Đề thi khảo sát chất lượng lần 1 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 29/06/2022 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng lần 1 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng lần 1 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)
SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
 ----------------------
 (Đề thi gồm 01 trang)
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 10 LẦN I NĂM HỌC 2016 - 2017
 MÔN: Ngữ văn
 (Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề)
ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)
 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  
       “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.
         Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút”
  (Trích Vai trò của nước sạch với sự sống của con người -  Nanomic.com.vn)     
Câu 1: Nêu nội dung của đoạn trích?
Câu 2: Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên. 
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề: Con người sẽ phải đối mặt với vô số những thảm họa khi nguồn nước sạch đang ngày càng cạn kiệt.
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? 
_________________________Hết____________________________
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 10 LẦN I NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: Ngữ văn
Phần
Câu
Nội dung
Thang điểm
I.ĐỌC HIỂU
 1
2
3
4
Vai trò của nước sạch đối với sự sống của con người.
Thao tác lập luận diễn dịch.
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
 - Phương thức thuyết minh.
Tầm quan trọng của nguồn nước sạch đối với đời sống con người.
+ Thực trạng: Hiện nay, nguồn nước sạch đang ngày càng vơi cạn và hậu quả là con người đang đứng trước những thách thức và nguy cơ rất lớn. (Dân số thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, các vấn đề về sức khỏe do liên quan đến nước....).
+ Nguyên nhân:
 - Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản không hợp lí. 
 - Nguồn nước sạch đang bị con người làm ô nhiễm do xả rác thải bừa bãi và tạo điều kiện để nước sạch tiếp xúc với nước mặn.
 - Hiện tượng biến đcổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu làm tăng nhiệt độ của nước trên trái đất.
 - Sự tăng trưởng dân số và kinh tế ở châu Á cũng như nhiều quốc gia đang phát triển là một nhân tố quan trọng dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước.
 - Tốc độ đô thị hoá quá nhanh.
 - Thói quen dùng nước không tiết kiệm của con người.
 + Giải pháp khắc phục:
 - Trồng rừng, khai thác khoáng sản hợp lí.
 - Tái chế nguồn nước đã qua sử dụng để sử dụng lại.
 - Sử dụng nước tiết kiệm, hợp lí trong sinh hoạt cũng như trong lao động.
 - Hưởng ứng tham gia vào các hoạt động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái.
3,0
0,5
0, 25
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
II.LÀM VĂN
1
2 
Khái quát vấn đề
- Truyện cổ tích là nơi mà người Việt xưa gửi gắm những ước mơ khát vọng của mình trong cuộc sống.
- Một trong rất nhiều ước mơ mà người xưa mong muốn là thiện thắng ác, tốt thắng xấu.
- Tấm Cám là truyện cổ tích tiêu biểu cho khát vọng ấy.
- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ nóng bỏng trong cổ tích mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị của nó. Nghĩa là không chỉ xưa, mà ngay cả nay, con người chân chính luôn vươn tới khát vọng ấy.
Triển khai vấn đề
2. 1. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong tác phẩm "Tấm Cám". (3,0)
- Hoàn cảnh của Tấm: Mồ côi mẹ, cha mất sớm, ở mẹ con Cám, bị mẹ con Cám tìm mọi cách hãm hại (0,5)
- Sự độc ác của mẹ con Cám (1,0)
+. Khi Tấm còn ở chung với mẹ con Cám: Tước đoạt mọi quyền lợi cả về vật chất lẫn tinh thần của Tấm.
+. Sau khi Tấm trở thành hoàng hậu: Lừa giết Tấm, giết cả những kiếp hóa thân của Tấm.
- Nhận xét: (1,5)
+. Mẹ con Cám là đại diện cho tuyến ác, cái ác càng lúc càng lộ liễu, tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn.
+. Tấm là đại diện cho cái thiện. Cái thiện luôn bị cái ác chèn ép, hãm hại. 
+. Quá trình đấu tranh giành lại và giữ hạnh phúc của Tấm: Ban đầu, Tấm nhu nhược, bị động, chỉ biết trông chờ vào Bụt. Về sau, Tấm tự vươn lên, tự đấu tranh để giành hạnh phúc. (dẫn chứng)
2.2. Suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã hội xưa và nay (2,0 điểm)
2.2.1. Trong xã hội xưa: (1,0 điểm)
- Cái ác thường có thế lực mạnh, bất chấp thủ đoạn để hãm hại cái thiện. 
- Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. 
- Cái thiện phải tự trưởng thành, tự đấu tranh để giành hạnh phúc. Trong cuộc đấu tranh đó cái thiện có thể phải trải qua nhiều thử thách, nhưng kết quả cuối cùng cái thiện luôn chiến thắng cái ác, cái ác luôn bị trừng phạt.
2.2.2. Trong xã hội ngày nay (1,0 điểm)
- Cái thiện và cái ác vẫn song song tồn tại và cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xãhội vẫn còn mãi như một quy luật tất yếu.
- Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn. (dẫn chứng)
- Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác. (dẫn chứng)
3. Kết thúc vấn đề: Liên hệ bản thân rút ra bài học:
- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.
- Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.
- Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.
7,0
0,5
5,0
0,5
 Người ra đề - đáp án.
Nguyễn Thanh Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KSCL_CHUYEN_DE.doc