Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2013 – 2014

doc 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1571Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2013 – 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2013 – 2014
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 NĂM HỌC 2013 – 2014
I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA:	
Thu thập thông tin để đánh giá trình độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, trình độ vận dụng cao các kiến thức về môn Ngữ văn trong chương trình THCS của đối tượng học sinh giỏi trong huyện Tân Hiệp thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
1. Hình thức: Tự luận
2. Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài thi tự luận trong thời gian 150 phút.
III. MA TRẬN 
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Văn
Truyện ngắn
Viết được một bài văn ngắn phân tích nội dung của một lời nhận định trong một tác phẩm truyện.
Số câu:1
Điểm: 6/20
Số câu:1
Điểm: 6/20
Tỷ lệ: 60 %
 1. Tiếng Việt
Phép tu từ 
từ vựng
Hiểu được phép tu từ trong các câu thơ.
Hiểu được ý nghĩa của phép tu từ đó trong các câu thơ.
Số câu:1/2
Điểm: 1/20
Số câu:1/2
Điểm: 1/20
Số câu:1
Điểm: 2/20
Tỷ lệ: 20%
3. Tập làm văn
Văn nghị luận xã hội 
Viết một bài văn nghị luận về một câu mang tính chất triết lý của nhà văn M. Gorki.
Số câu: 1
điểm: 12/20
Số câu:1
điểm: 12
Tỷ lệ: 120%
Tổng cộng
Số câu:1/2
Điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1/2
Điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Điểm: 18
Tỉ lệ: 180%
Số câu: 3
Điểm: 20 
Tỉ lệ: 200%
 IV. BIÊN SOẠN ĐỀ THI:
 SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG
PHÒNG GD&ĐT TÂN HIỆP
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1. (6 điểm)
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để cho ông hoạ sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau:
Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Viết một đoạn văn nêu rõ những điều anh Thanh niên suy nghĩ, và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh Thanh niên trong truyện ngắn trên.
Câu 2. (2,0 điểm) 
 	Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng và ý nghĩa của chúng trong các câu thơ sau:
a/	“Giấy đỏ buồn không thắm
 	Mực đọng trong nghiên sầu”
 	(Ông Đồ, Vũ Đình Liên)
	b/	 “Đau lòng kẻ ở người đi
 Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm” 
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Câu 3. (12 điểm)
Đại văn hào người Nga M. Gorki từng tâm niệm: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”.
Suy nghĩ của em về nhận định trên.
..HẾT.
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013-2014
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN
A. YÊU CẦU CHUNG
 - Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. 
 - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.
 - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan.
 - Điểm toàn bài là 20,0 chiết tính đến 0,5.
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013-2014
 B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Hướng dẫn chấm
Thang điểm
 1
I. Yêu cầu về kĩ năng trình bày:
Đảm bảo một đoạn văn có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận
1.0
II. Yêu cầu về kiến thức (5 điểm)
1. Những điều anh thanh niên suy nghĩ (2.0 điểm)
Anh suy nghĩ về hoàn cảnh làm việc, công việc mình làm. Anh đã vượt lên hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp. Anh thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình.
0.5
Anh cảm thấy hạnh phúc khi biết những việc mình làm đã góp một phần nhỏ giúp cho không quân bắn rơi máy bay Mĩ (từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc). Điều này giúp anh hiểu được ý nghĩa lớn lao của cuộc cuộc sống.
0.5
Anh suy nghĩ về những con người đang sống xung quanh anh: ông kĩ sư nông nghiệp cần mẫn; anh cán bộ nghiên cứu sét 11 năm không một ngày xa cơ quan... Đó là những con người làm cho anh thanh niên thấy cuộc đời đẹp quá. 
0.5
-> Qua những suy nghĩ của anh thanh niên, nhà văn đã ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, của lí tưởng sống dựng xây Tổ quốc.
0.5
2. Những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh ( 2.0 điểm)
Với ông hoạ sĩ già: anh đã làm cho ông xúc động mạnh và làm cho trái tim của ông trở nên yêu thêm cuộc sống. Ông quyết định quay trở lại nơi này để hoàn thành bức vẽ chân dung anh.
0.5
Với cô kĩ sư trẻ: Anh đã làm cho cô cảm động và bị cuốn hút ngay từ giây phút đầu tiên gặp, hiểu thêm cái thế giới những con người như anh. Anh đã giúp cô nhìn nhận lại bản thân mình và trên tất cả là những háo hức và mơ mộng mà anh đã trao cho cô. Cô gái chia tay anh bằng một ấn tượng hàm ơn khó tả.
0.5
-> Qua những suy nghĩ của các nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, nhà văn nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của những công việc thầm lặng. Đó là những suy nghĩ đẹp, cách sống đẹp.
1.0
3. Mở rộng, nâng cao ( 1.0 điểm)
Những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh chính là những suy tư trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Ý nghĩa ấy được gửi gắm qua hình thức một câu chuyện nhẹ nhàng, giầu chất thơ.
0.5
Từ những suy nghĩ ấy, rút ra cho bản thân những bài học về cách sống cao đẹp.
