Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 591 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Kiên Giang

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 591 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 591 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Kiên Giang
SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 5 trang)
KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN LỊCH SỬ LỚP 12
Ngày thi: 21/12/2016
Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm)
5 9 1
Mã đề 591
Họ tên :...................................................... Số báo danh : ...............
Câu 1: Khả năng cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam được đánh giá là 
	A. lực lượng lãnh đạo cách mạng.
	B. lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
	C. một bộ phận mà cách mạng cần phải lôi kéo.
	D. lực lượng hăng hái của cách mạng.
Câu 2: Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là 
	A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh. 	B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do. 
	C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 	D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường. 
Câu 3: Đặc điểm chung của các nước Đông Bắc Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là
	A. các nước Đông Bắc Á đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
	B. các nước Đông Bắc Á đều là nước thắng trận.
	C. các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
	D. các nước Đông Bắc Á đều là nước độc lập, có chủ quyền.
Câu 4: Điểm mới của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) so với Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 là 
	A. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
	B. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.
	C. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
	D. thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc. 
Câu 5: Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của sự thành lập ba tổ chức Cộng sản năm 1929?
	A. Là kết quả sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân ở Việt Nam.
	B. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
	C. Mở ra bước ngoặt lịch sử to lớn cho cách mạng Việt Nam. 
	D. Chấm dứt sự khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.
Câu 6: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 có điểm gì khác so với các phong trào đấu tranh trước đó?
	A. Có sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
	B. Có sự tham gia của công nhân.
	C. Nổ ra đồng loạt khắp cả nước.
	D. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 7: Hội nghị nào của Trung ương Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh?
	A. Hội nghị Trung ương tháng 7/1936.
	B. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tháng 5/1941.
	C. Hội nghị Trung ương tháng 11/1939.
	D. Hội nghị Trung ương tháng 11/1940.
Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp khó khăn nào lớn nhất?
	A. Sự tàn phá nặng nề của cuộc chiến tranh.
	B. Thiếu thốn gay gắt lương thực, thực phẩm.
	C. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
	D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
Câu 9: Khởi nghĩa Yên Bái thất bại là do nguyên nhân khách quan nào?
	A. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động.
	B. Đế quốc Pháp còn mạnh.
	C. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
	D. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu.
Câu 10: Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 
	A. chủ nghĩa thực dân cũ.	B. giai cấp địa chủ phong kiến.
	C. chế độ độc tài thân Mĩ.	D. chế độ phân biệt chủng tộc. 
Câu 11: Liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu là
	A. Liên minh châu Âu (EU).	B. tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
	C. tổ chức Liên hợp quốc (UN).	D. tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Câu 12: Mục tiêu nào sau đây không nằm trong nội dung “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ?
	A. Khống chế, nô dịch các nước đồng minh.
	B. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
	C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
	D. Giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 13: Các nước thành viên đầu tiên của "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) gồm:
	A. Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Lúcxămbua.
	B. Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Bồ Đào Nha.
	C. Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia.
	D. Anh, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha.
Câu 14: Đến nửa đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, hai cường quốc công nghiệp đứng đầu trên thế giới là
	A. Nhật Bản và Liên Xô.	B. Mĩ và Liên Xô.
	C. Liên Xô và Đức.	D. Mĩ và Nhật Bản.
Câu 15: So với phong trào cách mạng 1930 -1931, điểm khác biệt về mục tiêu đấu tranh của thời kì 1936 - 1939 là
	A. phong trào tập trung đấu tranh đòi giảm tô, giảm tức, xóa nợ cho nông dân.
	B. phong trào tập trung vào nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến.
	C. phong trào tập trung đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
	D. phong trào đấu tranh đòi Đông Dương được hưởng qui chế tự trị.
Câu 16: Ấn Độ trở thành nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới là nhờ 
	A. thực hiện cuộc "Cách mạng chất xám".
	B. thực hiện cuộc "Cách mạng trắng".
	C. thực hiện cuộc "Cách mạng khoa học - kĩ thuật".
	D. thực hiện cuộc "Cách mạng xanh".
Câu 17: Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản?
	A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.
	B. Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
	C. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp.
	D. Quốc tế này chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.
Câu 18: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương được Đảng xác định trong thời kì 1936 - 1939 là
	A. chống đế quốc và chống phong kiến.
	B. đánh đổ phong kiến để người cày có ruộng.
	C. chống phản động thuộc địa đòi dân sinh, dân chủ.
	D. đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập.
Câu 19: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là 
	A. thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
	B. tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ.
