Đề thi môn: Hóa học lớp 10 năm 2012

doc 7 trang Người đăng tranhong Lượt xem 859Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn: Hóa học lớp 10 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn: Hóa học lớp 10 năm 2012
 UBND THỊ XÃ BỈM SƠN	 ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10
 KỲ THI OLIMPIC THPT Đề chính thức – Thời gian làm bài: 180 phút
LẦN THỨ IV – NĂM 2012
	 Đề thi gồm 2 trang Số báo danh: .......
Câu I: (4 điểm)
1. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có cấu hình electron là 4s1. Hãy lập luận để xác định tên và vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
2. Biết X và Y là các nguyên tố thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn, đều tạo ra hợp chất với hiđro có dạng RH. Gọi A, B lần lượt là hiđroxit ứng với hoá trị cao nhất của X và Y. Trong B, Y chiếm 35,32% về khối lượng. Để trung hoà hoàn toàn 50 gam dung dịch A 16,8% thì cần 150 ml dung dịch B 1M.
a. Xác định các nguyên tố X, Y. Viết phương trình hóa học của phản ứng khi cho đơn chất của Y tác dụng với: đơn chất của X, dung dịch hiđroxit cao nhất của X ở nhiệt độ thường và đun nóng ở khoảng 800C.
b. Biết X có cấu trúc tinh thể lập phương tâm khối và mật độ sắp xếp tương đối f được định nghĩa bằng tỉ lệ giữa thể tích chiếm bởi các hình cầu trong tế bào cơ sở và thể tích của tế bào cơ sở. Hãy tính mật độ sắp xếp tương đối trong tinh thể của X.
Câu II: (4 điểm)
1. a. Thế nào là phương trình nhiệt hóa học? Viết phương trình nhiệt hóa học của phản ứng tạo thành H2O (lỏng) từ H2 và O2 biết rằng khi 1 mol H2O hình thành ở trạng thái hơi thì thoát ra 241,83 kJ và nhiệt hoá hơi của H2O (lỏng) là 43,93 kJ.
b. Cho phản ứng: Br2 + HCOOH ® 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của Br2 là C mol/l; sau 50 giây là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 là 4.10-5 mol/l.s. Tính C.
2. Cho khí HI vào bình kín rồi nung nóng thì xảy ra phản ứng: 
2 HI (k) D H2 (k) + I2 (k) ; ∆H = -52 kJ
a. Tính %HI bị phân ly biết ở trạng thái cân bằng thì kn = 64 kt.
b. Nếu lượng HI ban đầu là 0,5 mol; dung tích bình là 5 lít thì nồng độ các chất trong hỗn hợp phản ứng ở trạng thái cân bằng là bao nhiêu?
c. Nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác ảnh hưởng thế nào đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học trên?
Câu III: (4 điểm)
1. Cân bằng các phương trình hóa học sau:
a. FeS2 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
b. FeSO4 + KMnO4 + KHSO4 ® Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
2. Hoà tan hết 2,67 gam hỗn hợp A gồm Zn và Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1,344 lít khí H2 ở đktc. Khi hoà tan hết A bằng H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thì thu được 0,015 mol chất X.
a. Tính % mỗi kim loại trong A theo khối lượng.
b. Hãy xác định X là SO2, S hay H2S.
c. Cho A tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3 một thời gian thì thu được hỗn hợp kim loại B. Hòa tan hoàn toàn B bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được V lít (đktc) SO2. Tính V.
Câu IV: (4 điểm)
1. Có 4 lọ mất nhãn đựng các dung dịch A, B, C, D là ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3. Dung dịch A và B tác dụng được với nhau sinh ra chất khí. Dung dịch A và D không phản ứng được với nhau. Hãy xác định các dung dịch ứng với mỗi chữ cái và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi cho chúng tác dụng với nhau từng đôi một.
2. Cho 100 ml dung dịch A chứa hỗn hợp 2 axit HX và HY (X, Y là halogen thuộc 2 chu kỳ liên tiếp). Để trung hòa A thì cần dùng 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,3M. Nếu cho A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 2,87 gam kết tủa. Xác định công thức và tính nồng độ mỗi axit trong A.
Câu V: (4 điểm)
1. Chọn các chất tương ứng với các chữ cái và viết các phương trình phản ứng sau:
 (A) + NaOH ® (B) + H2O	(A) + HCl ® (C) + (E)­
 (A) + CuCl2 ® (C) + (D)¯ + (Đ)	(B) + CuCl2 ® (C) + (D)¯	
 (E) + SO2 ® (F)¯ + H2O	(E) + Br2 + H2O ® ...
2. Nung m gam hỗn hợp A gồm FeS và FeS2 trong bình kín chứa không khí đến phản ứng hoàn toàn thì thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C chứa 84,77% N2; 10,6% SO2 và còn lại là O2 (theo thể tích).
a. Tính % mỗi chất trong A theo khối lượng.
b. Hoà tan B bằng dung dịch H2SO4 vừa đủ, sau đó thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào. Lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thì thu được 12,885 gam chất rắn. Tính m.
