Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 (Có đáp án)

docx 29 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 (Có đáp án)
ĐỀ MINH HỌA 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Đề thi có 40 câu / 4 trang)
KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.
Câu 1: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây? 
	A. Ca. 	B. Na. 	C. Ag. 	D. Fe. 
Câu 2: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng? 
	A. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3. 	B. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. 
	C. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl. 	D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4. 
Câu 3: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn? 
	A. Gắn đồng với kim loại sắt. 	B. Tráng kẽm lên bề mặt sắt. 
	C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt. 	D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt. 
Câu 4: Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng 
	A. nước vôi trong. 	B. giấm ăn. 	C. dung dịch muối ăn. 	D. ancol etylic. 
Câu 5: Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây? 
	A. Điện phân nóng chảy MgCl2. 	B. Điện phân dung dịch MgSO4. 
	C. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2. 	D. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2. 
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là 
	A. 58,70%. 	B. 20,24%. 	C. 39,13%. 	D. 76,91%.
Câu 7: Phương trình hóa học nào sau đây sai? 
	A. 2Cr + 3H2SO4 (loãng) Cr2(SO4)3 + 3H2.	B. 2Cr + 3Cl22CrCl3.
	C. Cr(OH)3 + 3HCl CrCl3 + 3H2O.	D. Cr2O3 + 2NaOH (đặc) 2NaCrO2 + H2O.
Câu 8: Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu
	A. vàng nhạt. 	B. trắng xanh. 	C. xanh lam. 	D. nâu đỏ.
Câu 9: Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau đây
	A. AgNO3. 	B. NaOH. 	C. Cl2. 	D. Cu.
Câu 10: Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là 
	A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 11: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch
	A. HCl. 	B. Na2SO4. 	C. NaOH. 	D. HNO3.
Câu 12: Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là
	A. 375. 	B. 600. 	C. 300. 	D. 400.
Câu 13: Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là 
	A. FeCl3. 	B. CuCl2, FeCl2. 	C. FeCl2, FeCl3. 	D. FeCl2. 
Câu 14: Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+,... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây
	A. NaCl. 	B. Ca(OH)2. 	C. HCl. 	D. KOH. 
Câu 15: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho
	A. Glucozơ. 	B. Saccarozơ. 	C. Fructozơ. 	D. Tinh bột. 
Câu 16: Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là 
	A. 0,20M. 	B. 0,01M. 	C. 0,02M. 	D. 0,10M. 
Câu 17: Số este có công thức phân tử C4H8O2 là 
	A. 6. 	B. 3.	C. 4. 	D. 2. 
Câu 18: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là 
	A. tinh bột. 	B. xenlulozơ. 	C. saccarozơ. 	D. glicogen. 
Câu 19: Chất có phản ứng màu biure là 
	A. Chất béo. 	B. Protein. 	C. Tinh bột. 	D. Saccarozơ.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng
	A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. 
	B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước. 
	C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl. 
	D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm. 
Câu 21: Cho 15,00 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
	A. 53,95. 	B. 44,95.	C. 22,60. 	D. 22,35. 
Câu 22: Chất không có phản ứng thủy phân là 
	A. glucozơ. 	B. etyl axetat. 	C. Gly-Ala. 	D. saccarozơ. 
Câu 23: Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là 
	A. 3,425. 	B. 4,725. 	C. 2,550. 	D. 3,825. 
Câu 24: Thuỷ phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
	A. 2,90. 	B. 4,28. 	C. 4,10.	D. 1,64. 
Câu 25: Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là 
	A. 25,2.	B. 19,6. 	C. 22,4. 	D. 28,0.
Câu 26: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây
	A. 1,7. 	B. 2,1. 	C. 2,4. 	D. 2,5.
Câu 27: Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là 
	A. FeCl3, NaCl. 	B. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl. 
	C. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl, NaNO3. 	D. FeCl2, NaCl. 
Câu 28: Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-). 
	A. 4,48 gam. 	B. 5,60 gam. 	C. 3,36 gam. 	D. 2,24 gam. `
Câu 29: Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là 
	A. AgNO3 và FeCl2. 	B. AgNO3 và FeCl3. 	
	C. Na2CO3 và BaCl2. 	D. AgNO3 và Fe(NO3)2.
Câu 30: Cho các phát biểu sau: 
	(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon. 
	(b) Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm. 
	(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước. 
	(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ. 
	(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm. 
Số phát biểu đúng là 
	A. 2. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 5. 
Câu 31: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Y phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây
	A. 63. 	B. 18. 	C. 73. 	D. 20.
Câu 32: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
	A. 27,96. 	B. 29,52. 	C. 36,51. 	D. 1,50. 
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là 
	A. 53,16. 	B. 57,12. 	C. 60,36. 	D. 54,84. 
Câu 34: Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là: 
	A. X, Y, Z, T. 	B. X, Y, T. 	C. X, Y, Z. 	D. Y, Z, T.
Câu 35: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
	C8H14O4 + NaOH X1 + X2 + H2O	X1 + H2SO4 X3 + Na2SO4
	X3 + X4 Nilon-6,6 + H2O
Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Các chất X2, X3 và X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh.
	B. Nhiệt độ sôi của X2 cao hơn axit axetic.
	C. Dung dịch X4 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng.
	D. Nhiệt độ nóng chảy của X3 cao hơn X1.
Câu 36: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
T
Quỳ tím
Quỳ tím chuyển màu xanh
Y
Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng
Kết tủa Ag trắng sáng
X, Y
Cu(OH)2
Dung dịch xanh lam
Z
Nước brom
Kết tủa trắng
X, Y, Z, T lần lượt là: 
	A. Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin. 	B. Saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin. 
	C. Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ. 	D. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin. 
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2 là 
	A. 57,2. 	B. 42,6. 	C. 53,2. 	D. 52,6. 
Câu 38: Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxyl Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng
	A. Trong X có ba nhóm –CH3. 
	B. Chất Z không làm mất màu dung dịch nước brom. 
	C. Chất Y là ancol etylic. 
	D. Phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
Câu 39: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là 
	A. 3,84 gam. 	B. 2,72 gam. 	C. 3,14 gam. 	D. 3,90 gam. 
Câu 40: Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây 
	A. 6,0. 	B. 6,5. 	C. 7,0. 	D. 7,5.
ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TÀI LIỆU VỀ : 
- CÁC CHUYÊN ĐỀ CÓ TRONG ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
- NHIỀU ĐỀ THI THỬ CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
- CÁC DẠNG BÀI TẬP 8, 9 VÀ 10 TRONG ĐỀ THI ĐGNL
 CÁC BẠN HÃY THAM GIA NHÓM : https://www.facebook.com/groups/123701861435410/
CẤU TRÚC ĐỀ THI THPT MÔN HÓA NĂM 2017
I. CẤU TRÚC THEO MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT – THÔNG HIỂU – VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO.
Nhận biết – thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TỔNG
ĐIỂM
Este – lipit
2 câu
4 câu
1 câu
7 câu
1,75
Cacbohidrat
3 câu
3 câu
0,75
Amin – Aminoaxit - Protein
3 câu
3 câu
1 câu
7 câu
1,75
Polime và vật liệu
1 câu
1 câu
0,25
Đại cương kim loại
5 câu
4 câu
9 câu
2,25
Kiềm – Kiềm thổ - Nhôm
2 câu 
2 câu
1 câu
5 câu
1,25
Crom – Sắt – Đồng
2 câu
3 câu
1 câu
6 câu
1,5
Phân biệt và chuẩn độ
1 câu
1 câu
0,25
Ứng dụng
1 câu
1 câu
0,25
TỔNG
20 câu
16 câu
4 câu
ĐIỂM (THANG ĐIỂM 10)
5 điểm
4 điểm
1 điểm
I. 1 Biểu đồ thể hiện cấu trúc đề minh họa theo từng chương
 I. 2 Biểu đồ thể hiện cấu trúc đề minh họa theo từng mức độ
II. CẤU TRÚC THEO PHÂN BỐ BÀI TẬP HỮU CƠ – VƠ CƠ VÀ BÀI TOÁN – LÝ THUYẾT
TOÁN
LÝ THUYẾT
TỔNG
ĐIỂM
HỮU CƠ
9 câu
10 câu
19 câu
4,75 điểm
VỔ CƠ
 8 câu
13 câu
21 câu
5,25 điểm
TỔNG
17 câu
23 câu
ĐIỂM
4,25 điểm
5,75 điểm
10 điểm
1. Toán 
2. Lý thuyết
II.1 Biểu đồ thể hiệu cấu trúc phân bố bài tập HỮU CƠ – VÔ VƠ và BÀI TOÁN – LÝ THUYẾT
III. NHẬN ĐỊNH CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA MÔN HÓA KÌ THÌ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
- Theo đúng những gì bộ đã thông báo thì toàn bộ nội dung kiến thức trong đề thi hoàn toàn thuộc chương trình lớp 12.
