Đề thi khảo sát chất lượng vòng I - Năm học 2015 –2016 môn thi: Hóa học ; lớp: 9 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng vòng I - Năm học 2015 –2016 môn thi: Hóa học ; lớp: 9 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng vòng I - Năm học 2015 –2016 môn thi: Hóa học ; lớp: 9 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
Trường THCS BIÊN GIỚI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VÒNG I - NĂM HỌC 2015 –2016
Môn thi: HÓA HỌC ; LỚP: 9
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
B. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA:
Câu 1: 
Oxit là:
A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hóa học khác.
B. Hợp chất của nguyên tố phi kim loại với một nguyên tố hóa học khác.
C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác.
D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác.
Câu 2:
Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A. CO2	B. Na2O	C. SO2	D. P2O5
Câu 3:
Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. CO2	B. O2	C. N2	D. H2
Câu 4:
Công thức hóa học của sắt oxit, biết Fe(III) là:
A. Fe2O3	B. Fe3O4	C. FeO	D. Fe3O2
Câu 5:
Dãy chất gồm các oxit axit là:
A. CO2, SO2, NO, P2O5.	B. CO2, SO3, Na2O, NO2.
C. SO2, P2O5, CO2, SO3.	D. H2O, CO, NO, Al2O7.
Câu 6:
Dãy chất sau là oxit lưỡng tính:
A. Al2O3, ZnO, PbO2, Cr2O3.	B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2.
C. Al2O3, ZnO, Na2O, Cr2O3.	D. PbO2, Al2O3, K2O, SnO2.
Câu 7:
Dãy oxit tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl):
A. CuO, Fe2O3, CO2, FeO.	B. Fe2O3, CuO, MnO, FeO.
C. CaO, CO, N2O5, ZnO.	D. SO2, MgO, CO2, Ag2O.
Câu 8:
Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là:
A. CO2	B. SO3	C. SO2	D. K2O
Câu 9:
Chất có trong không khí góp phần gây nên hiện tuộng vôi sống hóa đá là:
A. NO	B. NO2	C. CO2	D. CO
Câu 10:
Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe, Cu, Mg	B. Zn, Fe, Cu
C. Zn, Fe, Al	D. Fe, Zn, Ag
Câu 11:
CuO tác dụng với dung H2SO4 tạo thành:
A. Dung dịch không màu.	B. Dung dịch có màu lục nhạt.
C. Dung dịch có màu xanh lam.	D. Dung dịch có màu vàng nâu.
Câu 12:
Kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric sinh ra:	
A. Dung dịch có màu xanh lam và chất khí màu nâu.
B. Dung dịch không màu và chất khí có mùi hắc.
C. Dung dịch có màu vàng nâu và chất khí không màu.
D. Dung dịch không màu và chất khí cháy được trong không khí.
Câu 13:
Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Ta dùng một kim loại:
A. Mg	B. Ba	C. Cu	D. Zn
Câu 14:
Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí Hiđro thu được ở đktc là:
A. 44,8 lít	B. 4,48 lít	C. 2,24 lít	D. 22,4 lít
Câu 15:
Oxit tác dụng với axit clohiđric là:
A. SO3	B. NaNO3	C. CuO	D. CO
Câu 16:
Muốn pha loãng axit sunfuđric đặc ta phải:
A. Rót nước vào axit đặc.	B. Rót từ từ nước vào axit đặc.	
C. Rót nhanh axit đặc vào nước.	D. Rót từ từ axit đặc vào nước.	
Câu 17:
Dãy các chất thuộc loại axit là:
A. HCl, H2SO4, Na2S, H2S.	B. Na2SO4, H2SO4, HNO3, H2S.
C. HCl, H2SO4, HNO3, Na2S.	D. HCl, H2SO4, HNO3, H2S.
Câu 18:
Để nhận biết gốc sunfat (= SO4) người ta dùng muối nào sau đây?
A. BaCl2	B. NaCl	C. ZnCl2	D. MgCl2
Câu 19:
 0,5mol CuO tác dụng vừa đủ với:
 A. 0,5mol H2SO4.	 B. 0,25mol HCl.
 C. 0,5mol HCl.	 D. 0,1mol H2SO4.
Câu 20:
Cho magiê tác dụng với axit sunfuric đặc nóng xảy ra theo phản ứng sau:
Mg + H2SO4 (đặc, nóng) " MgSO4 + SO2 + H2O. Tổng hệ số trong phương trình hóa học là:
A. 5	B. 6	C. 7	D. 8
Câu 21:
Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là :
 A. 19,7 g B. 19,5 g C. 19,3 g D. 19 g 
Câu 22:
Dãy các bazơ bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước:
A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2 ; Al(OH)3 ; Mg(OH)2.