	C. sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.
	D. đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
Câu 20: “Giữa thành một trận xông pha. Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng”. Hai câu thơ miêu tả phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh năm 1930. Cho biết phong trào diễn ra chủ yếu bằng phương pháp nào?
	A. Phương pháp sử dụng lực lượng vũ trang.	B. Phương pháp bãi công chính trị.
	C. Phương pháp đấu tranh hòa bình.	D. Phương pháp cách mạng bạo lực.
Câu 21: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
	A. đoàn kết với cách mạng thế giới.	B. độc lập và tự do.
	C. tự do và dân chủ.	D. ruộng đất cho dân cày.
Câu 22: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt "Chiến tranh lạnh" vào năm nào?
	A. 1989.	B. 1992. 	C. 1990. 	D. 1991. 
Câu 23: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đã thực sự trưởng thành và nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
	A. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
	B. Đấu tranh của công nhân nhà máy Ba Son (Sài Gòn).
	C. Tiếp thu tư tưởng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
	D. Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 24: Ngày 9/3/1945, ở Đông Dương diễn ra sự kiện nào?
	A. Nhật đầu hàng Đồng minh.	B. Vua Bảo Đại thoái vị.
	C. Nhật nhảy vào Đông Dương.	D. Nhật đảo chính Pháp.
Câu 25: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của 
	A. sự phát triển nhanh chóng quan hệ thương mại quốc tế.
	B. sự ra đời của các công ti xuyên quốc gia.
	C. cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
	D. sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại quốc tế.
Câu 26: Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
	A. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.	B. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
	C. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.	D. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự.
Câu 27: Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của 5 nước 
	A. Việt Nam, Lào, Campuchia, Philíppin, Malaixia.
	B. Inđônêxia, Xingapo, Việt Nam, Philíppin, Malaixia.
	C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào, Philíppin, Xingapo.
	D. Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo, Thái Lan.
Câu 28: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sản lượng công nghiệp của Mĩ đạt
	A. hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
	B. bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, cộng hòa liên bang Đức, Italia và Nhật cộng lại.
	C. bằng 3 lần sản lượng của Anh, Pháp, cộng hòa liên bang Đức, Italia và Nhật cộng lại.
	D. gấp 2 lần sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
Câu 29: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân đội nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh?
	A. Quân đội Mĩ.	B. Quân đội Pháp.	C. Quân đội Anh.	D. Quân đội Liên Xô.
Câu 30: Nội dung nào không phải ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 - 1931? 
	A. Khối liên minh công - nông hình thành, công nhân và nông dân đoàn kết đấu tranh.
	B. Đảng Cộng sản Đông Dương được Quốc tế Cộng sản công nhận là một phân bộ độc lập.
	C. Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
	D. Quần chúng nhân dân chống lại cuộc khủng bố và thủ đoạn thâm độc của kẻ thù.
Câu 31: Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 đã đánh dấu sự chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng như thế nào? 
	A. Mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.
	B. Kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
	C. Xác định đúng kẻ thù là đế quốc - phát xít.
	D. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Câu 32: Nguyên nhân nào trực tiếp dẫn đến Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945? 
	A. Phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật nhiều khó khăn.
	B. Mâu thuẫn Pháp - Nhật càng lúc càng gay gắt.
	C. Thất bại gần kề của Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai.
	D. Nhật tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít.
Câu 33: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
	A. báo Búa liềm.	B. báo Thanh niên.
	C. báo Tiền phong.	D. báo Người cùng khổ.
Câu 34: Cách mạng tháng Tám 1945 có tính chất
	A. khởi nghĩa từng phần.	B. khởi nghĩa vũ trang.
	C. khởi nghĩa chính trị.	D. khởi nghĩa toàn phần.
Câu 35: Nguyên nhân nào thúc đẩy Liên Xô và Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh?
	A. Chấm dứt tình trạng căng thẳng của thế giới.
	B. Liên Xô và Mĩ đã đạt được mục tiêu nên dừng Chiến tranh lạnh.
	C. Kinh tế của Liên Xô và Mĩ bị suy giảm trầm trọng.
	D. Chấm dứt quan hệ đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
Câu 36: Phát biểu nào dưới đây đúng nhất về lí do phong trào dân chủ 1936 - 1939 được coi là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945?
	A. Phong trào đã xác định đúng kẻ thù của cách mạng.
	B. Phong trào đã để lại bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
	C. Phong trào đã sử dụng phương pháp đấu tranh hiệu quả.
	D. Phong trào đã kết nối cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.
Câu 37: Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã dẫn tới hệ quả là	
	A. hình thành trật tự thế giới “đơn cực” và nhiều trung tâm.
	B. hình thành trật tự thế giới “đa cực”.
	C. hình thành trật tự thế giới “hai cực”.
	D. hình thành “trật tự thế giới đơn cực”.
Câu 38: Đâu là đánh giá đúng về tổ chức ASEAN?
	A. Là tổ chức liên kết toàn Đông Nam Á.
	B. Là tổ chức Kinh tế - Thương mại lớn thứ hai thế giới. 
	C. Là tổ chức liên kết khu vực thành công thứ hai thế giới.
	D. Là tổ chức Kinh tế - Thương mại toàn Đông Nam Á.
Câu 39: Tình hình chung của các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 
	A. những quốc gia bị Mĩ bao vây và cấm vận về kinh tế. 
	B. những quốc gia độc lập hoàn toàn. 
	C. thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
	D. lệ thuộc vào Mỹ và thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. 
Câu 40: Giai cấp nào có tinh thần triệt để cách mạng, nhanh chóng trở thành một động lực của phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại?
	A. Giai cấp nông dân. 	B. Giai cấp công nhân.
	C. Giai cấp tiểu tư sản. 	D. Giai cấp tư sản dân tộc.
----- HẾT -----

Tài liệu đính kèm:

  • docde 591.doc