- Nội dụng của đề phần lớn từ đề thì của những năm về trước – so sánh với đề thi THPT năm 2016 thì đề minh họa lần này sa sút và kém hơn rất nhiều về mặt phân loại học sinh.
 + Không quá nhiều những dạng bài tập tính toán quá dài quá phức tạp, nó nằm ở một mức giới hạn xử để thí sinh xử lý trong vòng thời gian 50 phút.
 + Đề minh họa lần này cũng cố gắng dàn trải đều ở tất cả các chương :
Ở mảng vô cơ : có đầy đủ các chương trong chương trình 12.
Mảng bài tập khó về vô cơ thường rơi vào dạng bài toán hợp chất khử tác dụng H+ và NO3-, điện phân dung dịch hoặc bài tập về nhôm hoặc hỗn hợp sắt và các oxit 
Ở mảng hữu cơ : đề dài trải đầy đủ tất cả các chương trong chương trình lớp 12 
Mảng bài tập khó về hữu cơ thường rơi vào dạng bài toán về biện luận este , amin, aminoaxit hoặc peptit.
 + Những dạng bài tập về đếm chất hoặc đếm nhận định thì không quá 5 chất (hoặc nhận định).
 + Xét về tính phân hóa thì đề minh họa cũng phân hóa rõ ràng giữa các mức độ nhận biết – thông hiểu, vận dụng 
- Đề chưa có tính phân hóa ở mức độ vận dụng cao – có thể nói là đề dễ và nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với năm 2015 – 2016 .
- 40 câu trong đề không quá áp lực để hoàn thành trong vòng 50 phút nếu như chúng ta biết cách học tập và rèn luyện, đề được số điểm từ 8,5 – 9 thì không phải chuyện khó chỉ cần luyện tập nhiều những dạng bài tập mức ở mức độ nhận biết – thông hiểu và vận dụng, không nhất thiết phải học và làm những bài tập quá khó.
PHÂN TÍCH – ĐỊNH HƯỚNG GIẢI – ĐỀ SỐ MINH HỌA NĂM 2017.
Câu 1: Chọn D.
- Phương pháp thủy luyện còn gọi là phương pháp ướt, được dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học thấp như Au, Ag, Hg, Cu. Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN để hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặngSau đó các ion kim loại trung dung dịch được khử bằng kim loại có tính khử mạnh hơn như Fe, Zn
- Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 
Câu 2: Chọn C.
- Các phản ứng xảy ra:
	· 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O · Fe + Fe2(SO4)3 FeSO4
	· Ag + HCl : không xảy ra phản ứng	 · Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu
* Lưu ý: Các kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa không phản ứng được với HCl, H2SO4 loãng, HBr
Câu 3: Chọn A.
