Đề thi lại môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Kiến Thiết

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 5495Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi lại môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Kiến Thiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi lại môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Kiến Thiết
PGD&ĐT TIÊN LÃNG ĐỀ THI LẠI
TRƯỜNG THCS KIẾN THIẾT Môn Ngữ văn 8
 Thời gian: 60 phút
I.Phần đọc hiểu: 4 điểm
Câu 1: Điền tên tác giả, tác phẩm vào chỗ chấm cho phù hợp.
A. Ngắm trăng - ................................. C. ......................-Tế Hanh.
B.....................-Thế Lữ. D. Khi con tu hú -..........................
Câu 2:Bài thơ Nhớ rừng được sáng tác trong giai đoạn nào ?
A.1930-1945 C.1954-1975
A.1945-1954 D.Sau năm 1975
Câu 3:. Nhận xét: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khao khát thoát khỏi kiếp đời nô lệ. là ý nghĩa của văn bản nào ? A. Khi con tu hú B. Muốn làm thằng Cuội. 
C . Hai chữ nước nhà. D. Nhớ rừng . 
Câu 4:Dòng nào dưới đây nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong Nhớ rừng?
A.Để làm nổi bật hình ảnh con hổ
B.Để gây ấn tượng đối với người đọc
C.Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ
D.Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với người đọc
Câu 5. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn 3 của bài “ Nhớ rừng”?
A. Ẩn dụ và nhân hóa. C. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ.
B. So sánh và nhân hóa. D. Câu hỏi tu từ và so sánh.
Câu 6: Câu thơ Hồn ở đâu bây giờ? là câu nghi vấn. Đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 7:Nối các câu ở cột A với cột B cho phù hợp.
 A
Đáp án.
 B
1.U có ăn thì con mới ăn.
a.Hành động điều khiển
2.Sáng ngày người ta đám u có đau lắm không?
b.Hành động trình bày
3.U ăn khoai đi, để lấy sữa cho em nó bú.
c.Hành động bộc lộ cảm xúc
4.Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
d.Hành động hỏi
Câu 8: Chọn và điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành nhận xét:
 “ Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc họa sinh động một bức tranh mùa hè........................................”
Tràn ngập âm thanh; có sắc màu tươi sáng; náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu; ảm đạm, ủ ê.
II.Phần tạo lập văn bản (6 điểm)
 Trong học sinh chúng ta hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng học vẹt, học tủ.
Em hãy giải thích để các bạn nhận thức được tác hại của những cách học đó và thay đổi cách học của mình cho có hiệu quả.
*ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.Phần đọc hiểu:4 điểm.
Câu 1:0,5 đ
Mức độ tối đa:HS điền đúng tên tác giả, tác phẩm:Hồ Chí Minh,Tố Hữu, Quê hương, 	Nhớ rừng.
Mức độ không tối đa.:HS điền đúng được 3 đáp án trên.
Mức độ không đạt:không có câu trả lời hoặc có câu trả lời khác.
Câu 2:0,5 đ
Mức độ tối đa:HS chọn đáp án A
Mức độ không đạt:không có câu trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 3:0,5 đ
Mức độ tối đa:HS chọn đáp án D
Mức độ không đạt:không có câu trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 4:0,5 đ
Mức độ tối đa:HS chọn đáp án C
Mức độ không đạt:không có câu trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 5 :0,5 đ 
Mức độ tối đa:HS chọn đáp án C
Mức độ không đạt:không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 6 : 0,5 đ 
Mức độ tối đa:HS chọn đáp án A
Mức độ không đạt:không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 7 : 0,5 đ 
Mức độ tối đa:HS nối được các ý:1-b;2-d; 3-a; 4-c
Mức độ không tối đa.:HS nối đúng được 3 đáp án trên.
Mức độ không đạt:không trả lời hoặc có câu trả lời khác 
Câu 8 : 0,5 đ 
Mức độ tối đa:HS điền được cụm từ: náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu
Mức độ không đạt:không trả lời hoặc có câu trả lời khác
II.Phần taọ lập văn bản(6,0 đ)
Mức độ tối đa
Về phương diện nội dung:
Yêu cầu về kiến thức: HS phải vận dụng kiến thức đã học về kiểu bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống để giải quyết vấn đề đặt ra.Biết hình thành các luận điểm và làm sáng tỏ làm được bài văn nghị luận với các ý cơ bản sau: .
a.Mở bài:0,5 đ
-Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận..
b.Thân bài:5 đ
-Giải thích thế nào là học vẹt, học tủ?
+Học vẹt:là học thuộc bài, trình bày trôi chảy nhưng không hiểu gì.
+Học tủ:là cách học chỉ tập trung vào những vấn đề mà mình đoán là sẽ thi.
->Cả hai cách này đều mang tính chất đối phó. Không thực sự coi trọng việc tiếp thu kiến thức để hiểu biết, khôn lớn.
-Nêu tác hại của việc học vẹt, học tủ.
+Kiến thức nhớ không lâu bền, chóng quên.
+Không hiểu nên không vận dụng được kiến thức vào trong công việc, trong cuộc sống.
+Kiến thức lộn xộn, thiếu tính hệ thống.
+Không nắm được kiến thức một cách đầy đủ và toàn diện.
->Hậu quả không tốt cả trước mắt lẫn lâu dài đối với chính bản thân người học.
+Nếu lệch tủ sẽ không đạt kết quả trong thi cử, kiểm tra.Không đảm bảo tốt cho kì thi.
+Phụ công thầy cô dạy dỗ, tận tâm.
+Làm bố mẹ thất vọng, buồn lòng.
-Cần thay đổi cách học tập để có kết quả thực sự.
+Xác định lại mục tiêu học tập không chỉ để đối phó với thi cử.
+Kiên trì chịu khó trong học tập.
+Học đều, học đủ, học toàn diện để hoàn thiện kiến thức.
c.Kết bài.0,5 đ
-Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
-Bài học liên hệ.
*Về phương diện hình thức: bài văn không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu.
Mức độ chưa tối đa: chỉ đảm bảo một trong các phương diện về nội dung và hình thức trên.
Mức độ không đạt: không làm bài hoặc lạc đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_LAI_MON_NGU_VAN_8.doc