Đề thi kiểm tra chất lượng đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia lần II môn Hóa học

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1215Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra chất lượng đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia lần II môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi kiểm tra chất lượng đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia lần II môn Hóa học
GV NGUYỄN NGỌC NGUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
( Đề có 3 trang)
 ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN DỰ THI 
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LẦN II
Môn Hóa Học : Ngày thứ 2 - Thời gian 180 phút
Câu 1 ( 2,5 điểm).
1. So sánh (có giải thích) tính bazơ của các chất sau đây.
2. So sánh (có giải thích) khả năng phản ứng thể electrophin (một lần thế) của các chất sau đây.
Câu 2 ( 2 điểm).
Cho các chất hữu cơ dưới đây.
1. Từ các nguyên liệu ban đầu là: pentan-3-on, but-1-en, các chất vô cơ, các tác nhân cần thiết có đủ. Lập sơ đồ tổng hợp chất (A).
2. Từ các nguyên liệu ban đầu là: Benzen, etilen, 1-brom-3-metylbut-2-en, các tác nhân vô cơ cần thiết coi như có đủ. Lập sơ đồ tổng hợp chất (B).
3. Lập sơ đồ tổng hợp chất (C) từ đietyl malonat và hợp chất hữu cơ mạch hở chứa không quá 4 nguyên tử cacbon tùy chọn
4. Từ etyl axetoaxetat và anken có 5 cacbon, các tác nhân tùy chọn lập sơ đồ tổng hợp chất (D)
Câu 3. ( 2 điểm)
Trình bày cơ chế tạo sản phẩm trong các phản ứng sau.
Câu 4 ( 4,5 điểm).
Phản ứng Robinson là một phương pháp quan trọng để tổng hợp những hợp chất đa vòng phức tạp. Dưới đây là một ví dụ.
1. Xác định cấu trúc của chất X trong sơ đồ dưới đây. Biết X chứa một nguyên tử C bậc 4. Ngoài chất X còn có thể thu được chất X1. Cho biết cấu trúc của X1. Trình bày cơ chế tạo ra chất X.
2. Xác định cấu trúc các chất trong sơ đồ dưới đây. Biết J có chứa một nguyên tử S trong phân tử, Z chứa 3 nguyên tử C*.
3. Thay vì việc dùng một α, β- xeton không no như trên có thể dùng RCH2C(O)R¢ với (CH3)2NH và CH2O có thể thu được α,β – xeton không no (trung gian). Dưới đây là một sơ đồ tổng hợp như vậy.
Viết công thức cấu trúc từ A đến Z.
Câu 5 ( 2,5 điểm).
1. Hợp chất A(C7H10O4) không tác dụng với H2/Pd, to. A bị thủy phân trong môi trường axit đun nóng cho B (C4H8O2), A tác dụng với LiAlH4, sau đó thủy phân trong môi trường H+ thu được C (C5H10O3), C bị oxi hóa bởi K2Cr2O7/H2SO4 thu được D (C5H6O5). Trong môi trường H+/to, D chuyển thành E (C3H6O), C tác dụng với H2/Ni cho F không quang hoạt. 
Xác định công thức cấu tạo từ A-F
2. Hợp chất A (C11H17NO3) không quang hoạt, không tan trong môi trường trung tính và kiềm nhưng dễ tan trong môi trường axit loãng. A có hai nguyên tử H linh động, A phản ứng với Ac2O tạo B(C13H19NO4) trung tính. A phản ứng với MeI dư sau đó thêm AgOH, sản phẩm thu được C có công thức là C14H25NO4. Đun nóng chất này thu được Me3N và D C11H14O3) trung tính. D phản ứng với O3 thu được HCHO và E. Andehit thơm E phản ứng HI tạo sản phẩm chứa 3 nhóm –OH mà chúng không tạo được liên kết hidro nội phân tử bền vững.
a. Xác định các chất chưa biết
b. Từ E và các hợp chất vô cơ, hãy điều chế chất A
Câu 6 ( 4 điểm).
1. Xác định cấu trúc của các chất trong sơ đồ sau.
2. D-Galactozơ là đồng phân cấu hình ở vị trí số 4 của D-glucozơ. Trong dung dịch nước D-galactozơ tồn tại ở 5 dạng cấu trúc khác nhau trong một hệ cân bằng. Hãy dùng công thức cấu hình biểu diễn hệ cân bằng đó và cho biết dạng nào chiếm tỉ lệ cao nhất.
3. D-Galactozơ là sản phẩm duy nhất sinh ra khi thuỷ phân hợp chất A (C12H22O11). Để thực hiện phản ứng này chỉ có thể dùng chất xúc tác là axit hoặc enzim b-galactoziđaza. A không khử được dung dịch Fehling, song tác dụng được với CH3I trong môi trường bazơ cho sản phẩm rồi đem thuỷ phân thì chỉ thu được 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-galactozơ. Hãy tìm cấu trúc của A, viết công thức vòng phẳng của nó.
4. Đun nóng D-galactozơ tới 165oC sinh ra một hỗn hợp sản phẩm, trong đó có một lợng nhỏ hợp chất B. Cho B tác dụng với CH3I (có bazơ xúc tác) rồi thuỷ phân sản phẩm sinh ra thì thu đợc hợp chất C là một dẫn xuất tri-O-metyl của D-galactozơ. Hãy giải thích quá trình hình thành B và viết công thức Fisơ của C.
Câu 7 ( 2,5 điểm).
1. Thủy phân hoàn toàn một hexapeptit M thu được Ala, Arg, Gly, Ile, Phe và Tyr. Các peptit E (chứa Phe, Arg) và G (chứa Arg, Ile, Phe) được tạo thành trong số các sản phẩm thủy phân không hoàn toàn M. Dùng 2,4-dinitroflobenzen xác định được amino axit Ala. Thủy phân M nhờ tripsin thu được tripeptit A (chứa Ala, Arg, Tyr) và một chất B. 
 a. Xác định thứ tự liên kết của các amino axit trong M.
b. Amino axit nào có pHI lớn nhất và amino axit nào có pHI nhỏ nhất?
Biết cấu tạo chung của các amino axit là H2N-CHR-COOH 
 AA’: Ala Arg 	 Gly Ile Phe 	Tyr
 R : CH3 (CH2)3NHC(=NH)NH2 H 	CH(CH3)C2H5 CH2C6H5 p-HOC6H4CH2 
2. Isoleuxin được điều chế theo dãy các phản ứng sau (A, B, C, D là kí hiệu các chất cần tìm): 
 A 	B 	 C 	 D Isoleuxin
 C2H5ONa	2. HCl	 	 
Hãy cho biết công thức của các chất A, B, C, D và Isoleuxin. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_KIEM_TRA_HOC_SINH_GIOI.doc