Đề thi học sinh năng khiếu môn: sinh học 8 (thời gian làm bài: 150 phút)

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1398Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh năng khiếu môn: sinh học 8 (thời gian làm bài: 150 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh năng khiếu môn: sinh học 8 (thời gian làm bài: 150 phút)
Phòng GD & ĐT thanh ba
Trường thcs đỗ xuyên 
Giáo viên: nguyễn giang sơn
đề thi học sinh năng khiếu
Môn: sinh học 8
(thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1: Chứng minh tế bào là một đơn vị hoạt động sống của cơ thể người?
Câu 2: Hãy so sánh sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương động vật?
Câu 3: Em hiểu thế nào là miễn dịch? Hãy trình bày miễn dịch nhân tạo ở người?
Câu 4: Hãy trình bày mối liên quan giữa trao đổi chất và trao đổi năng lượng ở cơ thể người?
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
 Đỗ Xuyên, Ngày 10/ 12/ 2009
 Duyệt của lãnh đạo nhà trường: Người ra đề:
 Nguyễn Giang Sơn 
Phòng GD & ĐT thanh ba
Trường thcs đỗ xuyên 
đáp án chấm thi học sinh năng khiếu
Môn: sinh học 8
Câu 1: (3 điểm)
 1. Tính chất sống của tế bào được thể hiện ở các dấu hiệu sau: (2điểm) 
 a) Trao đổi chất bao gồm hai quá trình: (0,5đ)
 - Đồng hóa: Là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất hữu cơ phức tạp của tế bào; trong quá trình này tế bào tích trữ năng lượng.
 - Dị hóa: Là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
 b) Sinh trưởng và sinh sản: (1đ)
 Nhờ trao đổi chất tế bào lớn dần lên; đó là quá trình sinh trưởng, tế bào lớn đến tầm vóc giới hạn thì sinh sản. Có hai hình thức sinh sản: 
 - Trực phân: Xảy ra ở tế bào có bộ nhiễm sắc thể chưa phân hóa rõ rệt hoặc ở tế bào bị bệnh; trong hình thức phân bào này, nhân và tế bào chất cùng dài ra và co thắt ở giữa rồi đứt làm hai tế bào con. Lối sinh sản này đơn giản nhưng không hoàn hảo.
 - Gián phân xảy ra ở những động vật đa bào, gồm hai giai đoạn: Phân chia nhân tước rồi phân chia tế bào chất sau. Có hai hình thức gián phân:
 + Gián phân nguyên nhiễm (nguyên phân): Một tế bào mẹ có 2n nhiễm sắc thể sinh ra 2 tế bào con cũng có 2n nhiễm sắc thể
 + Gián phân giảm nhiễm (giảm phân): Một tế bào mẹ có 2n nhiễm sắc thể, qua hai lần phân bào, sinh ra 4 tế bào con, mỗi tế bào con chỉ có n nhiễm sắc thể.
 c) Cảm ứng: (0,5đ) 
 Khi bị kích thích, tế bào có khả năng trả lời lại các kích thích đó:
 - Tế bào cơ bị kích thích trả lời bằng cách co rút.
 - Tế bào thần kinh bị kích thích trả lời bằng cách tạo ra các xung thần kinh và truyền xung thần kinh này đi.
 - Tế bào tuyến bị kích thích trả lời bằng cách tiết ra các chất dịch.
 2. Hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho mọi hoạt động sống của cơ thể: (1điểm)
 - Sự trao đổi chất của tế bào dẫn đến sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường.
 - Cơ thể người lớn lên được là nhờ quá trình nguyên phân của tế bào.
 - Hoạt động của tế bào là cơ sở cho sự hoạt động của hệ vận động.
 - Hoạt động của tế bào thần kinh tạo ra các phản xạ, cơ sở hoạt động của hệ thần kinh.
 - Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục là cơ sở cho sự sinh sản của cơ thể người.
Câu 2: (2 điểm)
 Sự khác nhau giữa xương người và xương động vật:
Bộ xương người
Bộ xương động vật
1. Hộp sọ rất phát triển bao trùm lên phần sọ mặt. Phần sọ mặt ít phát triển và ngắn lại.
1. Hộp sọ kém phát triển so với xương mặt. Phần sọ mặt dài hơn. 
2. Cột sống cong ở 4 chỗ phía sau, có 2 chỗ lồi (cong) là lồi lưng và lồi ở xương cụt; phía trước có lồi cổ và lồi thắt lưng.
2. Cột sống chỉ có một vòm cong.
3. Lồng có số xương sườn ít và dẹp theo hướng lưng bụng, rộng ra hai bên.
3. Lồng ngực có số xương sườn nhiều và rộng theo hướng lưng bụng.
4. Xương đai hông vừa to vừa rộng.
4. Xương đai hông bé hơn, hệp hơn.
5. Xương tay khác xương chân: Xương tay mảnh dẻ, các khớp cử động nhiều; xương chân dài, to, khỏe, ít cử động hơn.
5. Xương chi trước và chi sau của nhiều động vật không khác nhau mấy về mức độ phát triển.
Câu 3: (3điểm)
 1. Khái niệm: (1điểm)
 Miễn dịch là hiện tượng vi trùng một số bệnh xâm nhập vào cơ thể người, nhưng người không mắc bệnh đó, gọi là hiện tượng miễn dịch.
 2. Miễn dịch nhân tạo: (2 điểm)
 Miễn dịch nhân tạo là miễn dịch do con người tạo ra cho cơ thể bằng cách tiêm chủng phòng bệnh.
 a) Miễn dịch chủ động: (1đ)
 - Chủng vào cơ thể người những vi khuẩn đã được làm yếu đi (chủng phòng lao) hoặc đã chết (chủng phòng thương hàn, tả) hay các chất độc do vi khuẩn tiết ra (chủng phòng bạch hầu, uốn ván). Dưới tác dụng của các yếu tố này, bạch hầu sẽ hoạt động, tiết ra chất kháng thể; nhờ chất kháng thể này ta không mắc bệnh đó nữa.
 - Loại miễn dịch hoạt động này, phải sau một thời gian, khi bạch cầu hoạt động tiết ra kháng thể mới có, nhưng thời gian miễn dịch với bệnh lâu hơn.
 b) Miễn dịch thụ động: (1đ)
 - Người ta tiêm vào cơ thể một con vật như thỏ, ngựa những vi khuẩn gây bệnh hay những chất độc do vi khuẩn tiết ra. Ban đầu tiêm ít, về sau tiêm nhiều dần lên. Con vật bị bệnh nhẹ và cơ thể nó tạo ra chất kháng thể chống lại vi khuẩn gây các bệnh này. Người ta lấy máu con vật, cho vào máy ly tâm tách huyết thanh có chứa các kháng thể này. ở đây bạch cầu không phải hoạt động gì mà cơ thể vẫn miễn dịch với bệnh. Đó là miễn dịch thụ động. Loại này nhanh, được tạo thành sau vài giờ nhưng tác dụng không bền lâu, chỉ sau mấy tuần thì hết. 
 - Tiêm huyết thanh có khả năng chữa bệnh vì trong huyết thanh có kháng thể diệt vi khuẩn gây bệnh.
Câu 4: (2 điểm)
Mối liên quan giữa trao đổi chất và trao đổi năng lượng
 Năng lượng tồn tại dưới hai dạng: Dạng ẩn dấu gọi là thế năng và dạng bộc lộ tác dụng gọi là hoạt năng.
 1. Đồng hóa: (1 điểm) 
 Muốn tổng hợp những chất hữu cơ phức tạp từ những phần tử đơn giản, cơ thể cần có năng lượng để liên kết các phân tử đơn giản đó lại với nhau. Chừng nào chất hữu cơ ấy còn tồn tại thì năng lượng đã lấy vào cũng còn tồn tại ngay trong lòng chất hữu cơ, do đó mọi liên kết hóa học đều chứa thế năng. Như vậy đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể, tiến hành đồng thời với quá trình tích lũy thế năng.
 2. Dị hóa: (1 điểm)
 - Khi cơ thể phân hủy một chất hữu cơ phức tạp thành những phân tử đơn giản, các liên kết hóa học nói trên sẽ bị phá vỡ. Lúc trước, thế năng cần để bảo đảm mối liên kết các phân tử hóa học; bây giờ các liên kết ấy bị phá vỡ nên thế năng được giải phóng thành hoạt năng. Do đó mọi quá trình phân giải chất hữu cơ đều tạo hoạt năng.
 - Như vậy dị hóa là quá trình phân hủy các chất hữu cơ đặc trưng của cơ thể thành các chất đơn giản, thực hiện đồng thời với quá trình chuyển hóa thế năng thành hoạt năng.
 => Tóm lại: Quá trình trao đổi chất đồng thời là quá trình trao đổi năng lượng.%

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSNK_SINH_8_TB.doc