Đề thi học sinh năng khiếu môn hóa 8 năm học 2014 – 2015 (thời gian: 60 phút)

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1329Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh năng khiếu môn hóa 8 năm học 2014 – 2015 (thời gian: 60 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh năng khiếu môn hóa 8 năm học 2014 – 2015 (thời gian: 60 phút)
 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN HÓA 8
NĂM HỌC 2014 – 2015 
 (Thời gian: 60 phút)
Câu 1 (2điểm)
Nêu cách tách lấy từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm muối ăn và tinh bột 
Hãy lập công thức hóa học của hợp chất R, biết trong 0,03mol R có 1,38g Na , 0,96g S và 1,44g O
Câu 2 (3điểm)
Ta có thể dùng khí CO2 để đẩy không khí ra khỏi một chiếc cốc, hãy giải thích điều đó.
Trên đĩa cân ở vị trí cân bằng: Đĩa A đặt một cốc có dung tích 600ml , đĩa B đặt quả cân 2g . Ta nói khối lượng của cốc là 2g có chính xác không? Giải thích?
 Ở điều kiện thường, khi dùng khí CO2 để đẩy hết không khí ra khỏi cốc đó thì phải đặt thêm vào đĩa B quả cân bao nhiêu gam để cân trở lại vị trí cân bằng? 
Câu 3 (3điểm)
Khi nung 40g KMnO4 trong ống nghiệm đến khi có 2,8 lít khí Oxi thoát ra (đktc) thì ngừng nung, và trong ống nghiệm lúc này chứa hỗn hợp chất rắn A
Xác định các chất có trong chất rắn A. 
Tính khối lượng mỗi chất có trong A
Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi chất có trong A 
Câu 4 (2điểm)
Cân bằng các phản ứng hóa học sau:
 Al4C3 + H2O 
---->
Al(OH)3 + CH4
 Fe3O4 + H2SO4 
---->
Fe2(SO4)3 + H2O + SO2
 SO2 + KMnO4 + H2O 
---->
K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
 M2(SO4)n
---->
M2On + SO2 + O2
Na=23 ; S=32 ; O =16 ; C=12 ; K=39 ; Mn=55
 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN HÓA 8
NĂM HỌC 2012 – 2013 
 (Thời gian: 60 phút)
Câu 1 (2điểm)
Hợp chất Z có công thức AxOy . Khối lượng mol của Z là 222g , trong đó nguyên tố Oxi chiếm 50,45% về khối lượng. 
Xác định nguyên tố A ? 
Lập công thức hóa học của hợp chất Z và cho biết Z là loại Oxit nào? 
Câu 2 (3điểm)
Hỗn hợp khí Y gồm 5,6 lít Oxi và 3,36 lít Nitơ (đktc)
Tính thành phần % về thể tích của mỗi khí trong Y
Tính thành phần % về khối lượng của mỗi khí trong Y 
Tính tỉ khối của khí Y đối với không khí 
Câu 3 (3điểm)
Có 4 chén sứ lần lượt chứa các chất ở dạng bột như sau:
Chén 1: NaCl
Chén 2: KClO3 và MnO2
Chén 3: Cu
Chén 4: CuO
Nung nóng 4 chén trong không khí một lúc lâu để các phản ứng xảy ra hoàn toàn (nếu có), sau đó làm nguội lại.
Xác định các chất có trong mỗi chén sứ sau khi nung, viết phương trình hóa học (nếu có). 
Khối lượng mỗi chén sứ trước và sau khi nung thay đổi như thế nào? Giải thích? 
Câu 4 (2điểm)
Cho m(g) vụn kẽm có lẫn 4% tạp chất vào dung dịch chứa 47,304g HCl, sau phản ứng thu được 13,44 lít khí Hidro (đktc), biết tạp chất trong vụn kẽm không phản ứng với HCl. 
Viết phương trình hóa học. Tính m(g)
Hỏi đã dùng dư lượng HCl là bao nhiêu % so với phản ứng?
 N=14 ; O =16 ; H=1 ; Na=23 ; K=39 ; Mn=55 ; Zn=65 ; Cu=64 ; Cl =35,5 
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN HÓA 8
NĂM HỌC 2011 – 2012 
THỜI GIAN 60 PHÚT
Câu 1 (2điểm)
Cho các chất sau: Khí oxi, axit sunfuric, kẽm, lưu huỳnh tri oxit, thủy ngân (II) oxit, đồng (II) hidroxit. 
Chất nào tác dụng được với khí Hidro ? Viết PTHH.
Chất nào tác dụng được với khí Oxi ? Viết PTHH.
Chất nào tác dụng được với nước ? Viết PTHH.
Câu 2 (2điểm)
Hợp chất A có thành phần phân tử gồm 2 nguyên tử X liên kết với 3 nhóm sunfat. Biết khối lượng mol của A nặng hơn khối lượng mol của Sắt (II) phốtphát là 42g. Xác định nguyên tử X ? Viết CTHH của A.
Biết khí Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hãy tính % về khối lượng của khí Oxi trong không khí.
Câu 3 (3điểm)
Khi đốt hoàn toàn một mẫu than gỗ có chứa 96% Cacbon, phần còn lại là tạp chất không cháy thì thu được 27,776 lít khí Cacbonđioxit (đktc)
Viết PTHH. Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết phản ứng hóa học đang xảy ra ?
Tính khối lượng mẫu than gỗ đã dùng. 
Tính khối lượng chất rắn còn lại sau khi phản ứng kết thúc. 
Câu 4 (3điểm)
Hòa tan hoàn toàn m(g) kim loại Kali vào nước (có D = 1g/ml), tạo thành dung dịch Z và có 0,75. 1023 phân tử khí Hidro thoát ra.
Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu các cách để xác định dung dịch Z có tính kiềm ?
Tính m(g) kim loại Kali.
Tính thể tích nước ban đầu, biết dùng dư 4/5 thể tích nước đã phản ứng.
C = 12 ; O = 16 ; K = 39 ; H = 1 ; S = 32 ; Fe = 56 ; P = 31 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_HSG_hoa_8_Luong_The_Vinh_PY.doc