- Cho biết: H = 1; O = 16; F = 19; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
- Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
----------- Hết -----------
 UBND THỊ XÃ BỈM SƠN	ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10
 KỲ THI OLIMPIC THPT Đề chính thức
LẦN THỨ IV – NĂM 2012
Câu I (4 điểm):
1. (1,5 điểm) Cấu hình electron của nguyên tử X: 1s2 2s22p6 3s23p63dx 4s1
	- Nếu x = 0 ® Z = 19 « K ® Vị trí: Ô 19 – Chu kỳ 4 – Nhóm IA	0,5 đ
	- Nếu x = 5 ® Z = 24 « Cr ® Vị trí: Ô 24 – Chu kỳ 4 – Nhóm VIB	0,5 đ
	- Nếu x = 10 ® Z = 29 « Cu ® Vị trí: Ô 29 – Chu kỳ 4 – Nhóm IB	0,5 đ
2. (2,5 điểm) 
a. Hợp chất với hiđro có dạng RH nên Y thuộc nhóm IA hoặc VIIA.
- Nếu Y thuộc nhóm IA thì B có dạng YOH. Khi đó: 
 (loại)	
- Nếu Y thuộc nhóm VIIA thì B có dạng HYO4. Khi đó:
 ® Y là Cl	0,5 đ
Vì B là axit HClO4 nên A là bazơ, có dạng XOH: 
 XOH + HClO4 ® XClO4 + H2O
 8,4 g 0,15 mol ® 0,15(X + 17) = 8,4 (g) X = 39 ® X là K	0,5 đ
Pthh: 	Cl2 + 2K ® 2KCl
	Cl2 + 2KOH ® KCl + KClO + H2O (t0 thường)
	3Cl2 + 6KOH ® 5KCl + KClO3 + 3H2O (800C)	0,5 đ
b. Gọi a là độ dài cạnh lập phương R là bán kính nguyên tử thì: a= 4R.
Số nguyên tử có trong một ô mạng cơ sở bằng: 	0,5 đ
Vậy: 	0,5 đ 
 UBND THỊ XÃ BỈM SƠN	ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10
 KỲ THI OLIMPIC THPT Đề chính thức
LẦN THỨ IV – NĂM 2012
Câu II (4 điểm):
1. (2,0 điểm) 
a. Phương trình hóa học có ghi thêm trạng thái của các chất và nhiệt phản ứng DH gọi là phương trình nhiệt hóa học.	0,5 đ
	H2 (k) + ½ O2 (k) ® H2O (k) DH = - 241,83 kJ
	 H2O (k) ® H2O (l) DH = - 43,93 kJ	0,5 đ
	H2 (k) + ½ O2 (k) ® H2O (l) DH = - 285,76 kJ	0,5 đ
b. Pthh: Br2 + HCOOH ® 2HBr + CO2
 ® C = 0,012 (mol/l)	0,5 đ
2. (2 điểm) Pthh: 	2 HI (k) D H2 (k) + I2 (k) ; ∆H = -52 kJ
	Ban đầu: 0,5 	(mol)
	Phản ứng: x	(mol)
 TTCB: 0,5– x x/2	 x/2 	(mol)
a. Ta có: K = = = ® x = 0,1 (mol) 	0,5 đ	
	® %HI (pư) = 20%	0,5 đ
b. Nồng độ các chất trong hỗn hợp ở TTCB:
	[H2] = [I2] = = 0,01(M)
	 [HI] = = 0,08(M)	0,5 đ
c. Ảnh hưởng của các yếu tố đến CBHH: 
	- Vì ∆H < 0 nên khi tăng nhiệt độ, CBHH chuyển dịch sang trái và ngược lại. 
	- Số mol khí không đổi nên áp suất không làm chuyển dịch CBHH.
