Đề thi học sinh năng khiếu lớp 6 năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2175Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh năng khiếu lớp 6 năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh năng khiếu lớp 6 năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 6 NĂM HỌC 2010- 2011
MÔN: NGỮ VĂN
 (Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề)
	Đề thi có: 01 trang
 Đề chính thức
Câu 1: (4 điểm)
Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong các câu thơ sau bằng một đoạn văn (khoảng 10- 12 câu).
 “ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
 Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
 Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”
	(Biển- Khánh Chi)
Câu 2: (2 điểm)
Sự hy sinh của nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Minh Huệ đã gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 3: (2 điểm)
Hãy xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong hai câu sau:
a. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
b. Mùa thu, khi gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại.
Câu 4: (12 điểm)
Đã bao lần em nghe cô giáo say sưa giảng bài trên lớp. Em hãy tả cô giáo trong một giờ học để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.
(Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm!)
 Họ và tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . SBD. . . . . . . . . . .
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY
	HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 6 
NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN
Câu 1: 
* Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh có kỹ năng viết một đoạn văn , đoạn văn ấy có thể ngắn hoặc dài hơn so với yêu cầu là một câu.
- Học sinh không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. 
*Yêu cầu về nội dung:
- Xác định được các phép so sánh, nhân hoá: (1 đ)
+ So sánh: biển như người khổng lồ, biển như trẻ con
+ Nhân hoá: biển chỉ là một sự vật nhưng lại có những hành động, tâm tư tình cảm như con người (vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền, nóng nảy, nũng nịu, dỗ dành, đùa, khóc)
- Nêu được tác dụng: (3 đ)
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau (1 đ)
+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ đáng sợ; khi thì nhỏ bé hiền lành, dễ thương, đáng yêu như trẻ con. (1 đ)
+ Biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được những bức tranh khác nhau về biển theo sự thay đổi của thời tiết, thời gian. Hai biện pháp nghệ thuật này làm cho những câu thơ gợi hình và gợi cảm hơn. (1 đ)
Câu 2: 
Học sinh bộc lộ, trình bày được suy nghĩ của mình về sự hy sinh của chú bé Lượm (mỗi ý sau được 0,5 đ)
- Sự hy sinh của Lượm gợi gợi cho em tình cảm vừa xót thương vừa cảm phục.
- Đs là sự hy sinh dũng cảm, nhẹ nhàng và thanh thản.
- Lượm là biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của con người Việt Nam.
- Lượm không còn nữa nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi với quê hương, đất nước.
Câu 3: 
Học sinh xác định được các thành phần câu: (mỗi câu xác định đúng cho 1 đ)
Lưu ý: nếu chỉ xác định đúng một thành phần trong một câu thì không cho điểm.
a. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát/ trải ra 
 TN	CN VN
mênh mông trên khắp các sườn đồi.
b. Mùa thu, khi gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước dưới cầu Tràng Tiền/ 
 TN	CN
đen sẫm lại.
 VN
Câu 4:
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh làm được bài văn miêu tả (tả người gắn với công việc cụ thể) theo yêu cầu.
- Bài viết đảm bảo bố cục mạch lạc, rõ ràng.
- Ngôn ngữ trong sáng, không mắc các lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả . . . 
2. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể lựa chọn những hình ảnh để miêu tả cho phù hợp. Tuy nhiên cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản như sau:
- Mở bài: 
Giới thiệu được một cách khái quát hình ảnh cô giáo trong giờ học mà em có ấn tượng nhất (thời gian, cô giáo nào, cô dạy bộ môn gì. . .)
- Thân bài: 
+ Miêu tả hình dáng, trang phục của cô trong giờ học đó.
+ Miêu tả lời nói, giọng điệu của cô khi giảng bài.
+ Làm nổi bật được những cử chỉ, hành động; thái độ ân cần, trừu mến của cô trong khi giảng bài.
- Kết bài: 
Ấn tượng sâu đậm nhất của em về hình ảnh cô giáo trong tiết học đó, tình cảm của em đối với cô.
3. Cách cho điểm:
- Điểm 12: bài viết đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên, giọng văn trôi chảy, mượt mà, giàu hình ảnh.
- Điểm 11- 10: bài viết về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể thiếu một vài ý nhỏ, còn mắc những lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, đặt câu . . .
- Điểm 9- 8: bài viết còn sơ sài, mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. . .
- Điểm 7- 6: bài viết còn sơ sài, không làm nổi bật được đối tượng miêu tả, mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu . . .
- Điểm 5- 3: bài viêt sa vào kể lại cô giáo trong tiết học.
- Điểm 2- 0: bài viết lạc đề.
(Trên đây chỉ là những định hướng. Khi chấm, giáo viên cần linh động
 để phát huy được sự sáng tạo của học sinh.)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HSG_van_6_TT.doc