SỞ GD-ĐT PHÚ YÊN KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 ĐỀ THI MINH HỌA Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: LỊCH SỬ (Đề thi có 5 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề 01. Hành động nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước và tiến công ta năm 1946. A. Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng. B. Ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh... C. Ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. D. Gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta hạ vũ khí đầu hàng. 02. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của A. Chủ nghĩa Mac - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước ở Việt Nam. B. Chủ nghĩa Mac - Lê-nin với phong trào công nhân và tư tưởng Hồ Chí Minh. C. Chủ nghĩa Mac - Lê-nin với phong trào công nhân. D. Chủ nghĩa Mac - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. 03. Khó khăn lớn nhất đưa chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2-9-1945 vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” A. Các tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc dậy chống phá cách mạng. B. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng. C. Nạn đói, nạn dốt đang đe dọa nghiêm trọng. D. Âm mưu của quân Trung Hoa Dân quốc và thực dân Pháp 04. Năm ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện nay (2016) là A. Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Nhật Bản. B. Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc. C. Mỹ, Liên xô, Anh, Pháp, Trung Quốc. D. Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Trung Quốc. 05. Lý do cơ bản nhất để Đảng ta chủ trương hòa hoãn, nhân nhượng cho Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về kinh tế và chính trị. A. Tránh tình trạng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ hậu thuẫn của quân Anh. C. Ta chưa đủ sức đánh hai vạn quân Trung Hoa Dân quốc. D. Hạn chế việc Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc cấu kết với nhau. 06. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian. 1. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. 2.Quân Nhật vượt biên giới Việt-Trung, tiến vào miền Bắc Việt Nam. 3.Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương. A. D. 1, 3, 2. B. C. 3, 2, 1. C. A. 2, 3 ,1. D. B. 1, 2, 3. 07. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay A. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới. B. Thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc. C. Gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam. D. Bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô. 08. Đội Việt Nam Giải phóng quân ra đời, đó là hợp nhất của A. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn. B. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Võ Nhai. D. Cứu quốc quân với Trung đội cứu quốc quân. 09. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta là A. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để. B. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc. C. Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập tự do... D. Đánh đuổi thực dân pháp, đánh đổ ngôi vua. 10. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. Ruộng đất cho dân cày. B. Tự do và dân chủ. C. Đoàn kết với cách mạng thế giới. D. Độc lập và tự do. 11. Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911-1925 đối với cách mạng Việt Nam là A. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mac - Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. B. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. D. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản. 12. Thành lập Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa A. Ngày 1-10-1950. B. Ngày 1-10-1949. C. Ngày 10-10-1950. D. Ngày 10-10-1949. 13. Nội dung nào không thuộc mục tiêu của ASEAN A. Phát triển kinh tế. B. Phát triển văn hóa. C. Xây dựng ASEAN thành tổ chức kinh tế-chính tri-quân sự mạnh. D. Duy trì hòa bình và ổn định khu vực. 14. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là A. Công nhân và tiểu tư sản trí thức. B. Công nhân. C. Công nhân và nông dân. D. Tư sản dân tộc. 15. Tác phẩm đã trang bị lí luận cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên A. Tác phẩm Đường Kách mệnh và Báo Thanh niên. B. Tác phẩm Đường Kách mệnh. C. Tác phẩm Đường Kách mệnh và Bản án chế độ thực dân Pháp. D. Báo Thanh niên. 16. Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn A. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920). B. Cả ba phương án đúng. C. Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vec-xai. D. Đọc sơ thảo luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920). 17. Kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) để A. Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN. B. Kết nạp Brunay làm thành viên. C. Đề ra mục tiêu chung của ASEAN. D. Thông qua Hiến chương ASEAN. 18. Hai hệ thóng phòng ngự Pháp lập ở Việt Nam năm 1949 là A. Xây dựng hệ thống phòng ngự Bắc Bộ và Trung du. B. Lập tuyến “boong-ke” và “vành đai trắng” xung quanh Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. C. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập “hành lang Đông-Tây”. D. Cả ba phương án đúng. 19. Niên đại nào có quan hệ trực tiếp với đoạn văn “Pháp chạy Nhật đầu hàng, Vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nước Việt Nam độc lập. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa” A. 2-9-1945. B. 30-8-1945. C. 23-8-1945. D. 19-8-1945. 20. Đường lối kháng chiến của Đảng ta từ 12-1946 là A. Kháng chiến trên lĩnh vực quân sự, chính trị. B. Kháng chiến chính trị, quân sự và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài. C. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế D. Kháng chiến toàn diện, liên kết với nhân dân Lào và Cam-pu-chia. 21. Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân đi vào đấu tranh tự giác A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu. B. Thành lập Công hội (bí mật) ở Sài Gòn-Chợ Lớn. C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn (8-1925) và Thành lập Công hội (bí mật) ở Sài Gòn-Chợ Lớn. D. