Ma trận đế kiểm tra học kì I, năm học 2015-2016 môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Hoa Lư

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1012Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đế kiểm tra học kì I, năm học 2015-2016 môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Hoa Lư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đế kiểm tra học kì I, năm học 2015-2016 môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Hoa Lư
 PHÒNG GD & ĐT VẠN NINH 
 TRƯỜNG THCS HOA LƯ 
 MA TRẬN ĐẾ KIỂM TRA HỌC KÌ I , NĂM HỌC 2015-2016
 MÔN NGỮ VĂN 8
 Giới hạn chương trình: tuần 1 đến tuần 15
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Thu thập kiến thức để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, Ngữ văn 8 theo ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của học sinh.
 2. Kĩ năng: - Kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực hành.
 - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập tự luận, viết bài văn.
 3. Thái độ: Tự giác, nghiêm túc khi làm bài.
 4. Năng lực cần đat: Độc lập suy nghĩ, tư duy sáng tao, diễn đạt, tạo lập văn bản.
II. HÌNH THỨC:
	 Hình thức kiểm tra: Tự luận 
 Cách thức làm bài: Cho học sinh làm bìa kiểm tra trong vòng 90 phút rồi thu bài.
III. MA TRẬN:
Cấp độ
Chủ đề
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
CỘNG
CẤP ĐỘ THẤP
CẤP ĐỘ CAO
1. Văn học 
Truyện nước ngoài.
Nhớ tên văn bản, tên tác giả của các tác phẩm văn học nước ngoài trong học kì I, lớp 8 ( C1)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ : 10
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ : 10
Lão Hạc
( Nam Cao).
Hiểu được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
(C2)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20
2. Tiếng Việt
Từ tượng thanh, từ tượng hình
- Nắm được khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình.
( C3a)
Nhận biết được từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn trích.
(C3b)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20
3. Tập làm văn
Văn tự sự
Viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
(C4)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50 %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Tổng số câu: 2
Tổng số điểm:3
Tỉ lệ: 30 %
Tổng số câu: 1
Tổng số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Tổng số câu: 1
Tổng số điểm: 5
Tỉ lệ: 50
Tổng số câu: 4
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
 PHÒNG GD & ĐT VẠN NINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015- 2016
 TRƯỜNG THCS HOA LƯ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề)
Đề kiểm tra đề nghị
Câu 1: Ghi lại tên các văn bản- tên tác giả văn học nước ngoài em đã học trong chương trình Ngữ văn kì I, lớp 8? (1điểm)
 Câu 2: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “ Lão Hạc” (Nam Cao) ? 
(2 điểm).
 Câu 3: (2 điểm).
Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình ? (1 điểm).
Tìm những từ tượng thanh có trong đoạn văn sau:
 “Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia.”
 ( Ai- ma- tốp – Hai cây phong)
Câu 4: (5 điểm)
 Hãy tưởng tượng mình là người chứng kiến cảnh bé Hồng gặp lại mẹ ( đoạn trích Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, tập một ), em hãy kể lại cuộc gặp đầy xúc động đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I , NĂM HỌC 2015-2016.
MÔN NGỮ VĂN 8
Câu 1( 1 điểm). 
* Đáp án: 
Ghi lại đúng tên văn bản, tên tác giả văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn kì I,
 lớp 8:
- Cô bé bán diêm- An- đéc- xen.
- Đánh nhau với cối xay gió ( trích Đôn Ki- hô- tê) - Xéc- van-téc.
- Chiếc lá cuối cùng – O hen- ri.
- Hai cây phong ( Trích Người thầy đầu tiên) – Ai- ma-tốp).
* Biểu điểm: 
- Mức độ tối đa: Học sinh trả lời đầy đủ nội dung trên (1 điểm).
- Mức độ chưa tối đa: Học sinh trả lời chưa đầy đủ ( khoảng 50%) nội dung trên (0.5 điểm).
- Không đạt: Học sinh trả lời quá sơ sài hoặc không làm (0 điểm).
Câu 2 (2 điểm):
* Đáp án: 
 Nội dung : (1 điểm)
 - Phản ánh hiện thực số phận bi thảm của người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh lão Hạc: 
+ Vì nghèo phải bán đi cậu vàng- kỉ vật duy nhất của người con trai để lại.
+ Không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không muốn phiền hà đến hàng xóm. 
 - Thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của một con người: 
 + Cảm thông trước tấm lòng của người cha rất mực yêu thương con, muốn vun đắp dành dụm tất cả những gì có thế cho con có cuộc sống hạnh phúc;.
 + Trân trọng ca ngợi vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng, khí khái. . 
Nghệ thuật: (1,5 điểm)
+ Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc . 
+ Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động. 
+ Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng hình tượng nhân vật mang tính cá thế hóa cao. 
* Biểu điểm: 
- Mức độ tối đa: Học sinh trả lời đầy đủ nội dung trên (2 điểm).
- Mức độ chưa tối đa: Học sinh trả lời được 50% các ý trên (1điểm).
- Không đạt: Học sinh trả lời không được các ý trên hoặc không làm (0 điểm).
Câu 3 a: (1 điểm)
-Từ tượng thanh là từ gợi tả âm thanh, hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng hình là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
* Biểu điểm: 
- Mức độ tối đa: Học sinh trả lời đầy đủ khái niệm trên (1 điểm).
- Mức độ chưa tối đa: Học sinh trả lời được một trong hai ý trên, hoặc 1/2 ý 1 và 1/2 ý 2. (0.5 điểm).
- Mức độ chưa tối đa: Học sinh trả lời được 1/ 2 ý 1 hoặc 1/2 ý 2. (0.25 điểm).
- Không đạt: Học sinh trả lời không được các ý trên hoặc không làm (0 điểm).
 Câu 3b (1điểm)
- Từ tượng thanh: rì rào, rộn ràng, xào xạc.
*Biểu điểm: 
- Mức độ tối đa: Học sinh trả lời đầy đủ các từ (1 điểm).
- Mức độ chưa tối đa: Học sinh trả lời được hai từ. (0,75 điểm).
- Mức độ chưa tối đa: Học sinh trả lời được 1 từ.( 0, 25 điểm).
- Không đạt: Học sinh trả lời không được các ý trên hoặc không làm (0 điểm).
Câu 4: (2 điểm)
* Đáp án:
- A. Yêu cầu: 
- Hình thức: Biết cách làm bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. Bố cục rõ ràng, ba phần. Hành văn mạch lạc, sinh động, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Nội dung: Làm rõ yêu cầu của đề bài: Kể lại cuộc gặp gỡ đầy xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ.
B. Những ý chính cần đạt.
I. Mở bài: Hoàn cảnh được chứng kiến câu chuyện.
II. Thân bài:
 - Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ.
 - Diễn biến: Cuộc gặp gõ diễn ra như thế nào, hành động, tâm trạng của bé Hồng và mẹ bé Hồng trong cuộc gặp ra sao?
- Tâm trạng và cảm xúc của bản thân khi chứng kiến cuộc gặp gỡ đó.
III. Kết bài
Suy nghĩ về tình mẫu tử.
C. Biểu điểm: - Mở bài: 0,5 điểm.
 - Thân bài: 4 điểm.
 + Ý 1 – 1 điểm
 + Ý 2- 2 điểm.
 + Ý 3- 1 điểm. 
 - Kết bài: 0, 5 điểm.
 Trân trọng nhiều cách trình bày khác nhau của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_8_HKI_1516.doc