Ôn tập một số dạng câu hỏi năng lực học kì I Lịch sử lớp 9

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập một số dạng câu hỏi năng lực học kì I Lịch sử lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập một số dạng câu hỏi năng lực học kì I Lịch sử lớp 9
ÔN TẬP MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI NĂNG LỰC LỊCH SỬ 9 - HKI
Bài 1,2:
Câu 1: Những thành tựu Liên Xô đạt được có ý nghĩa gì?
- Thể hiện tính ưu việc và sự lớn mạnh của CNXH
- Uy tín của LX ngày càng cao, Liên xô trở thành chỗ dựa vững chắc của phong trào CMTG
- Góp phần củng cố hòa bình, tạo thế cân bằng với Mĩ, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
Câu 2: Dẫn chứng về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với VN: 
- Ủng hộ về tinh thần, vật chất ( Vũ khí, phương tiện c/tr) cho VN đánh Pháp, Mĩ
- Viện trợ không hoàn lại cho VN; Đào tạo chuyên gia kĩ thuật,tiến sĩ, kĩ sư cho VN
- Xây các công trình lớn: Cầu Long Biên, Bệnh viện Việt – Xô, thủy điện Hòa Bình
- Giúp VN hàn gắn vết thương chiến tranh
Câu 3/ Nêu hậu quả của sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? Qua đó Đảng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?
- Hậu quả:
- Bài học kinh nghiệm: Kiên định mục tiêu xây dựng CNXH, lấychủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và do Đảng Cộng sản lãnh đạo, kịp thời có đường lối, chính sách phù hợp với xu thế thời đại.
Bài 4:
Câu4: Nêu chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong công cuộc cải cách mở cửa 1978 đến nay ? Em có quan điểm như thế nào về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhất là với các nước láng giềng trong giai đoạn hiện nay ?
Quan điểm về chính sách đối ngoại của Trung Quốc với các nước láng giềng
- Trung Quốc đã có những hành động với các nước láng giềng như tranh chấp với Nhật Bản, Phi-líp-pin, Ma-lay-xi-a, In-đô-nê-xi-a Riêng với Việt Nam, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép dàn khoan HD981 vào vùng biển Việt Nam, có những việc làm nhằm mục đích thay đổi hiện trạng Biển Đông
- Hành động trên vi phạm Công ước về luật biển 1982, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông –2002 làm ảnh hưởng đến an ninh, hoà bình và ổn định khu vực và trên thế giới
Bài 5: 
Câu 5: Thời cơ và thách thức khi VN gia nhập ASEAN là gì? ( Hoặc tại sao nói hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc?)
* Thời cơ: 
- Nền kinh tế VN được hội nhập vào nền kinh tế khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực, áp dụng thành tựu KHKT vào sản xuất
- Hàng hóa VN có cơ hội xâm nhập thị trường các nước ĐNA và thế giới
* Thách thức:
- Nếu VN không bắt kịp các nước trong khu vực sẽ có nguy cơ bị tục hậu xa hơn về kinh tế, nếu nắm bắt được thời cơ mà không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc
- VN có xuất phát điểm thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, vấn đề sử dụng hiệu quả vốn vay,
Câu 6: Tại sao nói từ đầu những năm 90, một chương trình mới đã mở ra trong lịch sử các nước ĐNA?
 Vì: Từ đầu những năm 90, ASEAN có xu hướng mở rộng thành viên, đến tháng 4-1999, 10 nước ĐNA đều là thành viên của ASEAN, trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, Biến ĐNA thành 1 khu vực mậu dịnh tự do(AFTA), lập diễn đàn khu vực(ARF), nhằm tạo 1 môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của ĐNA 
Câu 7: Dựa trên nguyên tắc hoạt động của tổ chức Asean, theo em hiện nay để bảo đảm hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực thì tổ chức Asean cần phải có những biện pháp nào? 
	* Liên hệ 
- Trước tình hình ở Đông Nam Á ngày càng nóng lên, nguy cơ xung đột vũ trang có thể xảy ra, ASEAN cần đứng vai trò trung tâm, vai trò định hướng trong việc giải quyết các xung đột nhằm duy trì hoà bình, ổn định ở khu vực.
- Cần coi trọng nguyên tắc hoạt động của tổ chức và các cơ sở pháp lí quốc tế. 
- Quan điểm và lập trường hoà bình nhưng trên nguyên tắc là kiên quyết bảo vệ chủ quyền của các quốc gia trong khu vực. 
