Đề thi Kiểm tra 1 tiết môn vật lý 10

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Kiểm tra 1 tiết môn vật lý 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Kiểm tra 1 tiết môn vật lý 10
KIỂM TRA 1 TIẾT
Tên:.. Lớp:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Câu 1: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 4N, 5N và 6N. Nếu bỏ đi lực 6N thì hợp lực của 2 lực còn lại bằng? 	
 A. 9N 	 B. 6N	
 C. 1N D. không biết vì chưa biết góc giữa hai lực còn lại. 
Câu 2: Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể
	A. nhỏ hơn F 	 B. vuông góc với lực 	
 C. lớn hơn 3F 	 D. vuông góc với lực 2
Câu 3: Một vật chịu 4 lực tác dụng. Lực F1 = 40N hướng về phía Đông, lực F2 = 50N hướng về phía Bắc, lực F3 = 70N hướng về phía Tây, lực F4 = 90N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu?
	A. 50N 	B. 131N 	C. 170N	D. 250N
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại. 
	B. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn hợp lực tác dụng lên vật khác không. 
	C. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật đứng yên. 
	D. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên vật. 
Câu 5: Một vật có khối lượng 2,0 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80cm trong 0,5s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu?
	A. 3,2m/s2; 6,4N 	 B. 0,64m/s2; 1,2N 	
 C. 640 cm/s2; 12,8 N	 D. 6,4 cm/s2; 12,8 N
Câu 6: Một ô tô đang chạy với tốc độ 30km/h thì người lái xe hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 10m thì dừng lại. Hỏi nếu ô tô chạy với tốc độ 60km/h thì quãng đường từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại là? Coi lực hãm trong 2 trường hợp là như nhau. 
	A. 20m 	B. 5m 	C. 2,5m	D. 40m
Câu 7: Một vận động viên môn hockey (môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là 0,01. Hỏi quả bóng đi được quãng đường bao nhiêu thì dừng lại? (Lấy g = 9,8m/s2). 
	A. 39m 	B. 45m 	C. 51m	D. 57m
Câu 8: Tác dụng lực F lên vật có khối lương m1, gia tốc của vật là 3m/s2. Tác dụng lực F lên vật có khối lượng m2, gia tốc của vật là 6m/s2. Nếu tác dụng lực F lên vật có khối lượng m= (m1+m2) thì gia tốc của vật m bằng
	A. 9 m/s2	B. 2 m/s2	C. 3m/s2	D. 4,5 m/s2
Caâu 9: Một vật có khối lượng m = 2kg chịu tác dụng của một lựckhông đổi. Biết vật chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là 2s thì quãng đường sau dài hơn quãng đường trước 2m. Lực F có độ lớn là: 
 A. 2N	 B. 0,5N	 C. 1N	 D. 4N
Caâu 10: Chọn câu đúng:
A. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động. B. Lực là nguyên nhân làm biến đổi vận tốc.
C. Có lực tác dụng lên vật thì vật mới chuyển động. D. Lực không thể cùng hướng với gia tốc.
Câu 11: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:
	A. trọng lương. 	 B. khối lượng. 	 C. vận tốc. 	D. lực. 
Câu 12: Lực tác dụng và phản lực của nó luôn?
A. Khác nhau về bản chất B. Xuất hiện hoặc mất đi đồng thời
C. Cùng hướng với nhau D. Cân bằng nhau
Câu 13: Hai học sinh cùng kéo một cái lực kế. Số chỉ của lực kế sẽ là bao nhiêu nếu mỗi học sinh đã kéo bằng lực 40N. (mỗi em một đầu) 
A. 0N B. 80N C. 40N D. Một số khác.
Câu 14: Một vật có khối lượng m = 1kg chuyển động với vận tốc 5m/s đến va chạm vào vật thứ 2 đang đứng yên. Sau va chạm vật thứ nhất chuyển động ngược lại với vận tốc 1m/s, còn vật thứ hai chuyển động với vận tốc 2m/s. Khối lượng của vật thứ hai?
A. 3kg 	B. 1,5kg 	C. 2kg 	D. 2,5kg
Câu 15: Đơn vị của hằng số hấp dẫn G là
	A. . 	B. . 	C. . 	D. . 
Câu 16: Hai quả cầu đồng chất đặt cách nhau một khoảng nào đó. Nếu bào mòn sao cho bán kính mỗi quả cầu giảm đi một nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ giảm đi 
	A. 4 lần	B. 8 lần 	C. 16 lần 	D. 64 lần 
Câu 17: Một vật có khối lượng m, ở trên mặt đất có trọng lượng 36N. Khi chuyển động tới một điểm cách tâm Trái đất 2R (R là bán kính Trái đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
	A. 9N 	 B. 4N 	C. 18N	D. 144N
Câu 18: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính R của Trái Đất. Lấy gia tốc rơi tự do tại mặt đất là g = 10 m/s2 và bán kính Trái Đất bằng R = 6400 km. Chu kì quay quanh Trái Đất của vệ tinh là
	A. 2 h 48 min. 	 B. 1 h 58 min. 	
 C. 3 h 57 min. 	 D. 1 h 24 min. 
Câu 19: Cùng một lúc, từ cùng một độ cao, vật A được ném ngang với vận tốc đầu v0, vật B được ném ngang với vận tốc đầu 2v0 và vật C được thả rơi tự do. Bỏ qua sức cản của không khí. Chọn kết luận đúng. 
	A. Vật A chạm đất đầu tiên. 	 B. Vật B chạm đất đầu tiên. 
 C. Vật C chạm đất đầu tiên. 	D. Cả ba vật chạm đất cùng lúc. 
Câu 20. Một ô tô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ 36 km/h. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất bằng bao nhiêu? Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g = 10 m/s2.
A. 11 760N.	 B. 11950N.	 C. 14400N.	 D. 9600N.
Câu 21: Một hòn đá được ném từ độ cao 2,1 m so với mặt đất với góc ném 450 so với mặt phẳng nằm ngang. Hòn đá rơi đến đất cánh chỗ ném theo phương ngang một khoảng 42 m. Tìm vận tốc của hòn đá khi ném? Bỏ qua sức cản của không khí, g = 10 m/s2. 
A. 20 m/s B. 10m/s C. 30m/s D. 40m/s
Câu 22: Từ độ cao h so với mặt đất, một vật nhỏ được ném ngang với vận tốc đầu
 v0 = 20 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Tính từ lúc ném vật, sau khoảng bao lâu thì vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật hợp với nhau góc α = 600?
	A. 1,15 s B. 3,46 s. 	. C. 1,73 s. 	D. 0,58 s. 
Câu 23: Cùng một lúc, từ cùng một điểm O, hai vật được ném ngang theo hai hướng ngược nhau với vận tốc đầu lần lượt là v01 = 30 m/s và v02 = 40 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Cho biết ngay trước khi chạm đất, vectơ vận tốc của hai vật có phương vuông góc với nhau. Độ cao so với mặt đất của điểm O là
	A. 60 m. 	B. 40 m. 	C. 30 m. 	D. 50 m. 
Câu 24: Điều nào sau đây là sai khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?
	A. Với cùng độ biến dạng như nhau, độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi. 
	B. Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc. 
	C. Với các vật như lò xo, thanh dài, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật. 
	D. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật biến dạng. 
Câu 25: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm. Khi bị nén, lò xo dài 18cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi bị kéo thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu? Biết lực đàn hồi lúc này bằng 10N.
	A. 24cm 	B. 14cm	C. 16cm 	D. 22cm
Câu 26: Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. Áp lực lên mặt tiếp xúc B. Diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
C. Bản chất và các điều kiện về bề mặt. D. Tốc độ của vật, bản chất và các điều kiện về bề mặt.
Câu 27: Trong các cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào đúng?
A. B. 
C. D. 
Câu 28: Hai vật cùng khối lượng m = 1kg được nối với nhau bằng sợi dây không dãn và khối lượng không đáng kể. Một trong 2 vật chịu tác động của lực kéo hợp với phương ngang góc 300 . Hai vật có thể trượt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và bàn là 0,268. Biết rằng dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 10 N. Tính lực kéo lớn nhất để dây không đứt. Lấy g = 10 m/s2, lấy = 1,732.
A. 20 N B. 10N
C. 40 N D. 30N
Câu 29: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép giữa hai mặt tiếp xúc tăng lên?
	A. Tăng lên 	 B. Giảm đi 	
 C. Không thay đổi	 D. Không biết được. 
Câu 30: Đầu dưới của một lực kế treo trong một buồng thang máy có móc một vật khối lượng
m = 2 kg. Cho biết buồng thang máy đang chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng và lực kế đang chỉ 15 N. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Buồng thang máy đang chuyển động
o
r
	A. lên trên với gia tốc 2,5 m/s2. 	B. lên trên với gia tốc 5 m/s2. 
	C. xuống dưới với gia tốc 2,5 m/s2. 	D. xuống dưới với gia tốc 5 m/s2. 
Câu 31: Một vật nhỏ có khối lượng m = 0,1 kg được treo vào một đầu sợi dây nhẹ không dãn, đầu còn lại của sợi dây được buộc chặt vào điểm cố định O. Cho vật m chuyển động theo quỹ đạo tròn nằm trong mặt phẳng thẳng đứng với tâm O và bán kính r = 0,5 m (hình bên). Bỏ qua sức cản của không khí và lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Cho biết vận tốc của vật khi đi qua vị trí cao nhất của quỹ đạo là v = 5 m/s. Lực căng của sợi dây khi vật đi qua vị trí cao nhất của quỹ đạo là 
	A. 5 N. 	B. 1 N. 	C. 6 N. 	D. 4 N. 

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_1_TIET_CO_DAP_AN_HAY.doc