Đề thi học sinh giỏi môn: Hóa học lớp 9 thời gian: 135 phút

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn: Hóa học lớp 9 thời gian: 135 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi môn: Hóa học lớp 9 thời gian: 135 phút
PHÒNG GD VÀ ĐT HẠ HÒA
Năm học 2014-2015
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: HÓA HỌC LỚP 9
Thời gian: 135 phút
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 10 ĐIỂM)
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C,D,hoặc E đứng trước câu chọn đúng
Câu 1: Cho một viên vôi sống (CaO) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 . Hiện tượng thí nghiệm quan sát được là :
A.Có khí thoát ra đồng thời xuất hiện kết tủa trắng . B. Xuất hiện kết tủa trắng .
C.Có khí không màu thoát ra . D.Không có hiện tượng gì.
Câu 2: Những bazơ nào sau đây có thể bị nhiệt phân thành oxit và nước :
A.Fe(OH)3	B.Fe(OH)2	C. Al(OH)3	D.Tất cả .
Câu 3: Khi cho từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphtalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là :
A.Màu hồng mất dần 	B. Màu đở từ từ xuất hiện 
C. Không có sự thay đổi màu 	D.Màu xanh từ từ xuất hiện 
Câu 4: Cho phương trình phản ứng sau : X + 8 HCl à FeCl2 + 2FeCl3 + 4 H2O . X là :
A.FeO	 	B.Fe3O4 	C.Fe2O3	D. Fe
Câu 5: Khi cho Clo hoặc Lưu huỳnh tác dụng với sắt (vừa đủ) thì sản phẩm thu được là: 
A. FeCl2, FeS.	B. FeCl2, Fe2S3 .	C.FeCl3, FeS	.	D.FeCl3, Fe2S3.
Câu 6: Khi phân tích một oxit của sắt thấy sắt chiếm 70% về khối lượng .Oxit đó là : 
A.FeO 	B. Fe3O4	C.Fe2O3	D. Tất cả .
Câu 7: Cho bản sắt có khối lượng 50g vào dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian nhấc bản sắt ra và đem cân thì thấy khối lượng bản sắt là 52g. Biết rằng đồng sinh ra bám trên bề mặt của bản sắt. Số mol muối sắt tạo thành sau phản ứng là:
A.1,25 mol.                          B. 2,5 mol.	C. 0.125 mol.                        D. 0,25 mol.
Câu 8: Sục  khí clo vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường, sản phẩm của phản ứng gồm:
A. KCl, H2O, K2O                                          B. KCl, KClO, H2O
C. KCl, KClO3, H2O                                      D. KClO, KClO3,  H2O
Câu 9: Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì:
A. Áp suất của khí CO2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.
B. Áp suất của khí CO2 trong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.
C. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.
Câu 10: Nhận biết các chất bột màu trắng: CaO, Na2O, MgO, P2O5 ta dùng cách nào sau đây?
A. Dùng dung dịch HCl	B. Hòa tan vào nước và dùng quỳ tím
C. Hòa tan vào nước và dùng phenolphtalein	D. Tất cả đều đúng
Câu 11: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là :
(Cho H = 1; O = 16; Cl = 35,5; K = 39)
A. 0,75M.	B. 0,5M.	C. 0,25M.	D. 1M.
Câu 12: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A. 60ml.	B. 30ml.	C. 75ml.	D. 150ml.
35)Có 3 kim loại Ba, Fe, Cu. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết 3 kim loại đó: 
A.HCl.	B. H2SO4loãng .
C.HNO3.	D. Tất cả các dung dịch trên.
Câu 13: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là (Cho H = 1; Mg = 24; Cl = 35,5; Fe = 56)
A. 11,79%.	B. 24,24%.	C. 28,21%.	D. 15,76%.
Câu 14: Cho một lá sắt có khối lượng 50 gam vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra làm khô thấy khối lượng của nó là 51 gam. Số mol muối sắt tạo thành là:
A. 0,250 mol	B. 0,1875 mol	C. 0,125 mol D. kết quả khác
Câu 15: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. Mg, Fe, Cu.	B. Mg, Al, Fe, Cu.	
C. MgO, Fe, Cu.	D. MgO, Fe3O4, Cu.
Câu16: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là (Cho H = 1; O = 16; Mg = 24; S = 32; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65) A. Mg.	B. Zn.	C. Cu.	D. Fe.
Câu 17: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí
A. NH3, SO2, CO, Cl2.	B. N2, NO2, CO2, CH4, H2.
C. NH3, O2, N2, CH4, H2.	D. N2, Cl2, O2 , CO2, H2.
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là (Cho H = 1; O = 16; Mg = 24; S = 32; Fe = 56; Zn = 65)
A. 9,52.	B. 7,25.	C. 8,98.	D. 10,27.
Câu 19: Axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh
A. HNO3	B. H2SO4	C. HCl	D. HF
Câu 20: Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là”
A. H2S và Cl2.	B. HI và O3.	C. NH3 và HCl.	D. Cl2 và O2.
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 10 ĐIỂM)
Câu 1(3,0đ) Hòa tan hết 10,2 gam Al2O3 vào 1 lít dung dịch HNO3 0,8 M được dung dịch A. Hoà tan hết m gam Al vào 1 lít dung dịch KOH 0,8M thoát ra 20,16 lít khí hiđro ( đktc) và dung dịch B. Trộn dung dịch A vào dung dịch B được kết tủa C và dung dịch D. Lọc rửa kết tủa C và nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E.
 a.Viết các phương trình phản ứng và cho biết các chất C, D, E là chất gì?
 b. Tính m(g) Al và khối lượng E thu được?
 Câu 2(2.0 đ) Chỉ dùng một kim loại để nhận biết các dung dịch MgCl2, NH4NO3, FeCl2, Al(NO33, (NH4)2SO4, NaNO3 đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn.
Câu 3(2.0đ) Hoà tan vừa đủ ôxit của kim loại M có công thức MO vào dung dịch H2SO4 loãng nồng độ 4,9% được dung dịch chỉ chứa một muối tan có nồng độ 7,69%. Xác định tên kim loại M.
Câu 4(3.0đ) 
 Nung nóng ở nhiệt độ cao 12g CaCO3 nguyên chất. Sau phản ứng thu được 7,6g chất rắn A.
 a. Tính hiệu suất phản ứng phân huỷ và thành phần % các chất trong A .
 b. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HCl dư, dẫn toàn bộ khí thu được vào 125ml dung dịch NaOH 0,2 M thu được dung dịch B. Tính nồng độ M của các chất trong dung dịch B ( Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).Cho toàn bộ dung dịch B vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Viết phương trình hoá học xảy ra và tính khối lượng chất kết tủa? 
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM - Mỗi câu đúng 0,5 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
B
D
B
B
C
C
C
B
A
C
11
12
12
14
15
16
17
18
19
20
B
C
A
C
C
C
C
C
D
D
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu
 NỘI DUNG
Điểm
1
Số mol Al2O3 = = 0,1 mol; = 0,8.1= 0,8 mol
= 0,8.1= 0,8 mol; = = 0,9 mol
PTHH: Al2O3 + 6HNO3 2Al(NO3)3 +3H2O
2Al +2KOH + 2H2O2KAlO2 +3 H2 
Dung dịch A có Al(NO3)3 và HNO3 dư
Dung dịch B có KAlO2 và KOH dư
PTHH khi trộn lẫn A và B : KOH + HNO3 KNO3 +H2O
 3KAlO2 + Al(NO3)3 + 6H2O 4Al(OH)3 + 3KNO3 
 Kết tủa C là Al(OH)3 
 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O, E là Al2O3 
 b.Theo pt ta có ; m(Al)= 0,6.27= 16,2 g
 c. Theo pt ; = 0,4.102 = 40,8 gam
 0,25
0,25
0,25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0.25
0,25
2
- Trích mỗi dung dich một ít làm mẫu thử
- Cho kim loại Ba lần lượt vào các mẫu thử trên, đầu tiên có phản ứng:
 Ba + 2H2O ® Ba(OH)2 + H2­
Sau đó: - Mẫu thử nào cho kết tủa trắng là MgCl2. 
 Ba(OH)2 + MgCl2 ® Mg(OH)2 + BaCl2
 - Mẫu nào cho kết tủa trắng xanh sau đó chuyển thành nâu đỏ là FeCl2 
 Ba(OH)2 + FeCl2 ® Fe(OH)2 + BaCl2
 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 ® 4Fe(OH)3
 - Mẫu thử nào cho kết tủa trắng keo sau đó tan dần là Al(NO3)3. 
 3Ba(OH)2 + 2Al(NO3)3 ® 2Al(OH)3 + 3Ba(NO3)2
 Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 ® Ba(AlO2)2 + 4H2O
 - Mẫu thử nào tạo khí mùi khai là NH4NO3.
 Ba(OH)2 + 2NH4NO3 ® Ba(NO3)2 + 2H2O + 2NH3 ­
- Mẫu thử nào cho kết tủa trắng và khí mùi khai là (NH4)2SO4.
 Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 ® BaSO4 + 2H2O + 2NH3 ­
- Mẫu còn lại là NaNO3.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
PTHH: MO +H2SO4 MSO4 +H2O
 Gọi x là số mol của MO ; Khối lượng MO: (M+16)x (g)
 Khối lượng của H2SO4 là:98.x(g)
 Khối lượng dung dịch H2SO4 : = 2000.x
 Khối lượng chất tan sau phản ứng: (M+96)x(g)
 Khối lượng dung dịch sau phản ứng: (M+16)x + 2000.x 
 Theo đề bài ta có:=7,96
 Giải ra ta được M= 64. Vậy M là kim loại đồng
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
7
 a. Sau phản ứng thu được 7,6 g chất rắn A . Vậy khối lượng giảm đi là khối lượng của CO2 giải phóng ra. 
 PTHH: CaCO3CaO + CO2
 Lượng thực tế CaCO3 tham gia phản ứng là: 0,1 x100 = 10g
 Hiệu suất của phản ứng phân huỷ là:= 83,33%
 Thành phần % các chất trong A là: % CaO== 73,68%
 % CaCO3= 100% -73,68% = 26,32%
 b. nNaOH == 0,025 mol; = = 0,02 mol
 PTHH hoà tan A trong dung dịch HCl : CaO + 2HCl CaCl2 + H2O
 CaCO3+2HCl CaCl2 + H2O+ CO2
 Theo phương trình nCO2 = nCaCO3= 0,02 mol
 Ta có 1 tạo ra 2 muối
 PTHH 2NaOH + CO2Na2CO3 +H2O
 NaOH + CO2NaHCO3
 Gọi x,y là số mol của CO2 ở 2 phương trình ,ta có hệ phương trình
 x + y= 0,02
 2x + y= 0,025
 Giải hệ phương trình ta được : x = 0,005; y= 0,015
 == 0,12 (M) == 0,04(M)
 c. PTHH : NaHCO3 + Ca(OH)2CaCO3 + NaOH + H2O
 Na2 CO3 + Ca(OH)2CaCO3 + NaOH 
 = 0,02 . 100 = 2(g)
0, 25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_hoc_sinh_gioi_hoa_9.doc