Bài 6:
Câu 8: Hãy phân tích những khó khăn của các nước châu Phi hiện nay? Hãy nêu một vài việc làm của cộng đồng quốc tế cần phải giúp đỡ châu Phi?
* Khó khăn:
- Về kinh tế: chậm phát triển, lạc hậu, đói nghèo kinh niên..
- Tài chính: nợ nần chồng chất.
- Chính trị - xã hội: không ổn định,thường xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo, nội chiến đẩm máu
- Đời sống nhân dân đói khổ, dịch bệnh hoành hành.
* Cộng đồng quốc tế đang có nhiều hoạt động giúp đỡ châu Phi
- Viện trợ kinh tế, giúp đỡ nhân dân nâng cao trình độ dân trí, kế hoạch hóa gia đình
Câu 9: Quan hệ giữa Phi-đen Ca-xtơ-rô và nhân dân Cu Ba với nhân dân VN:
- Trong kháng chiến chống Mĩ của ta, Phi-đen Ca-xtơ-rô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất vào tuyến lữa Quảng Trị động viên quân dân VN đánh mĩ, “ Vì VN, Cu Ba sẳn sàng hiến dâng cả máu”
- Cu Ba cử chuyên gia, bác sĩ sang Vn điều trị cho các thương binh ở chiến trường
- Sau năm 1975 Cu Ba giúp VN xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện hữu nghị VN – Cu Ba (Đồng Hới - Quảng Bình), 
Bài 7: 
Câu 10: Vì sao sau CTTG thứ hai, Mĩ La Tinh được mệnh danh là Đại lục núi lữa?
Vì cơn bảo táp cách mạng đã làm thay đổi cúc diện chính trị ở nhiều nước:
- Trước kia bị rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành sân sau của Mĩ
- Bây giờ, phong trào GPDT phát triển mạnh mẽ, cuồn cuộn như những ngọn núi lữa tấn công vào chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, thành lập các chính phủ, giành được quyền dân tộc thực sự
Bài 9:
Câu 11: Từ những nguyên nhân giúp Nhật Bản phát triển kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, theo em Việt Nam có thể học tập được những kinh nghiệm gì ở Nhật Bản để dựng và phát triển đất nước hiện nay?
* Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam : 
- Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của các nước. 
- Biết tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật
- Phát huy truyền thống tự lực, tự cường, khiêm tốn học hỏi
- Đặc biệt cần chú trọng phát huy nhân tố con người. Đào tạo những con người có tài năng, lao động sáng tạo và có đạo đức
- Tăng trưởng kinh tế nhưng phải giữ gìn bản sắc dân tộc, gắn liền với lợi ích nhân
- Sự phát triển cần mang tính bền vững ( phát triển kinh tế nhưng cần gắn liền với ổn định XH
Bài 11:
Câu 12. Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và biện pháp để xây dựng và phát triển đất nước trong xu thế chung hiện nay?
* Gợi ý đáp án
* Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và biện pháp để xây dựng và phát triển đất nước trong xu thế chung hiện nay:
 - Tập trung sức phát triển kinh tế và đường lối CN hóa- hiện nghiệp hóa đất nước
- Tích cực mở cửa, hội nhập thế giới.
-Tham gia các tổ chức, các liên minh chính trị -kinh tế khu vực và quốc như Liên hợp quốc, quỹ tiền tệ quốc tế , Hiệp hội các nước ĐNA( ASEAN), WTO
- Hết sức coi trọng hòa bình và ổn định của đất nước cũng như cộng đồng thế giới, lên án chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố quốc tế cũng như mọi hành động đe dọa xâm phạm độc lập chủ quyền của các quốc gia.
 - Cử chuyên gia sang giúp đỡ, tư vấnbảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường sống và nhất là bảo vệ sức khỏe của con người )	
Câu 13: Những việc làm mà Liên Hợp Quốc giúp VN
- Hổ trợ có hiệu quả cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của VN trong các lĩnh vực xóa đói giãm nghèo, y tế, dân số, giáo dục 
- Hổ trợ, nâng cao năng lực quản lí và đào tạo nguồn nhân lực
Bài 12:
Câu 14: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã và đang có những tác động như thế nào đối với đời sống con người? Trước những tác động đó, Việt Nam cần chú ý những vấn đề gì trong phát triển kinh tế- xã hội?
Gợi ý trả lời:
- Những vấn đề cần chú ý trong phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam trước những tác động của cuộc cách mạng KH- KT:
 + Đào tạo đội ngũ cán bộ KH-KT có trình độ cao.
 + Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế.
 + Sử dụng thành tựu KH- KT hợp lí, đúng mục đích.
 + Quan tâm bảo vệ môi trường xung quanhkhi áp dụng những thành tựu KH-KT.
Câu 15: Những hậu quả của CM KHKT đã đặt nhân loại trước những vấn đề cấp bách nào?
- Phải bảo vệ tài nguyên môi trường
- Phải sử dụng thành tựu KHKT vào mục đích hòa bình
Bài 14 
Câu 16: So sánh cuộc khai thác thuộc địa lần 1 với cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp ở VN về mục đích và Qui mô?
- Giống nhau về mục đích: Bốc lột nhân dân thuộc địa làm giàu cho chính quốc; 
- Qui mô lần 2 lớn hơn lần 1 rất nhiều: Vốn đầu tư tăng; mở rộng nhiều ngành, nghề; tốc độ và cường độ khai thác tăng,
Câu 22: Em có nhận xét gì về nến kinh tế VN dưới chính sách khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp?
 Kinh tế VN có bước phát triển, nhưng không đồng đều giữa các ngành, các vùng, miền; K/t có bước p/tr nhưng chỉ p/vụ quyền lợi TD Pháp
Bài 15:
Câu 17: Vì sao giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam ?
- Giai cấp công nhân ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp và phát triển nhanh về số lượng và chất lượng trong cuộc khai thác lần thứ hai; trước chiến tranh 10 vạn, đến 1929 có hơn 22 vạn.
- Ngoài đặc điểm chung của gia cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: 
+ Bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt); 
+ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân; 
+ Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. 
+ Sớm tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, nhất là của chủ nghĩa Mac-Lênin và Cách mạng tháng
- Với những đặc điểm trên, giai cấp công nhân VN sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất trong cả nước, là giai cấp đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng VN đi đến toàn thắng.
Câu 18: Tại sao nói rằng cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son Sài Gòn (tháng 8 – 1925) là một cột mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Tháng 8 – 1925, công nhân xưởng Ba Son đã bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc 
- Nếu như các cuộc đấu tranh của công nhân trước cuộc bãi công Ba Son chủ yếu vì mục đích kinh tế, thiếu tổ chức lãnh đạo, mang tính tự phát thì cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức, lãnh đao thể hiện tinh thần quốc tế vô sản, đấu tranh không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn vì mục tiêu chính trị. Họ đã tỏ rõ sức mạnh giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản
- Từ cuộc bãi công Ba Son (8-1925), giai cấp công nhân Việt Nam bước vào đấu tranh tự giác.
Câu 19: Lập bảng thống kê về phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam 
( 1919-1925)
Phong trào
Tư sản dân tộc
Tiểu tư sản
Công nhân
Mục tiêu
Đòi quyền lợi về kinh tế
Chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do, dân chủ
Nặng về mục đích kinh tế.
Tính chất
Cải lương ( dễ thỏa hiệp)
Yêu nước, dân chủ
- Tự phát
-Tiến dần đến tự giác.
Nhận xét
- Tích cực: đấu tranh chống sự canh tranh, chèn ép của tư bản nước ngoài
- Hạn chế: Hoạt động mang tính cải lương, phục vụ quyền lợi tầng lớp trên. 
- Tích cực: truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ trong nhân dân.
- Hạn chế: chưa tổ chức thành chính đảng nên đấu tranh còn xốc nổi, ấu trĩ.
Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự phối hợp đấu tranh ở các nơi.
- Chưa thấy rõ vị trí vai trò của giai cấp mình.
Câu 20: 
Câu 11: Mục đích, tính chất, mặt tích cực và hạn chế trong phong trào đấu tranh của Tư sản dân tộc và tiểu tư sản
Tư sản dân tộc
Tiểu Tư sản
Mục đích
Đòi tự do dân chủ, đòi quyền lợi kinh tế
Chống cường quyền, áp bức, đòi tự do dân chủ
Tính chất
Yêu nước dân chủ
Yêu nước dân chủ
Tích cực
Mang tính chất yêu nước dân chủ, chống sự cạnh tranh chèn ép của tư sản pháp
Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ trong nhân dân, tư tưởng cách mạng mới
Hạn chế
 Dễ thỏa hiệp khi với pháp khi pháp cho quyền lợi
Chưa tổ chức được chính đảng, đấu tranh còn xốc nổi, ấu trĩ
-------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docCAU_HOI_NANG_CAO_SU_9_HKI.doc