	- Chất xúc tác không làm chuyển dịch CBHH.	0,5 đ
 UBND THỊ XÃ BỈM SƠN	ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10
 KỲ THI OLIMPIC THPT Đề chính thức
LẦN THỨ IV – NĂM 2012
Câu III (4 điểm):
1. (1,5 điểm) Cân bằng pthh:
 +2 -1 +6 +3 +4
a. FeS2 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
 +2 1- +3 +4
 2 FeS2 ® Fe + 2S + 11e
 +6 +4
 11 S + 2e ® S
 2 FeS2 + 14 H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + 15 SO2 + 14 H2O	0,5 đ
b. FeSO4 + KMnO4 + KHSO4 ® Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
 +2 +3 
 5 2 Fe ® 2 Fe + 2e
 +7 +2
 2 Mn + 5e ® Mn
10 FeSO4 + 2 KMnO4 + x KHSO4 ® 5 Fe2(SO4)3 + 2 MnSO4 + y K2SO4 + H2O	0,5 đ
	 K: 2 + x = 2y x = 16
	 S: 10 + x = 15 + 2 + y y = 9
10FeSO4 + 2KMnO4 + 16KHSO4 ® 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + 9K2SO4 + 8H2O 	0,5 đ
2. (2,5 điểm) Pthh: Zn + 2 H2SO4 ® ZnSO4 + SO2 + 2 H2O
	 	 Mg + 2 H2SO4 ® MgSO4 + SO2 + 2 H2O	0,5 đ
a. Gọi x, y là số mol Zn, Mg:
	 65x + 24y = 2,67 (g) x = 0,03 (mol) %Zn = 73,03%
 x + y = 0,06 (mol) y = 0,03 (mol) %Mg = 26,93% 	0,5 đ
b. Gọi a là số oxi hóa của S trong X:
	Zn ® Zn2+ + 2e
	Mg ® Mg2+ + 2e	S+6 + (6 – a)e ® Sa
	 Số mol e = 0,03(2 + 2) = 0,015(6 – a) ® a = -2 ® X là H2S	0,5 đ
c. Pthh: Zn + Cu(NO3)2 ®
 Mg + Cu(NO3)2 ®
 B + H2SO4 ®	0,5 đ
Hỗn hợp B chứa Cu, Ag và có thể Zn, Mg dư. Số e mà S+6 nhận được thực chất là của Zn và Mg nên V = 1,344 lít (giống giả thiết câu a)
	Zn ® Zn2+ + 2e
	Mg ® Mg2+ + 2e	S+6 + 2e ® S+4 (t mol)	0,5 đ
 UBND THỊ XÃ BỈM SƠN	ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10
 KỲ THI OLIMPIC THPT Đề chính thức
LẦN THỨ IV – NĂM 2012
Câu IV (4 điểm):
1. (2,0 điểm) Xác định các dung dịch:
- Vì A + B ® chất khí nên A, B là HI và Na2CO3
	® C, D là ZnCl2 và AgNO3	0,5 đ
- Vì A không tác dụng với D nên A là HI và D là ZnCl2
	® B là Na2CO3 và C là AgNO3	0,5 đ
Pthh: 	2 HI + Na2CO3 ® 2 NaI + H2O + CO2
	 HI + AgNO3 ® AgI + HNO3
	 ZnCl2 + Na2CO3 ® ZnCO3 + 2 NaCl
	 ZnCl2 + 2 AgNO3 ® Zn(NO3)2 + 2 AgCl
	 Na2CO3 + 2 AgNO3 ® Ag2CO3 + 2 NaNO3	1,0 đ
2. (2,0 điểm) Đặt X, Y là R
Pthh: 	2 HR + Ba(OH)2 ® BaR2 + 2 H2O
 0,03 ¬ 0,05. 0,3 = 0,015 (mol) 	0,5 đ
TH1: Nếu cả X, Y tạo kết tủa với Ag+:
 	 HR + AgNO3 ® AgR + HNO3
 0,03 mol 2,87 gam 
Ta có: 0,03(108 + R) = 2,87 (gam) ® R < 0 (loại)	0,5 đ
TH1: Nếu X là F; Y là Cl thì chỉ có phản ứng:
 	 HCl + AgNO3 ® AgCl + HNO3
 0,02 mol ¬ 2,87 gam « 0,02 mol	0,5 đ
Dd A có: [HCl] = 0,2 (M) 
	[HF] = 0,1 (M)	0,5 đ
 UBND THỊ XÃ BỈM SƠN	ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10
 KỲ THI OLIMPIC THPT Đề chính thức
LẦN THỨ IV – NĂM 2012
Câu V (4 điểm):
1. (1,5 điểm) Xác định các chất ứng với các chữ:
	A: NaHS	B: Na2S	C: NaCl	D: CuS	
	Đ: HCl	E: H2S	F: S	0,5 đ
Pt hh: 	NaHS + NaOH ® Na2S + H2O
	NaHS + HCl ® NaCl + H2S
	NaHS + CuCl2 ® NaCl + CuS + HCl	0,5 đ
	Na2S + CuCl2 ® NaCl + CuS
	H2S + SO2 ® S + H2O	
	H2S + Br2 + H2O ® HBr + H2SO4	0,5 đ
2. (2,5 điểm) Pthh: 	4 FeS + 7 O2 ® 2 Fe2O3 + 4 SO2
	4 FeS2 + 11 O2 ® 2 Fe2O3 + 8 SO2	0,5 đ
a. Giả sử sau khi đốt thu được 1 mol hỗn hợp khí tương ứng với x, y là số mol FeS, FeS2 trong A.
Ta có: x + 2y = 0,106 (mol) x = 0,0530 (mol)
	 x + y = (mol) y = 0,0265 (mol)	0,5 đ
	® x = 2y ® %FeS = 59,46% và %FeS2 = 40,54%	0,5 đ
b. Pthh: 	 Fe2O3 + 3 H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + 3 H2O
	 Fe2(SO4)3 + 3 Ba(OH)2 ® 2 Fe(OH)3 + 3 BaSO4
 2 Fe(OH)3 ® Fe2O3 + 3 H2O
	 BaSO4 không phân hủy	0,5 đ
Gọi số mol FeS, FeS2 trong A là 2t và t mol:
Ta có: 160. + 233. = 12,885 (gam)
	® t = 0,01 (mol)
Vậy: m = 2. 0,01. 88 + 0,01. 120 = 2,96 (gam)	0,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2012- Olimpic Hoa 10 Bim Son 2012.doc