* Phương pháp chống ăn mòn kim loại:
1. Phương pháp bảo vệ bề mặt:
- Phương pháp bảo vệ bề mặt là phủ lên bề mặt kim loại một lớp sơn, dầu mỡ, chất dẻo hoặc tráng, mạ bằng một kim loại khác. Nếu lớp bảo vệ bị hư, kim loại sẽ bị ăn mòn
· Lớp sơn phủ bảo vệ nhằm tạo một lớp màn chắn (barrier) cách ly kim loại với môi trường. Nhưng khi lớp bảo vệ này bị hỏng thì hơi ẩm thâm nhập và ăn mòn tấn công vào bên dưới lớp sơn. Vì thế, lớp sơn này chỉ phát huy tác dụng trong vài năm.
· Sắt tráng thiếc để bảo vệ sắt khỏi bị ăn mòn vì thiếc là kim loại khó bị oxi hóa ở nhiệt độ thường, màng oxit thiếc mỏng và mịn cũng có tác dụng bảo vệ thiếc và thiếc oxit. Thiếc là kim loại mềm, dễ bị sây sát. Nếu vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa học, kết quả là sắt bị ăn mòn nhanh.
2. Phương pháp điện hóa:
- Phương pháp bảo vệ điện hóa là dùng một kim loại có tính khử mạnh hơn làm vật hi sinh để bảo vệ vật liệu kim loại. Vật hi sinh và kim loại cần bảo vệ hình thành một pin điện, trong đó vật hi sinh đóng vai trò cực âm và bị ăn mòn.
· Tráng kẽm lên bề mặt sắt giúp bảo vệ sắt vì Zn có tính khử mạnh hơn Fe nên đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn (còn được gọi là vật hi sinh).
Câu 4: Chọn B.
- Trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng lâu ngày sẽ hình thành một lớp cặn ở dưới đáy (thành phần chính là muối canxi cacbonat CaCO3) vì vậy người ta dùng giấm ăn (chứa axit axetic CH3COOH) làm sạch lớp cặn này theo phương trình sau: 2CH3COOH + CaCO3 (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O
Câu 5: Chọn B.
- Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng.
- Phương trình phản ứng: MgCl2 Mg + Cl2
Câu 6: Chọn C.
- Ta có: 
Câu 7: Chọn A.
- Phương trình đúng: Cr + H2SO4 (loãng) CrSO4 + H2
Câu 8: Chọn D.
- Phương trình phản ứng: nâu đỏ 
Câu 9: Chọn D.
- Quá trình: . Các phản ứng xảy ra:
+ Ban đầu: Þ Hỗn hợp rắn X gồm: FeCl3: mol và Fe dư: mol.
+ Sauk hi cho nước vào rắn X: Þ Phản ứng vừa đủ nên dung dịch Y chứa FeCl2.
- Hướng 2 : Nhận thấy Þ Fe dư. Dung dịch sau phản ứng chứa :
 ÞY chỉ chứa FeCl2. (a là số oxi hóa của Fe trong X)
- Đem dung dịch Y tác dụng với các chất sau:
	· FeCl2 + 3AgNO3 Fe(NO3)3 + 2AgCl¯ trắng + Ag . 
	· FeCl2 + 2NaOHFe(OH)2¯ trắng xanh + 2NaCl	
	· 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3	
	· Cu + FeCl2: không phản ứng
Câu 10: Chọn B.
- Có 2 kim loại tác dụng với H2SO4 loãng là Al và Fe. 
Câu 11: Chọn C
Thuốc thử
NaCl
MgCl2
AlCl3
FeCl3
HCl 
Không hiện tượng
Không hiện tượng
Không hiện tượng 
Không hiện tượng
Na2SO4
Không hiện tượng 
Không hiện tượng
Không hiện tượng 
Không hiện tượng 
NaOH dư
Không hiện tượng 
Kết tủa trắng
Kết tủa trắng keo, sau đó tan.
Kết tủa nâu đỏ
HNO3
Không hiện tượng 
Không hiện tượng
Không hiện tượng 
Không hiện tượng
Câu 12: Chọn C.
