Đề thi học sinh giỏi năm học 2015- 2016 môn: lịch sử 9 thời gian: 150 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi năm học 2015- 2016 môn: lịch sử 9 thời gian: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi năm học 2015- 2016 môn: lịch sử 9 thời gian: 150 phút
Phòng Giáo dục & Đào tạo Thanh Oai	 
Trường THCS Kim Thư
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
Năm học 2015- 2016
 MÔN: LỊCH SỬ 9	 	Thời gian: 150 phút	 
 Câu 1: (3,5 điểm)
 Tóm tắt những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến năm 1917.
 Câu 2: (6 điểm): 
 Ghi nhớ các sự kiện về sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu vào bảng dưới đây:
Tên nước
Sự kiện về sự sụp đổ
1. Liên Xô
...
2. Đông Âu
 Câu 3: (5,5 điểm)
	 Sự ra đời của tổ chức ASEAN. Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN?
 Câu 4: (5 điểm)
 Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các dân tộc?
	*** HẾT ***
 Kim Thư, ngày 20 tháng 10 năm 2015
 Người ra đề 
 Nguyễn Kim Huệ
 Hướng dẫn chấm
Câu
 Đáp án
Điểm
1 
- Giữa năm 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn). 
- Cuộc hành trình kéo dài 6 năm, Người đã qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ và châu Âu.
- Năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Tại đây, Người làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng và giai cấp công nhân Pháp, tham gia hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam và tố cáo thực dân Pháp. Tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga Những hoạt động bước đầu này của Người đã xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
3,5điểm
0,5đ
0,5đ
2,0đ
0,5đ
2
Tên nước
Sự kiện về sự sụp đổ
6 điểm
1. Liên Xô
- Ngày 19 /8/1991, một số nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Gooc- ba-chốp. Cuộc đảo chính thất bại nhanh chóng (21-8).
- Sau khi trở lại nắm chính quyền, Gooc-ba-chốp từ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, yêu cầu giải tán Ủy ban Trung ương Đảng (24/8/1991). Chính quyền Xô viết trong toàn Liên bang tê liệt.
- Ngày 06/9/1991, Quốc hội bãi bỏ Hiệp ước Liên bang năm 1922, trao quyền cho các cơ quan lâm thời.
- Ngày 21/12/1991, tại thủ đô Anma-Atta (Ca-dắc-xtan), 11 nước cộng hòa kí Hiệp định về giải tán Liên bang Xô viết và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
- Ngày 25/ 12/ 1991, Tổng thống Gooc-ba-chốp phải tuyên bố từ chức, cùng ngày lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Krem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa và sự tan vỡ của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết sau 74 năm tồn tại.
0,5đ
1,0đ
0,5đ
0,5đ
1,0đ
2. Các nước Đông Âu
- Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện, gay gắt; bắt đầu từ Ba Lan rồi lan sang các nước Đông Âu.
- Bị các nước đế quốc bên ngoài kích động, quần chúng biểu tình, đòi thi hành chính sách cải cách kinh tế- chính trị, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, tổng tuyển cử tự do. Đảng và nhà nước các nước Đông Âu phải chấp nhận những yêu cầu trên.
- Cuối năm 1989, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội thắng cử lên nắm chính quyền. Chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ hầu hết ở Đông Âu.
1,0đ
1,0đ
0,5đ
3
* Sự ra đời của tổ chức ASEAN:
- Sau khi giành được độc lập, đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực, nhằm cùng nhau hợp tác và phát triển.
- Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi .
- Ngày 08/8/1967 tại Băng-Cốc (Thái Lan) Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước thành viên: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
* Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN:
- Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia kết thúc thắng lợi vào năm 1975, các quan hệ ngoại giao giữa ba nước Đông Dương và ASEAN đã được thiết lập.
- Năm 1979 do vấn đề Cam-pu-chia, nên quan hệ giữa ba nước Đông Dương với các nước ASEAN trở nên căng thẳng và đối đầu.
- Từ cuối năm 1980, ASEAN chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN được cải thiện.
- Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự tăng cường hợp tác ở khu vực vì một “Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển”.
- Sau khi gia nhập ASEAN (28/7/1995), mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ngày càng được đẩy mạnh.
5,5điểm
0,5đ
0,5đ
1,5đ
0,5đ
0,5đ
1,0đ
0,5đ
0,5đ
4
- “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc" vì: Từ sau “chiến tranh lạnh”, trong bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
- Đây cũng là thách thức vì phần lớn các các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới; việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài; việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đạiNếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế xã hội của đất nước phát triển, nếu không nắm bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.
5 điểm
1,5đ
2,0đ
0,5đ
1,0đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_Su_9_nam_2015_KT.doc