Đề thi Kỳ thi tuyển sinh THPT chuyên Lương Văn Chánh năm học 2015 - 2016 môn thi: Hóa học

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1424Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Kỳ thi tuyển sinh THPT chuyên Lương Văn Chánh năm học 2015 - 2016 môn thi: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Kỳ thi tuyển sinh THPT chuyên Lương Văn Chánh năm học 2015 - 2016 môn thi: Hóa học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH PHÚ YÊN
------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(đề thi có 02 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: HÓA HỌC
Ngày thi: 11/6/2015
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Cho khối lượng (gam/mol) các nguyên tố: H=1, C=12, O=16, Cl=35,5; Br=80, Na=23, Mg=24, Al=27; K=39, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Zn=65; Ag=108, Ba=137; các chữ viết tắt: đktc là điều kiện tiêu chuẩn; dd là dung dịch; 
Câu 1. (5,0 điểm)
1.1. Xác định các chất A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9 và viết phương trình phản ứng hóa học (ghi rõ điều kiện, nếu có) hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Biết A1 là hợp chất của S với hai nguyên tố khác và = 51 (gam/mol).
1.2. a. Viết phương trình phản ứng hóa học (ghi rõ điều kiện, nếu có) khi cho khí clo lần lượt tác dụng với các chất (riêng biệt): H2 (k); Fe (r); NaBr (dd); NaOH (dd).
b. Cho 0,896 lít (ở đktc) Cl2 hấp thụ hết vào dung dịch X chứa 0,06 mol NaCl; 0,04 mol Na2SO3 và 0,04 mol Na2CO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa m gam muối và V lít (ở đktc) khí Z. Xác định các giá trị m, V.
Câu 2. (5,0 điểm)
2.1. Chia m gam glucozơ thành hai phần bằng nhau:
- Cho phần 1 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, phản ứng xong thu được m1 gam kết tủa.
- Tiến hành lên men rượu phần 2 với hiệu suất 75% và cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra vào 2 lít dung dịch NaOH 0,5M (D=1,05 g/ml) thu được dung dịch chứa hai muối với tổng nồng độ là 3,21%. 
a. Xác định m (gam) và m1 (gam).
b. Chưng cất và tách lấy lượng rượu sau phản ứng, sau đó hòa tan hết lượng rượu này vào V ml nước nguyên chất, thu được dung dịch rượu 100. Tìm V, biết khối lượng riêng rượu nguyên chất là 0,8 gam/ml và quá trình chưng cất đã làm hao hụt mất 5%.
2.2. Khí X được điều chế bằng cách nung nóng chất rắn A và được thu vào ống nghiệm bằng phương pháp đẩy nước theo sơ đồ sau:
a. Nếu chất rắn A là một trong các trường hợp sau đây: NaHCO3 (1); NH4Cl và CaO (2); CH3COONa, NaOH và CaO (3); KMnO4 (4) thì khí X sinh ra trong trường hợp nào phù hợp với phương pháp thu khí được mô tả theo sơ đồ trên. Giải thích (có viết phương trình phản ứng hóa học minh họa)?
b. Trong sơ đồ lắp ráp dụng cụ trên, vì sao ống nghiệm (1) được lắp nghiêng với miệng ống nghiệm thấp hơn đáy ống nghiệm?
2.3. Etanol (rượu etylic) là hợp chất hữu cơ có khả năng cháy tốt. Nếu trộn etanol với các loại xăng thông thường sẽ được loại xăng sinh học có thể thay thế các loại xăng thông thường khác và có thể dùng làm nhiên liệu cho ô tô, xe máy. Xăng sinh học E5 là xăng gồm hàm lượng etanol 5% và 95% xăng thông thường về mặt thể tích. Với những động cơ chưa được thiết kế lại (động cơ thiết kế để sử dụng xăng thông thường), nếu sử dụng nhiên liệu xăng có hàm lượng etanol cao (hơn 10% theo thể tích) có thể gây ảnh hưởng đến một số chi tiết của động cơ làm từ kim loại, cao su, nhựa hoặc polime, còn với hàm lượng 5% etanol trong E5 thì các ảnh hưởng này không xảy ra. Hãy giải thích vì sao khi hàm lượng etanol trong xăng cao (hơn 10% theo thể tích) thì gây ra những hỏng hóc đối với một số chi tiết của động cơ như đã nêu?
Câu 3. (5,0 điểm)
3.1. Một hỗn hợp A gồm Al, Al2O3, CuO tan hết trong 2,0 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch B và 6,72 lít (ở đktc) khí H2. Khi thêm 0,4 lít dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch B thì thấy kết tủa bắt đầu xuất hiện và để kết tủa bắt đầu không thay đổi nữa thì thể tích dung dịch NaOH 0,5M đã dùng tổng cộng là 4,8 lít, dung dịch thu được khi đó gọi là dung dịch C.
a. Tính phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp A.
b. Thêm dung dịch HCl 1,0M vào dung dịch C. Tính thể tích dung dịch HCl 1,0M phải dùng để thu được kết tủa sau khi nung nóng cho ra 10,2 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
3.2. Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Xác định giá trị của m.
Câu 4. (5,0 điểm)
4.1. Hỗn hợp X gồm axetilen, etilen và hidrocacbon A cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1:1. Mặt khác, nếu dẫn toàn bộ X qua bình chứa dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xong, khối lượng bình chứa dung dịch brom tăng lên 0,82 gam và thấy có khí thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí thoát khỏi bình chứa dung dịch brom, thu được 1,32 gam CO2 và 0,72 gam H2O.
a. Xác định hidrocacbon A và tính phần trăm theo thể tích các chất trong X.
b. Bằng phương pháp hóa học, hãy tách các chất ra khỏi hỗn hợp X.
4.2. Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH; CxHyCOOCH3 và CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (ở đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Tính phần trăm theo số mol từng chất trong X và xác định công thức cấu tạo của CxHyCOOH.
-------------------- HẾT --------------------
Lưu ý: Thí sinh được phép sử dụng Bảng tuần hoàn; Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ................ Số BD: .
Chữ ký giám thị 1: . Chữ ký giám thị 2: ..

Tài liệu đính kèm:

  • docban_in_DE_CHINHTHUC_12_6_2015.doc