TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ GIANG TỈNH HÀ GIANG ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN VẬT LÍ LỚP 10 (Đề này có 02 trang, gồm 5 câu) Câu 1. ( 4,0 điểm) M m1 m2 N P Một Nêm có tiết diện MNP hình tam giác vuông, cạnh MN = 2m, MP = 1m, khối lượng m2 =1kg được đặt trên mặt sàn nhẵn nằm ngang. Đặt tại đỉnh Nêm một vật có khối lượng m1=1kg (Hình vẽ), rồi buông ra cho nó trượt xuống dọc theo mặt MN. Tìm thời gian để vật đi tới N và quãng đưỡng Nêm đã đi được trong thời gian đó. Cho biết hệ số ma sát giữa vật và mặt Nêm bằng k = 0,2. Bỏ qua ma sát giữa Nêm và mặt sàn. Lấy g = 10m/s2 Câu 2. (4,0 điểm). Một vật khối lượng m2 được treo bằng sợi dây dài l=1m với điểm treo ở độ cao h=2m. Tại mặt đất người ta ném xiên 1 vật có khối lượng m1 (có m1=2m2) với vận tốc sao cho m1 đến va chạm tuyệt đối đàn hồi xuyên tâm với m2 theo phương ngang, m2 sau va chạm lên đến độ cao của điểm treo O. Lấy g=10m/s2. 1, Tìm độ lớn vận tốc, góc ném a mà véc tơ vận tốc của vật m1 tạo với phương ngang và vị trí điểm ném (Khoảng cách từ điểm ném đến phương thẳng đứng của dây treo). 2, Tìm tầm xa của vật m1. Câu 3. (4,0 điểm) B A Một xilanh làm bằng chất cách nhiệt được chia thành 2 ngăn bởi một pít tông B nhẹ, mỏng, linh động và cũng làm bằng chất cách nhiệt. Ngăn dưới chứa một lượng khí khô và được đốt nóng nhờ một dây điện trở đặt trong xilanh nối với nguồn điện. Nắp đậy phía trên A khả năng dẫn nhiệt tốt (Hình vẽ). Thể tích xilanh là 2 dm3, áp suất khí quyển là p0=105 pa và không khí có độ ẩm tương đối là 50%. Mở nắp đậy A để không khí tràn vào ngăn trên rồi đậy nắp, khi đó thể tích hai ngăn bằng nhau. Dùng dòng điện nung nóng khối khí ở bên dưới. 1, Tìm thể tích ngăn trên và ngăn dưới khi hơi nước ngăn trên bắt đầu ngưng tụ. R r O 2, Hỏi năng lượng nhỏ nhất cần cung cấp cho khí ở ngăn dưới để xảy ra sự ngưng tụ của nước. (coi khí trong mỗi ngăn là chất khí lưỡng nguyên tử. Biết công khí thực hiện khi dãn đẳng nhiệt A = nRTln) Câu 4:(4,0 điểm) Một quả cầu đặc đồng chất bán kính r=10cm lăn không trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một bán cầu cố định bán kính R=2r (Hình vẽ). Hệ số ma sát giữa 2 vật là . 1, Ở vị trí nào quả cầu sẽ bắt đầu lăn có trượt? 2, Xác định vận tốc tâm quả cầu khi nó bắt đầu lăn có trượt. Câu 5:( 4,0 điểm) Cho một tụ điện phẳng và một quả cầu gỗ nhỏ. 1, Tính điện dung của tụ điện phẳng có hai bản tụ điện hình vuông, cạnh dài 15 cm, đặt trong không khí cách nhau 5cm. 2, Tính điện dung của một quả cầu gỗ nhỏ khối lượng 0,1 g; bán kính r=0,3cm được sơn bằng sơn dẫn điện. Biết điện dung của quả cầu được tính bằng công thức A B 10cm 5cm 3, Treo quả cầu gỗ nhỏ vào bản A của tụ điện phẳng bằng sợi dây cách điện dài 10 cm(Hình vẽ). Nối bản B của tụ với đất. Nối bản A với điện thế 60.000V rồi ngắt điện ngay. Người ta quan sát thấy quả cầu gỗ từ bản A nẩy lên, chạm bản B rồi nảy ngược lại chạm vào A, nhiều lần như thế. Cuối cùng, quả cầu dừng lại khi dây treo hợp góc so với phương thẳng đứng. Lấy g=9,81m/s2 a, Tính hiệu điện thế cuối cùng giữa hai bản tụ song song. b, Khi quả cầu gỗ đứng yên thì nó đã qua lại giữa 2 bản tụ bao nhiêu lần? c, Vẽ đồ thị sự phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản tụ và số lần qua lại giữa hai bản tụ. ........................................Hết.......................................... Người thẩm định Nguyễn Toàn Thắng ĐT: 01693647868 Người ra đề Quách Thành Chung ĐT: 0915316627
Tài liệu đính kèm: