Đề thi học sinh giỏi lớp 9 vòng 1 năm học 2014 - 2015 môn: Hóa học

doc 1 trang Người đăng tranhong Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 vòng 1 năm học 2014 - 2015 môn: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 vòng 1 năm học 2014 - 2015 môn: Hóa học
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG 1
Năm học 2014-2015
Môn: Hóa học 
Thời gian làm bài: 150 phút 
Đề thi này gồm 01 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
1) Khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ và giải phóng khí CO2. Khi nhiệt phân kết tủa này không có khí CO2 thoát ra. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2) Một hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4. Chỉ được dùng thêm Al và dung dịch HCl cùng các điều kiện cần thiết khác. Hãy viết sơ đồ điều chế Cu tinh khiết theo 3 cách khác nhau (không dùng phương pháp điện phân).
Câu 2. (2,0 điểm)
Để xác định thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A gồm Al và Fe, người ta làm 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1344 ml khí (đktc).
Thí nghiệm 2: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong thấy còn lại 0,84 gam chất rắn.
Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong A.
Câu 3. (2,5 điểm)
	1) Hòa tan 17,16 gam tinh thể Na2CO3.xH2O trong 132,84 gam nước thu được dung dịch có nồng độ 4,24%. Xác định công thức của tinh thể trên.
	2) Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 37,8 gam chất rắn khan. Tính V và nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dung dịch không thay đổi).
Câu 4. (2,0 điểm)
1) Trộn V1 lít dung dịch HCl 2M với V2 lít dung dịch NaOH 3M được dung dịch A. Dung dịch A hoà tan được tối đa x mol Al(OH)3. Tìm biểu thức liên hệ giữa V1, V2 và x.
2) Khử 6,96 gam một oxit kim loại M cần dùng 2,688 lít H2 (đktc). Toàn bộ lượng kim loại thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,016 lít H2 (đktc). Xác định công thức hóa học của oxit kim loại M.
Câu 5. (1,5 điểm)
Hòa tan hoàn toàn m gam một kim loại kiềm M vào 200 ml dung dịch HCl nồng độ x (mol/l) thu được 4,48 lít khí (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 19,7 gam chất rắn khan. Xác định kim loại M và tính giá trị của x.
-----------------HẾT----------------
Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
	Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
	Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:....................

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_hoa_9014015.doc