0.5
 2
a. Biện pháp tu từ: nhân hóa (buồn, sầu).
 Ý nghĩa: Nỗi buồn tủi, cô đơn của ông đồ trong buổi suy tàn của nền Hán học. 
1
b. Biện pháp tu từ: tiểu đối (kẻ ở-người đi), nói quá (lệ rơi thấm đá), ẩn dụ (tơ chia rũ tằm).
 Ý nghĩa: Nỗi đau đớn đến đứt ruột của Thúy Kiều khi phải giã biệt gia đình, đồng thời thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du dành cho nhân vật. 
1
 3
I. Yêu cầu về kĩ năng trình bày: (1 điểm)
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
1
II. Yêu cầu về kiến thức: (11 điểm)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giải thích
- Bắc Cực nằm ở cực Bắc của trái đất, quanh năm băng tuyết bao phủ. Sự sống ở nơi đây thật khắc nghiệt. Cái lạnh nơi Bắc Cực là sự giá lạnh của thời tiết. 
- Tình thương là tình yêu thương, sự chia ngọt, sẻ bùi tự nguyện giữa con người với con người trong cuộc sống. Nơi thiếu tình thương là nơi không tồn tại tình người, không có sự cảm thông và chia sẻ. Cái lạnh ở nơi không có tình thương là cái lạnh trong lòng người.
- Nhà văn Nga so sánh cái lạnh của đất trời với cái lạnh của lòng người. Cách so sánh ấy giàu ý nghĩa biểu cảm cho chúng ta thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của tình thương trong cuộc sống.
3
2. Luận bàn về câu nói:
- Đây là một nhận định hoàn toàn đúng đắn.
- Tình thương chính là sự đồng cảm, sẻ chia với mọi nỗi khổ đau, bất hạnh của con người. Nhờ có tình thương, con người biết quan tâm, giúp đỡ người khác, nhờ có tình thương con người sống gần gũi với nhau hơn (Dẫn chứng minh họa).
- Nếu không có tình thương, con người sẽ trở nên vô cảm trước nỗi khổ đau của người khác, khi đó cuộc sống con người trở nên lạnh giá hơn ở Bắc Cực. ( Dẫn chứng minh họa)
3
3. Mở rộng, nâng cao:
- Khẳng định câu nói của M. Gorki là bài học cuộc sống. Con người không thể sống mà thiếu tình thương.
- Trong cuộc sống hiện đại càng cần đến tình thương, sự đồng cảm và chia sẻ. Những biểu hiện của tình thương giữa con người và con người trong cuộc sống hôm nay: Chung tay góp sức ủng hộ quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa...
- Phê phán những người sống thiếu tình thương.
3
4. Bài học nhận thức và hành động:
- Tình thương là tình cảm vô cùng quý giá đối với con người. Con người sống không có tình thương chỉ là quái vật.
- Cần sống nhân hậu, yêu thương mọi người để cuộc sống thêm ý nghĩa.
2
* Biểu điểm:
Ÿ Điểm 11 - 12: Bài viết đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên. Kết cấu chặt chẽ, hành văn lưu loát, có sức thuyết phục, mắc vài lỗi diễn đạt nhỏ.
Ÿ Điểm 9 - 10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu cơ bản trên. Kết cấu bài viết tương đối chặt chẽ, hành văn khá trong sáng, mắc một số ít về lỗi diễn đạt.
Ÿ Điểm 6 - 8: Đáp ứng được khoảng 1/2 các yêu cầu trên. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
Ÿ Điểm 3 – 5: Đáp ứng được một vài ý trong những ý cơ bản trên, các ý nêu còn hời hợt. Kết cấu chưa chặt chẽ, hành văn chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Ÿ Điểm 2: Đáp ứng được một trong những ý cơ bản trên. Kết cấu chưa chặt chẽ, hành văn chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Ÿ Điểm 1: Bài cơ bản chưa đáp ứng được các yêu cầu trên. Lạc đề, diễn đạt kém.
Ÿ Điểm 0: Bài lạc đề hoàn toàn, bỏ giấy trắng.
* Lưu ý: Cách chia điểm ở trên mang tính chất tương đối, giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi chấm cũng như cách tính điểm trừ. 
PHÒNG GD&ĐT TÂN HIỆP
KỲ THI CHỌN HSG VÒNG HUYỆN CẤP THCS
ĐỀ CHÍNH THỨC
Năm học 2013 - 2014
 Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (6,0 điểm)
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để cho ông hoạ sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau:
Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Viết một đoạn văn nêu rõ những điều anh thanh niên suy nghĩ, và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh thanh niên trong truyện ngắn trên.
Câu 2. (2,0 điểm) 
 	Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng và ý nghĩa của chúng trong các câu thơ sau:
a/	“Giấy đỏ buồn không thắm
 	Mực đọng trong nghiên sầu”
 	(Ông Đồ, Vũ Đình Liên)
	b/	 “Đau lòng kẻ ở người đi
 Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm” 
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Câu 3. (12 điểm)
Đại văn hào người Nga M. Gorki từng tâm niệm: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”.
Suy nghĩ của em về nhận định trên.
	HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_Van_HSG_20132014.doc