ĐỀ THI 1TIẾT (KÌ I) Môn: SINH HỌC 11 Thời gian: 45 phút I. MỤC TIÊU: - Hệ thống lại kiến thức cho học sinh trong nội dung các em đã được học từ đầu kì I - Nhằm đánh giá và phân loại học sinh một cách chính sác. - Từ đánh giá đó để điều chỉnh bài học về nội dung và phương pháp cho phù hợp hơn. II. CHUẨN BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP - Chuẩn bị: Đề kiểm tra, đáp án chấm, thang điểm. - Phương pháp: Câu hỏi trắc nghiệm, tự luận. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: Phát đề cho học sinh I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:( 4 điểm) Câu 1: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại: A. Quần thể B. Cơ thể C. Quần xã D. Hệ sinh thái Câu 2: Hoạt động nào sau đây không xảy ra ở tế bào sống: A. Cảm ứng và vận động B. Trao đổi chất C. Tuần hoàn năng lượng D. Sinh trưởng và phát triển Câu 3: Đơn phân cấu tạo của Prôtêin là: A. Photpholipit B. Stêrôit C. Mônôsaccarit D. Axit amin Câu 4: Prôtêin không có đặc điểm nào sau đây: A. Có khả năng tự sao chép (tự nhân đôi) B. Dễ biến tính khi nhiệt độ tăng cao C. Có tính đa dạng D. Là đại phân tử có cấu trúc đa phân Câu 5: Chức năng chủ yếu của đường glucôzơ là: A. Tham gia cấu tạo thành tế bào B. Là thành phần của phân tử ADN C. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào D. Tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể Câu 6: Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ là: A. Cacbon B. Hidrô C. Ôxi D. Nitơ Câu 7: Cơ chế giúp cho các cấp tổ chức sống duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống để có thể tồn tại và phát triển là: A. Cơ chế sinh sản B. Cơ chế tự điều chỉnh C. Cơ chế trao đổi chất D. Cơ chế tự nhân đôi Câu 8: Cacbohiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây: A. Đường B. Mỡ C. Đạm D. Chất hữu cơ Câu 9: Cơ thể chúng ta phải sử dụng prôtêin từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau vì: A. Đảm bảo cho cơ thể lớn lên B. Cung cấp đủ các loại axit amin cho cơ thể C. Tăng khẩu phần ăn hàng ngày D. Dự trữ nguồn prôtêin cho cơ thể Câu 10: Trong các cơ thể sống, thành phần chủ yếu là: A. Chất hữu cơ B. Vitamin C. Chất vô cơ D. Nước Câu 11: Đường tham gia cấu tạo phân tử ADN là: A. Xenlulôzơ B. Saccarôzơ C. Đêôxiribôzơ D. Glucôzơ Câu 12: Trong phân tử ADN, liên kết hiđrô có ý nghĩa: A. Liên kết 2 mạch Polinuclêotit lại với nhau B. Tạo tính đặc thù cho phân tử ADN C. Nối giữa đường và bazơ trên 2 mạch lại với nhau D. Liên kết giữa đường với axit trên mỗi mạch II. CÂU HỎI TỰ LUẬN( 6 điểm) Câu 1: Hãy phân biệt cấu trúc ADN và ARN? Câu 2: Chức năng của nước đối với tế bào sống? ĐÁP ÁN PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA B A D A C A B A B A C A PHẦN I: TỰ LUẬN. Câu 1: (4đ) Phân biệt cấu trúc ADN và ARN: ADN ARN - Cấu trúc hóa học - Cấu trúc không gian - Cấu trúc hóa học - Cấu trúc không gian Câu 2: (2đ) Chức năng của nước đối với tế bào sống: Các chức năng cơ bản của nước trong tế bào sống.
Tài liệu đính kèm: