SỞ GD & ĐT THANH HÓA KỲ THI KHẢO SÁT KHỐI 10 Trường THPT Như Thanh II Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề:457 Họ tên: Lớp: Câu 1. Chất nào dưới đây chứa ion đa nguyên tử: A. NH4Cl B. CaCl2 C. AlCl3 D. HCl Câu 2. Số electron trong các cation: 11Na+, 12Mg2+ là: A. 11 B. 12 C. 10 D. 13 Câu 3. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98), O (3,44), C (2,55), H(2,20), Na(0,93), Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion: A. NaF B. CH4 C. H2O D. CO2 Câu 4. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt: A. proton, notron. B. proton, electron, notron C. electron, notron D. proton, electron Câu 5. Nguyên tử 919F có số khối là bao nhiêu? A. 9 B. 10 C. 19 D. 28 Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng? Hai nguyên tử và A. Là đồng vị của nhau. B. Có cùng số electron. C. Có cùng số notron. D. Có cùng số hiệu nguyên tử Câu 7. Cấu hình electron của cation 20Ca2+ là: A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s23p6. C. 1s22s22p63s23p64s2. D. 1s22s22p63s23p64s24p2. Câu 8. Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 thì ion tạo nên từ X sẽ có cấu hình electron: A. 1s22s22p5 B. 1s22s22p63s23p2 C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s23p6 Câu 9. Nguyên tử nguyên tố X có số thứ tự Z=16, vị trí của X trong bảng tuần hoàn: A. Chu kì 3, nhóm IVA B. Chu kì 3, nhóm VIA C. Chu kì 4, nhóm VIA D. Chu kì 2, nhóm IIA Câu 10. Tìm phát biểu đúng khi nói về chu kì: A. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. B. Trong chu kì, các nguyên tử có số electron hóa trị bằng nhau. C. Trong chu kì 2,3 số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 7. D. Chu kì nào cũng mở đầu là kim loại điển hình, kết thúc là một phi kim điển hình. Câu 11. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt p, n, e là 36 hạt, trong hạt nhân của Y số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Số hiệu nguyên tử của Y là: A. 12 B. 13 C. 14 D. 15 Câu 12. Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì A. Tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. B. Độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. C. Tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần. D. Tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần Câu 13. Cấu hình electron của nguyên tử X : 1s22s22p63s23p4. Oxit cao nhất có dạng: A. X2O7. B. XO3. C. XO2. D. X2O5. Câu 14. Số oxi hóa của nitơ trong N2, NH4+ và HNO3 lần lượt là: A. 0, + 5, + 3 B. 0, +3, +5 C. 0, -3, +5 D. 0,+ 3, -3 Câu 15. Liên kết cộng hóa trị là liên kết: A. Giữa các phi kim với nhau B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau D. Được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung Câu 16. Số electron hóa trị trong nguyên tử Cl (Z = 17) là A. 5 B. 7 C. 3 D. 1 Câu 17. Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3. Công thức phân tử hợp chất khí của X với hiđro: A. H2X B. HX C. XH4 D. XH3 Câu 18. Cấu hình electron của ion Mn2+ là : 1s22s22p63s23p63d5. Cấu hình electron của Mn là : A.1s22s22p63s23p63d7 C. 1s22s22p63s23p63d54s2 B. 1s22s22p63s23p64s24p5 D. 1s22s22p63s23p63d34s24p2 Câu 19. Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ, có 10 nơtron trong hạt nhân. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là A. 9. B. 18. C. 19. D. 28. Câu 20. Cho biết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: X là 1s2 2s2 2p5 Y là 1s2 2s2 2p6 3s2 Z là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 T là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 Các nguyên tố kim loại là: A. X, Y, Z. B. X, Y, T. C. Y, T. D. X, T Câu 21. Nguyên tử nguyên tố M có tổng số electron và proton là 22. Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố M là: A. 1s22s22p63s1 B. 1s22s22p63s23p1 C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p3 Câu 22. Số oxi hóa của Mn trong hợp chất MnO2 : A. + 1 B. + 4 C. -4 D. - 1 Câu 23. Cho các nguyên tố có cấu hình electron như sau: (A) 1s22s22p63s2. (C) 1s22s22p63s23p5. (B) 1s22s22p63s23p64s1. (D) 1s22s22p63s23p1. Các nguyên tố thuộc cùng chu kì là: A. A, C, D B. B, C, D C. B, D D. A, B, C Câu 24. Anion có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn: A. Chu kì 2, nhóm IVA B. Chu kì 3, nhóm IVA C. Chu kì 3, nhóm VIIA D. Chu kì 3, nhóm IIA Câu 25. Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 thì nguyên tố đó thuộc: A. Nhóm IA B. Chu kì 2 C. Nhóm IIIA D. Chu kì 3 Câu 26. Nguyên tố có tính kim loại yếu nhất là: A. K (Z=19) B. Na (Z=11) C. Mg (Z=12) D. Al (Z=13) Câu 27. Số electron trong ion Fe2+ là: A. 26 B. 24 C. 28 D. 30 Câu 28. Hợp chất nào sau đây nitơ có cộng hóa trị là 4: A. NH4+ B. NH3 C. NO D. N2 Câu 29. Điều khẳng định nào sau đây là sai ? A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron. B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron. C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N). D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron. Câu 30. Liên kết ion tạo thành giữa 2 nguyên tử A. Kim loại điển hình B. Phi kim điển hình C. Kim loại và phi kim D. Kim loại và phi kim điển hình Câu 31. Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 58 hạt . Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt. Số khối của nguyên tử đó là A. 39 B. 19 C. 20 D. 38 Câu 32. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số electron hóa trị trong nguyên tử. D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B Câu 33. Cho các nguyên tố: 7N (1), 8O (2), 9F (3), 13Al (4) .Dãy gồm các nguyên tố phi kim là: A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 3 D. 2, 4 Câu 34. Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết: A. Cộng hoá trị không cực. B. Kim loại. C. Cộng hoá trị có cực. D. ion Câu 35. Nguyên tố hóa học Mg có Z=12, chu kì 3 nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Số electron trên lớp vỏ là 12 B. Vỏ nguyên tử có 3 lớp electron và có 2 electron lớp ngoài cùng C. Hạt nhân nguyên tử có 12 proton D. Nguyên tố hóa học này là phi kim Câu 36. Nguyên tử Nhôm (Z = 13), cấu hình electron của nguyên tử Nhôm là A.1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s23p4. C.1s22s22p63s23p1. D. 1s22s22p63s23p64s24p1. Câu 37. Cấu hình electron nào sau đây viết không đúng? A. 1s2 2s2. B. 1s2 2s2 2p5. C. 1s2 2s2 2p6. D. 1s2 2s2 2p7 Câu 38. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử Br là A. 115. B. 80. C. 35. D. 60. Câu 39. Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là: A. Các nguyên tố s B. Các nguyên tố p C. Các nguyên tố s và các nguyên tố p D. Các nguyên tố d Câu 40. Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VA, cấu hình electron là: A. 1s22s22p63s13p4 B. 1s22s22p63s23p3 C. 1s22s22p63s23p6 D. 1s22s22p63s23p5
Tài liệu đính kèm: