Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn - Trường THCS Thanh Mai

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2041Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn - Trường THCS Thanh Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn - Trường THCS Thanh Mai
Phòng GD & ĐT Thanh Oai ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Trường THCS Thanh Mai Năm học : 2015-2016
 Môn thi: Ngữ văn 
 (Thời gian làm bài :150 phút)
Câu 1: ( 4điểm)
 Sự gặp gỡ về tâm hồn của những người đồng chí qua hai câu thơ:
Đầu súng trăng treo (Đồng chí – Chính Hữu)
Vâng trăng thành tri kỷ (Ánh trăng – Nguyễn Duy)
Câu 2: (6 điểm)
Người ăn xin
 Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.Ông chìa tay xin tôi. 
 Tôi lục hết túi nọ đến cả khăn túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
 Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
 Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
 Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
 Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
( Theo Tuốc-ghê-nhép. Dẫn từ sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD- 2007, trang 22).
 Từ nội dung câu chuyện trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và nhận trong cuộc sống.
Câu 3: (10 điểm)
 Thái độ và hành động của hai nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong ( Lặnglẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) và anh chiến sĩ lái xe trong (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật) gợi cho em suy nghĩ gì về tuổi trẻ ngày nay.
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 9
 Năm học 2015 – 2016
Câu 1: (4 điểm) Học sinh có thể viết thành bài văn ngắn hoặc đoạn văn nhưng bài cần đảm bảo những ý sau:
 Hai bài thơ đều có hình ảnh ánh trăng, hai câu thơ đều nói về vầng trăng (1 điểm).
 Trăng trong hai câu thơ gần gũi, thân mật, gắn bó với tâm trạng người chiến sĩ.(1 điểm)
 Hai bài thơ sáng tác ở hai thời điểm khác nhau, sự gắn bó trăng với người đều trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn những với người chiến sĩ trăng trước sau như một, là bạn để gửi gắm tâm trạng và ước vọng (2 điểm)
Câu 2: (6 điểm)
Yêu cầu 
Về hình thức: - Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
Luận điểm đúng đắn, rõ ràng.
Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.
Có thể viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
2. Về nội dung: Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải thể hiện được những ý cơ bản sau:
Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống:
+ Cái cho và nhận: đâu phải chỉ là vật chất mà có thể là những giá trị tinh thần, có thể chỉ là lời nói, một cử chỉ...
+ Thái độ khi cho và nhận: cần chân thành, có văn hóa.
Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm, chia sẻ với mọi người.
Tiêu chí cho điểm
Điểm 5-6: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.
Điểm 3-4: Đạt được quá nửa nội dung yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt.
Điểm 1-2: Đạt được một số yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức.
Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Câu 3 (10 điểm)
Yêu cầu:
Về nội dung: Bài làm có thể có những bố cục khác nhau nhưng phải đúng kiểu văn bản nghị luận; các ý trình bày có thể không giống nhau nhưng trên cơ sở hiểu được hai văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” và “ Bài thơvề tiểu đội xe không kính”, đại thể cần nêu được các ý sau:
Hai nhân vật anh thanh niên (LLSP), anh chiến sĩ (BTVTĐXKK).
Người trẻ tuổi ở hai mặt khác nhau: xây dựng CNXH và chống Mỹ cứu nước.
Nhiệt tình, dũng cảm thực hiện nghĩa vụ của tuổi trẻ không vụ lợi.
Với ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, với trách nhiệm và nghĩa vụ đối với đất nước họ lạc quan, yêu đời.
Suy nghĩ của bản thân:
Vấn đề cống hiến của tuổi trẻ. Hai nhân vật văn học đã cho thấy sự cống hiến to lớn đối với đất nước họ lạc quan, yêu đời.
Trong thế kỷ XI có những yêu cầu với thế hệ trẻ giống hôm qua nhưng cũng có những yêu cầu khác (do bối cảnh lịch sử, xã hội, thời đại...).
Dù hoàn cảnh nào tuổi trẻ hôm nay cũng luôn phân biệt : cống hiến và hưởng thụ mà cống hiến (trong mọi điều kiện và hoàn cảnh) là mục đích quan trọng của tuổi trẻ. Nét đẹp của hai nhân vật là hành trang vào đời của tuổi trẻ hôm nay.
Hình thức:
Vận dụng nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt, các phép lập luận đã học. Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, ít mắc lỗi diễn đạt.
Tiêu chí cho điểm
Điểm 9-10: Bài làm đạt được tốt các yêu cầu trên. 
Điểm 7-8: Bài làm cơ bản đạt được yêu cầu trên nhất là nội dung, cách lập luận. Còn sai sót nhưng không ảnh hưởng đến bài viết, văn viết trôi chảy.
Điểm 4-5 : Bài làm cơ bản đáp ứng khoảng 2/3 yêu cầu , ít dẫn chứng, mắc một số lỗi diễn đạt.
Điểm 1-3 : Nội dung sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 0: Không làm bài, lạc đề hoặc sai nội dung phương pháp.
* Lưu ý : Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có sự sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0.25.
..................................................................
 DUYỆT CỦA TỔ CM NGƯỜI RA ĐỀ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_van_9_nam_2015_TM.doc