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn (8-1925). 22. Giai cấp nào mới ra đời do hệ quả của việc khai thác thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất của Pháp ở Việt Nam? A. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến. B. Công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, nông dân, địa chủ phong kiến. C. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc. D. Công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản. 23. Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần 8, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập A. Mặt trận thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương. B. Mặt trận dân chủ Đông Dương. C. Mặt trận Đồng Minh. D. Mặt trận Việt Minh. 24. Cơ sở pháp lí về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập là A. Nước Việt Nam thật sự trở thành một nước tự do, độc lập. B. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập. C. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng , tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. D. Tất cả A, B, C đều đúng. 25. Kết quả lớn nhất ta giành được trong chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 là A. Giải phóng giải biên giới Việt-Trung với chiều dài 750 km từ Cao Bằng đến đình lập. B. Tiêu diệt và bắt 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh. C. Quân ta giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ). D. Bộ đội ta phát triển với ba thứ quân. 26. “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...” là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong A. Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (1945). B. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (1946). C. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945). D. Tác phẩm “cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi” (1947). 27. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam đề ra trong Luận cương chính trị tháng 10-1930 là A. Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng. B. Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. C. Đánh đổ tư sản phản cách mạng và đế quốc. D. Đánh đổ phong kiến và tư sản phản cách mạng. 28. Tháng 8-1945, những nước giành được độc lập dân tộc A. Việt Nam, Lào. B. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Malaysia. C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. D. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a. 29. Sự kiện được ghi dấu đó là thời cơ khách quan thuận lợi để Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu A. Quân Nhật ở Đông dương rệu rã. Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang. B. Quân Nhật rút khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. C. Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống nước Nhật. D. Nhật đảo chính Pháp, làm cho cách mạng Việt Nam còn lại một kẻ thù. 30. Mục đích là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, là của tổ chức A. Liên hợp quốc. B. Hội nghị Ianta. C. Liên minh Châu Âu. D. ASEAN. 31. Quyên làm chủ của nhân dân ta được thể hiện sớm nhất và có hiệu quả nhất trong sự kiện. A. Tham gia bầu cử Quốc hội (1-6-1946). B. Tham dự phiên hợp đầu tiên của Quốc hội (2-3-1946). C. Tham gia thảo luận hiến pháp mới (1946). D. Tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. 32. Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập A. Ngày 10-12-1975. B. Ngày 2-10-1975. C. Ngày 2-12-1975. D. Ngày 12-12-1975. 33. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai A. Hòa bình, trung lập. B. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người. C. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN. D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ. 34. Những nước tham gia sáng lập ASEAN A. Thái Lan, In-đô- nê-xi-a, Malaixia, Singapore, Myanma. B. Thái Lan, In-đô- nê-xi-a, Malaixia, Philipspin, Singapore. C. Thái Lan, Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Philippin, Singapore. D. In-đô- nê-xi-a, Malaixia, Philipspin, Singapore, Việt Nam. 35. Mục đích của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối 1946 đầu 1947) là. A. Buộc Pháp phải kí hiệp ước lập lại hòa bình ở Việt Nam. B. B, C đúng. C. Kéo dài thời gian hòa hoãn. D. Giam chân địch một thời gian dài trong thành phố, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch để hậu phương kip thời huy động lực lượng kháng chiến. 36. Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945? A. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939. B. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. Củng cố được khối đoàn kết dân tộc. D. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. 37. Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? A. Chiến lược Đông-Xuân năm 1953-1954. B. Điện Biên Phủ năm 1954. C. Biên giới thu - đông năm 1950. D. Việt Bắc thu - đông năm 1947. 38. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) là A. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên để Hội nghị thông qua. C. Câu A và B đúng. D. Truyền bá chủ nghĩa Mac - Lê-nin vào Việt Nam. 39. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt-Trung, củng cố và mở rộng căn cứ Việt-Bắc là mục tiêu trong chiến dịch A. Biên giới thu-đông năm 1950. B. Chiến lược Đông-Xuân năm 1953-1954. C. Chiến dich Điện Biên Phủ năm 1954. D. Việt Bắc thu-đông năm 1947. 40. Hội nghị Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) xác định nhiệm vụ trực tiếp và trước mắt của cách mạng Việt Nam là A. Chống thực dân Pháp và phát xít Nhật. B. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh... C. Chống đế quốc và chống phong kiến. D. Chống thực dân Pháp và phong kiến. TN100 tổng hợp đáp án 1. Đáp án 01. - - - ~ 11. { - - - 21. - - - ~ 31. { - - - 02. - - - ~ 12. - | - - 22. - - - ~ 32. - - } - 03. - - - ~ 13. - - } - 23. - - - ~ 33. - - } - 04. - | - - 14. - | - - 24. - | - - 34. - | - - 05. { - - - 15. - | - - 25. - - } - 35. - - - ~ 06. - - } - 16. - - - ~ 26. - | - - 36. { - - - 07. { - - - 17. { - - - 27. - | - - 37. - - } - 08. - | - - 18. - - } - 28. - - - ~ 38. - - } - 09. - - } - 19. { - - - 29. { - - - 39. { - - - 10. - - - ~ 20. - - } - 30. { - - - 40. - | - -
Tài liệu đính kèm: