Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học: 2015-2016 môn: lịch sử 9

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1321Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học: 2015-2016 môn: lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học: 2015-2016 môn: lịch sử 9
PHÒNG GD&ĐT PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH
Năm học: 2015-2016
Môn: Lịch sử 9.
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (3,5 điểm): 
a- Hãy trình bày những nguyên nhân chung và riêng dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
b- Theo em nguyên nhân chung nào quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của các nước này? Vì sao?
Câu 2 (2,5 điểm): 
 Hội nghị I-an-ta (2-1945) đã quyết định phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc ở châu Á như thế nào? Sự phân chia này có tác động gì đến khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 3 (4,0 điểm): 
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc từ năm 1920 đến 1925, hãy chứng minh rằng Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
Câu 4 (4,5 điểm): 
Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh ra đời trong hoàn cảnh nào? Tại sao nói Xô viết Nghệ- Tĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
Câu 5 (5,5 điểm): 
a. Sự kiện nào đánh dấu thành công của cách mạng Tám năm 1945? Trong cách mạng tháng Tám, sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh thể hiện ở những điểm nào?
b. Việc Phú Thọ giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
--------------------- Hết---------------------
Ghi chú: Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:............................................................Số BD:..................
	PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
Năm học 2015- 2016
Môn: Lịch Sử
(hướng dẫn chấm có: 04 trang)
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
a- Hãy trình bày những nguyên nhân chung và riêng dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
3.5
* Nguyên nhân chung:
- Dựa vào những thành tựu của cách mạng khoa học- kĩ thuật, điều chỉnh cơ cấu sản xuất hợp lý, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động...;
0.5
- Nhờ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao...;
0.5
- Vai trò điều tiết của nhà nước trong việc đề ra các chính sách hợp lý, hiệu quả...
0.5
* Nguyên nhân riêng:
- Mĩ: Đất nước không bị chiến tranh tàn phá, có điều kiện hòa bình để phát triển kinh tế, thu lợi nhuận từ chiến tranh; tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào...
0.5
- Nhật: Chi phí quân sự ít, có truyền thống tự lực, tự cường, lợi dụng nguồn vốn của nước ngoài để phát triển...
0.25
- Tây Âu: Lợi dụng vốn vay của Mĩ để phát triển kinh tế; hợp tác có hiệu quả trong khu vực...
0.25
b- Theo em nguyên nhân chung nào quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của các nước này? Vì sao?
 (Đây là câu hỏi mở: Giám khảo chấm bài dựa vào phần lựa chọn và giải thích của học sinh để cho điểm. Nguyên nhân học sinh lựa chọn phải nằm trong nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển của các nước tư bản.)
1.0
2
Hội nghị I-an-ta (2-1945) đã quyết định phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc ở châu Á như thế nào? Sự phân chia này có tác động gì đến khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
2.5
* Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng:
- Chấp nhận những điều kiện của Liên Xô giữ nguyên trạng Mông Cổ, trả lại cho Liên Xô phía nam đảo Xa-kha-lin;
0.5
- Trao trả cho Trung Quốc những đất đai bị Nhật chiếm đóng trước đâythành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc gồm Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản;
0.5
- Triều Tiên được công nhận là quốc gia độc lập, nhưng tạm thời quân đội Mỹ, Liên Xô chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38;
0.5
- Các vùng còn lại Đông Nam Á, Nam Ávẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
0.5
* Sự phân chia này có tác động như thế nào đến khu vực ĐNA: Phát xít Nhật bị tiêu diệt tạo điều kiện cho nhiều nước ĐNÁ nổi dậy đấu tranh chống phát xít, tay sai giành độc lập trong năm 1945. Tuy nhiên, các dân tộc Đông Nam Á lại phải tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc để bảo vệ độc lập.
0.5
3
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc từ năm 1920 đến 1925, hãy chứng minh rằng Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
4.0
- Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Sau nhiều năm bôn ba, năm 1917 Người trở về Pháp hoạt động trong phong trào công nhân và tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
0.25
- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn và trở thành người Cộng sản. Đây là bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Người. Từ đây, NAQ tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam:
0.5
+ Từ năm 1921 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri, ra báo Người cùng khổ vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đấu tranh tự giải phóng. Nguyễn Ái Quốc còn viết bài cho nhiều tờ báo ở Pháp (Nhân Đạo, Đời sống công nhân...) và viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Những sách báo này được Người bí mật chuyển về Việt Nam.
0.75
+ Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành. Người nghiên cứu, học tập và tìm hiểu thực tiễn xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Năm 1924, dự Đại hội V- Quốc tế cộng sản, trình bày tham luận... Người viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín quốc tế...
0.75
=> Những quan điểm cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin được Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận và truyền bá vào Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là bước chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
0.5
+ Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu- Trung Quốc. Tại đây, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên với nòng cốt là Cộng sản đoàn (6/1925), hướng tổ chức này đi theo con đường cách mạng vô sản. Người mở các lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên, ra báo Thanh niên, các bài giảng của Người được tập hợp thành cuốn Đường cách mệnh. Báo thanh niên và cuốn Đường cách mệnh được bí mật chuyển về Việt Nam. Đa số hội viên được đưa về nước hoạt động, tổ chức, lãnh đạo phong trào đấu tranh, một số ít được chọn cử đi học tiếp... 
0.75
=> Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc là sự chuẩn bị trực tiếp về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ cho việc thành lập Đảng...
0.5
4
Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh ra đời trong hoàn cảnh nào? Tại sao nói Xô viết Nghệ- Tĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
4.5
* Hoàn cảnh ra đời:
- Tháng 9/1930, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân phát triển mạnh mẽ, đặc biệt Nghệ- Tĩnh là nơi phong trào phát triển đến đỉnh cao. Bộ máy chính quyền địch tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. 
0.75
- Các Ban Chấp hành nông hội dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng đứng ra quản lý mọi mặt của đời sống chính trị, xã hội (chính quyền nhân dân kiểu Xô viết).
0.75
* Xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng:
- Phong trào cách mạng 1930- 1931 là phong trào đấu tranh đầu tiên của quần chúng công- nông diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đỉnh cao của phong trào là sự ra đời của chính quyền nhân dân kiểu Xô viết ở Nghệ- Tĩnh.
0.5
- Về chính trị, quân sự: Chính quyền Xô viết đã thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, thành lập các tổ chức quần chúng; thành lập các đội tự vệ để bảo vệ xóm làng;
0.5
- Về kinh tế, chính quyền chia ruộng đất công cho nông dân, thực hiện giảm tô, xóa nợ;
0.5
- Về văn hóa, xã hội thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín, dị đoan, dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân.
0.5
=> Sự thành lập cùng những chính sách của Chính quyền Xô viết chứng tỏ lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở các địa phương; chứng tỏ bản chất cách mạng và sự ưu việt của chính quyền cách mạng. Đây thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
1.0
5
a. Sự kiện nào đánh dấu thành công của cách mạng Tám năm 1945? Trong cách mạng tháng Tám, sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh thể hiện ở những điểm nào?
5.5
* Sự kiện đánh dấu thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945: Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội trước hàng vạn đồng bào, Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
1.0
* Sự lãnh đạo kịp thời...thể hiện ở việc nhận định tình hình, chớp thời cơ phát động nhân dân khởi nghĩa:
- Ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 14 đến 15/8/1945 đã quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng Minh vào nước ta. Thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ra Quân lệnh số 1 (Lệnh Tổng khởi nghĩa);
0.5
- Đại hội Quốc dân (Tân Trào) ngày 16, 17/8/1945 tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Hồ Chủ tịch đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy giành chính quyền;
0.5
- Chiều 16/8, một đội quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về Thái Nguyên, mở đường về Hà Nội.
0.5
* Sự lãnh đạo sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh thể hiện ở việc đề ra phương pháp và hình thức đấu tranh: Đó là sự kết hợp tài tình giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn tiến tới Tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị, giành chính quyền về tay nhân dân.
1.0
b. Việc Phú Thọ giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở Phú Thọ thắng lợi, lật đổ nền thống trị của phong kiến hàng, thực dân, phát xít trên phạm vi toàn tỉnh, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc; 
0.75
- Thay đổi số phận của người dân Phú Thọ (từ thân phận nô lệ của người dân mất nước, chịu nhiều tròng áp bức bóc lột, trở thành người dân của một nước độc lập, tự do dưới chính thể Dân chủ cộng hoà, làm chủ vận mệnh của mình và làm chủ quê hương). Từ sau ngày 2/9/1945, nhân dân Phú Thọ cùng cả nước bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 	
0.75
- Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Phú Thọ đã để lại những bài học, những kinh nghiệm quý báu trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ tỉnh. 
0.5
------------------HÕt-----------------
Lưu ý: HD chấm này chỉ là gợi ý, định hướng về nội dung và thang điểm. Ở những câu hỏi mở, giám khảo chấm bài cần có sự vận dụng linh hoạt HD chấm này với bài làm của học sinh./.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_chon_DT_Lich_su_9_PN_20152016.doc