dư loại bỏ Na2SO4. Lọc kết tủa, loại bỏ BaCl2 bằng axit sunfuric dư. Lọc kết tủa, cô cạn để làm bay hơi nước lẫn axit thu được NaCl. BÀI IV: Câu 1: 4CuFeSx + O2 2Cu2O + Fe3O4 + 4xSO2. Cr2S3 + 15Mn(NO3)2 + 20K2CO3 → 2K2CrO4 + 3K2SO4 + 15K2MnO4 + 30NO + 20CO2. Câu 2: Lưu ý: Đây chỉ là lược giải. Không phải đáp án chính thức.
Tài liệu đính kèm: