Đề thi môn vật lí trường THPT chuyên Hạ Long tỉnh Quảng Ninh lớp 11

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn vật lí trường THPT chuyên Hạ Long tỉnh Quảng Ninh lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn vật lí trường THPT chuyên Hạ Long tỉnh Quảng Ninh lớp 11
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI 	ĐỀ THI MÔN VẬT LÍ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG TỈNH QUẢNGNINH LỚP 11
 ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đề này có 02 trang, gồm 5 câu)
Câu 1 ( Tĩnh điện – 4 điểm)
Ở cách xa các vật thể khác trong không gian, có hai quả cầu nhỏ tích điện. Điện tích và khối lượng của các quả cầu lần lượt là q1 = q, m1 = 1g; q2 = - q, m2 = 2g. Ban đầu, khoảng cách giữa hai quả cầu là a = 1m, vận tốc của quả cầu m2 là 1m/s, hướng dọc theo đường thẳng nối hai quả cầu và đi ra xa m1. Vận tốc của m1 cũng bằng 1m/s, nhưng hướng vuông góc với đường nối hai quả cầu. Chỉ xét tương tác điện của hai quả cầu. Hỏi với giá trị điện tích q bằng bao nhiêu thì trong chuyển động tiếp theo, các quả cầu có hai lần cách nhau một khoảng bằng 3m?
Câu 2 ( Điện và điện từ - 5 điểm)
Một hình trụ tròn (C) dài l, bán kính R (R<< l), làm bằng vật liệu có điện trở suất phụ thuộc vào khoảng cách tới trục theo công thức , trong đó 
là hằng số. Đặt vào hai đầu hình trụ một hiệu điện thế không đổi U.
	1- Tìm cường độ dòng điện chạy qua hình trụ.
	2- Tìm cảm ứng từ tại điểm M cách trục hình trụ đoạn x.
3- Ngắt hình trụ khỏi nguồn, sau đó đưa vào trong một từ trường đồng nhất hướng dọc theo trục của hình trụ và biến đổi theo thời gian theo quy luật B = kt. Xác định cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong hình trụ.
Câu 3 ( Quang hình - 4 điểm)
 O1
A
Hình vẽ
O2
B
 Từ một khối đồng chất, trong suốt, giới hạn bởi hai mặt song song, người ta cắt theo mặt chỏm cầu tạo thành hai thấu kính mỏng có quang tâm tương ứng là O1 và O2. Hai thấu kính này được đặt đồng trục, hai quang tâm cách nhau khoảng O1O2 = 30cm. Đặt vật sáng nhỏ AB vuông góc với trục chính tại A với O1A = 10cm, AO2 = 20cm (hình vẽ). Khi đó, ảnh của AB cho bởi hai thấu kính có vị trí trùng nhau.
1. Xác định tiêu cự của các thấu kính.
2. Người ta tráng bạc mặt phẳng của thấu kính O1. Tìm tỉ số độ cao hai ảnh cuối cùng của AB được tạo thành qua quang hệ.
Câu 4 (Dao động cơ - 4 điểm)
m2
m1
m0
K
O
x
Cho con lắc lò xo lí tưởng K = 100N/m, 
m1 = 200gam, m2 = 50gam, m0 = kg. Bỏ qua
lực cản không khí, lực ma sát giữa vật m1 và mặt sàn. 
Hệ số ma sát giữa vật m1 và m2 là . Cho g = 10m/s2.
1) Giả sử m2 bám m1, m0 có vận tốc ban đầu v0 đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với m1, sau va chạm hệ (m1 + m2) dao động điều hoà với biên độ A = 1 cm .
a. Tính v0.
b. Chọn gốc thời gian ngay sau va chạm, gốc toạ độ tại vị trí va chạm, chiều dương của trục toạ độ hướng từ trái sang phải (hình vẽ). Viết phương trình dao động của hệ (m1 + m2). Tính thời điểm hệ vật đi qua vị trí x = + 0,5 cm lần thứ 2015 kể từ thời điểm t = 0.
2. Vận tốc v0 phải ở trong giới hạn nào để vật m1 và m2 không trượt trên nhau (bám nhau) trong quá trình dao động ?
Câu 5 (Phương án thực hành- 3 điểm)
Một bóng điện ghi 2,5V – 0,1W, có dây tóc đèn có bán kính rất nhỏ nên khi có dòng điện chạy qua là nóng lên rất nhanh. Người ta cần phải đo chính xác điện trở của nó ở nhiệt độ phòng.
Cho thêm các dụng cụ:
- 01 pin có ghi 1,5V.
- 01 biến trở.
- 01 milivôn kế có thang đo từ 0 đến 2000mV, mỗi độ chia ứng với 1mV, sai số ± 3mV; điện trở nội rất lớn.
- 01 miliampe kế có thang đo từ 0 đến 2 mA, mỗi độ chia ứng với 1μA, sai số ± 3μA.
Trình bày cơ sở lý thuyết, cách bố trí thí nghiệm, tiến trình thí nghiệm, lập các bảng biểu cần thiết để xác định điện trở của dây tóc bóng đèn ở nhiệt độ phòng. Nêu các nguyên nhân dẫn đến sai số, ước lượng độ lớn của sai số.
..................HẾT.....................
Người ra đề
Trần Thị Thanh Huyền
Điện thoại liên hệ: 0934 694 670

Tài liệu đính kèm:

  • docLi 11_Quang Ninh.doc