- Hướng tư duy 1:
- Phương trình: 	2Al + 3FeO Al2O3 + 3Fe
 mol: 	 0,1 0,15 0,05 0,15 
- Hỗn hợp Y sau phản ứng gồm Al2O3 và Fe. Cho hỗn hợp Y tác dụng với H2SO4
	Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2O ;	Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
 0,05 0,15	0,15 0,15
Þ 
- Hướng tư duy 2:
- Quá trình: 
- Áp dụng: và 
- Hướng tư duy 3:
- Xét dung dịch sau phản ứng gồm Al3+: 0,1 mol ; Fe2+: 0,15 mol và 
Þ 
Câu 13: Chọn B.
- Quá trình: . Các phương trình xảy ra như sau:
	· Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O	· Cu + 2FeCl3 2FeCl2 + CuCl2
Câu 14: Chọn B.
- Để xử lí nước thải có chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+,... người ta sử dụng dung dịch kiềm, khi đó phản ứng sẽ xảy ra và hình thành các kết tủa hiđroxit của kim loại nặng, từ đó ta lọc bỏ kết tủa đi.
- Lý do sử dụng Ca(OH)2 mà không sử dụng KOH hoặc NaOH vì Ca(OH)2 giá thành rẻ (mua CaO ngoài thị trường sau đó cho tác dụng với H2O thu được Ca(OH)2), dễ sử dụng và phổ biến hơn so với KOH (NaOH)
Câu 15: Chọn A.
- Glucozơ có nhiều trong nho chín nên được gọi là đường nho.	
- Saccarozơ là thành phần chủ yếu đường mía, đường thốt nốt, đường củ cải.
- Fructozơ là thành phần chính của đường mật ong.
Câu 16: Chọn D.
- Ta có: 
Câu 17: Chọn C.
- Có 4 công thức cấu tạo của este có công thức phân tử C4H8O2 là:
	 ; ; ; 
Hoặc tính nhanh số đồng phân của este, no, đơn, chức mạch hở bằng công thức: (n < 5).
Câu 18: Chọn A.
- Phương trình hóa học đơn giản biểu diễn quá trình quang hợp của cây xanh: 
6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n (X) + 6nO2 
- Khi cho tinh bột tạo với dung dịch iot tạo hợp chất có màu xanh tím.
Câu 19: Chọn B.
- Phản ứng của Protein với Cu(OH)2 được gọi là phản ứng màu biure.
- Hiện tượng: Xuất hiện màu tím đặc trưng.
- Giải thích: Cu(OH)2 đã phản ứng với 2 nhóm peptit (CO–NH) cho sản phẩm có màu tím. 
Câu 20: Chọn C.
Câu A. Sai, Anilin: C6H5NH2 là một amin thơm (gốc -C6H5 làm giảm mật độ electron trên nguyên tử N) tính bazơ không đủ mạnh để làm quỳ tím đổi màu. 
Câu B. Sai, Ở nhiệt độ thường, metylamin, etylamin, đimetylamin, trimetylamin là những chất khí độc, có mùi khai và dễ tan trong nước. Các amin đồng đẳng cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.
Câu C. Đúng, Anilin có thể tác dụng với HCl tạo muối tan nên được sử dụng để rửa sạch ống nghiệm.
C6H5NH2 (ít tan trong nước) + HCl C6H5NH3Cl (tan tốt trong nước)
Câu D. Sai, Các chất khí metyl-, etyl-, đimetyl-, trimetyl- đều là các khí độc; ngoài ra còn có cả anilin cũng là một chất lỏng rất độc.
Câu 21: Chọn B.
- Hướng tư duy 1: Bảo toàn K
- Quá trình: 
- Ta có: 
Þ mrắn = 
- Hướng tư duy 2: Bảo toàn khối lượng cho toàn quá trình 
- Gộp quá trình: 
- Ta có: mà 
Câu 22: Chọn A.
· Glucozơ là monosaccarit không tham gia phản ứng thủy phân.
· 
· 
· C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)
Câu 23: Chọn D.
Câu 24: Chọn D.
- Phương trình: 
 mol: 0,05 0,02 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_minh_hoa_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2017_co_dap_an.docx