B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2 ; Al(OH)3 ; NaOH.
C. Fe(OH)3 ; Cu(OH)2 ; KOH ; Mg(OH)2.
D. Fe(OH)3 ; Cu(OH)2 ; Ba(OH)2 ; Mg(OH)2.
Câu 23:
Dung dịch KOH không có tính chất hóa học nào sau đây?
A. Làm quỳ tím hóa xanh.
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
D. Bị nhiệt phân hủy tạo ra oxit bazơ và nước.
Câu 24:
Bazơ tan và không tan có tính chất hóa học chung là:
A. Làm quỳ tím hóa xanh.
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
D. Bị nhiệt phân hủy tạo ra oxit bazơ và nước.
Câu 25:
NaOH có tính chất vật lý nào sau đây?
A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước.
B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt.
D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt.
Câu 26:
Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất nào sau đây?
A. Làm đổi màu quỳ tím và phenophtalenin.
B. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước.
C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Câu 27:
Cặp chất đều làm đục nước vôi trong Ca(OH)2:
A. CO2, Na2O.	B. CO2, SO2.
C. SO2, K2O.	D. SO2, BaO.
Câu 28:
Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit (NaSO3). Chất khí nào sinh ra?
A. Khí hiđro.	B. Khí oxi.
C. Khí lưu huỳnh đioxit.	D. Khí hiđro sunfua.
Câu 29:
Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa trắng xanh.	B. Có khí thoát ra.
C. Có kết tủa đỏ nâu.	D. Kết tủa màu trắng.
Câu 30:
Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ phản ứng của cặp chất:
A. Na2SO4 + CuCl2.	B. Na2SO3 + NaCl.
C. Na2SO3 + NaCl.	D. K2SO4 + HCl.
Câu 31:
Cho các chất CaCO3, HCl, NaOH, BaCl2, CuSO4, có bao nhiêu cặp chất có thể phản ứng với nhau?
A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 32:
Hợp chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy tạo ra hợp chất oxit và một chất khí làm đục nước vôi trong:
A. Muối sufat.	B. Muối cacbonat.
C. Muối Clorua.	D. Muối nitrat.
Câu 33:
Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi?
A. 2Na + 2H2O " 2NaOH + H2	B. BaO + H2O " Ba(OH)2
C. Zn + H2SO4 " ZnSO4 + H2	D. BaCl2 + H2SO4 + 2HCl
Câu 34:
Chất tác dụng được với dung dịch CuCl2 là:
A. NaOH	B. Cu	C. Fe	D. Zn
Câu 35:
Trộn 2 dung dịch nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa?
A. BaCl2, Na2SO4	B. Na2CO3, Ba(OH)2
C. BaCl2, AgNO3	D. NaCL, K2SO4
Câu 36:
Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?
A. Cho Al vào dung dịch HCl.	
B. Cho Zn vào dung dịch AgNO3
C. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3
D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4
Câu 37:
Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân các muối dưới đây:
A. K2SO4, NaNO3	B. MgCO3, CaSO4
C. CaCO3, KMnO4	D. KMnO4, KClO3
Câu 38:
Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong:
A. Nước biển.	B. Nước mưa.
C. Nước sông.	D. Nước giếng.
Câu 39:
Điện phân dung dịch natri clorua (NaCl) bão hòa trong bình điện phân có màng ngăn ta thu được hỗn hợp khí là:
A. H2 và O2	B. H2 và Cl2	C. O2 và Cl2	D. Cl2 và HCl
Câu 40:
 Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch của 3 chất: HCl, Na2SO4, NaOH . Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt chúng ? 
 	A. Dung dịch BaCl2 	 B. Quỳ tím 
C. Dung dịch Ba(OH)2 	 D. Zn
 Đáp án: B
 Đáp án
Biểu điểm
Đáp án 
Biểu điểm
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: A
Câu 5: C
Câu 6: A
Câu 7: B
Câu 8: B
Câu 9: C
Câu 10: C
Câu 11: C
Câu 12: D
Câu 13: B
Câu 14: B
Câu 15: C
Câu 16: D
Câu 17: D
Câu 18: A
Câu 19: A
Câu 20: C
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 21: A
Câu 22: A
Câu 23: D
Câu 24: C
Câu 25: B
Câu 26: B
Câu 27: B
Câu 28: C
Câu 29: C
Câu 30: C
Câu 31: B
Câu 32: B
Câu 33: D
Câu 34: A
Câu 35: D
Câu 36: D
Câu 37: D
Câu 38: A
Câu 39: B
Câu 40: B
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_KSCL_VONG_I_HOA_9_1516.doc