Đề ôn thi học sinh giỏi 9

doc 15 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2959Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học sinh giỏi 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi học sinh giỏi  9
ĐỀ ÔN THI HSG 9
Câu 1: (4 điểm)
Cảm nhận của em về những câu thơ sau:
“Câu hát căng buồm với gió khơi
 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
( Trích “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận).
Câu 2: (4 điểm)
Đọc câu chuyện sau: 
Vết nứt và con kiến
 Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
 Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
 Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.
 ( Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)
 Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 3: (12 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Từ một câu chuyện riêng, bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu"
Hãy bình luận ý kiến trên.
GỢI Ý
Câu 2: 
1. Về nội dung: Cần đáp ứng một số ý sau:
 a. Giải thích ý nghĩa câu chuyện Từ ý nghĩa câu chuyện “ Vết nứt và con kiến” rút ra vấn đề nghị luận: con người cần phải biết biến những khó khăn trở ngại trở ngại trong cuộc sống thành hành trang quý giá cho ngày mai.
 b. Bàn bạc- đánh giá – chứng minh 
 - Tóm tắt khái quát được vấn đề từ câu chuyện: cần kiên trì, bền bỉ, sáng tạo vượt qua những trở ngại, những áp lực, thách thức trong cuộc sống và biến nó thành những trải nghiệm thú vị, vô giá cho chính bản thân con người.
+ Trên đường đời, con người luôn gặp những khó khăn, trở ngại, thử thách. Đây là một tất yếu của cuộc sống.
+ Thái độ và hành động của con người: tìm những cách thức, biện pháp cụ thể để vượt qua nó hay né tránh, bỏ cuộc( dẫn chứng cụ thể).
+ Lựa chọn đối mặt với khó khăn, thử thách và vượt qua nó là một lựa chọn đúng đắn, cần thiết, để nó thành hành trang quý giá cho tương lai( dẫn chứng cụ thể).
- Phê phán những thái độ và hành động sai: bi quan, chán nản, than vãn, bỏ cuộc,
 c. Bài học được rút ra: 
-Trong cuộc đời ta sẽ gặp phải nhiều trở ngại, hãy nỗ lực sáng tạo và vươn lên.
- Củng cố thái độ, hành động đúng cho bản thân và kêu gọi cộng đồng: rèn luyện sự
quyết tâm, kiên trì, sự sáng tạo, niềm tin, hi vọng, lạc quan, trong khi giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Câu 3: 
Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau: 
* Yêu cầu về nội dung: 
Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đảm bảo các ý cơ bản sau
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả ( Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội...), tác phẩm ( hoàn cảnh sáng tác, tư tưởng chủ đề...) và ý kiến nêu trong đề bài. 
b. Thân bài: - Giải thích ý kiến+ Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện riêng - tứ thơ gói ghém một câu chuyện trong cuộc đời người lính trở về sau chiến tranh - người đã từng gắn bó với vầng trăng từ thuở nhỏ qua thời đi bộ đội; đến khi về sống ở thành phố "quen ánh điện cửa gương" thì " vầng trăng đi qua ngõ - như người dưng qua đường". Rồi một lần " Thình lình đèn điện tắt", trong phòng " tối om" nhà thơ " vội bật tung cửa sổ" để đột ngột thấy "vầng trăng tròn", từ đó bao cảm xúc và suy ngẫm của tác giả về những năm tháng gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu,..chợt ùa đến. Ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là suy ngẫm của riêng Nguyễn Duy.
+ Ý nghĩa khái quát của hình tượng thơ: từ hình ảnh cụ thể, từ tâm trạng riêng của cá nhân nhà thơ biểu lộ cái khái quát, cái chung trong triết lý về cuộc sống của con người: lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở sống ân nghĩa, thủy chung, nhớ về cội nguồn.
- Phân tích, chứng minh: 
 	+ Được viết theo thể thơ 5 chữ mang giọng điệu tâm tình, theo dòng chảy thời gian, ba khổ thơ đầu là lời kể với nhịp thơ trôi chảy tự nhiên về mối quan hệ gắn bó, thân thiết như tình bạn tri kỉ giữa nhà thơ và vầng trăng trong quãng đời từ thơ ấu đến thời gian đi bộ đội, sống và chiến đấu nơi rừng núi. Quan hệ đó tự nhiên mà gần gũi đến nỗi gần như đi đâu, làm gì cũng có nhau và có lẽ nhà thơ không bao giờ nghĩ rằng sẽ có lúc mình quên người bạn tri kỉ, tình nghĩa ấy. Đó là quãng đời "trần trụi ", hồn nhiên, chân thật nhất; dẫu thiếu thốn, gian khổ nhưng không thiếu niềm vui, hạnh phúc. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, ch vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của cuộc sống.
 Vậy mà, cũng rất tự nhiên, anh lại có thể coi người bạn trăng tình nghĩa thuở nào " như người dưng qua đường". Vì sao lại như vậy? Vì hoàn cảnh sống thay đổi... vầng trăng vẫn đi qua phố, qua ngõ nhưng nhà thơ không còn nhớ đến vầng trăng.
 Ý nghĩa của lời kể sâu, rộng hơn nhiều so với chi tiết thật của câu chuyện. Đó là khi người ta thay đổi hoàn cảnh sống thì có thể dễ dàng lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ. Trước vinh hoa phú quý, người ta cũng có thể phản bội lại chính mình, thay đổi tình cảm với những chuyện tưởng chừng không bao giờ có thể lãng quên.
+ Khổ 4: Tình huống mất điện đột ngột trong đêm - một câu chuyện không hiếm gặp ở nước ta trong thời điểm tác giả viết Ánh trăng là chi tiết ẩn dụ mang tính biểu tượng cao về những thăng trầm của cuộc sống. Vốn đã quen với ánh sáng ( cuộc sống sung sướng)- không thể chịu cảnh tối om ( cuộc sống thiếu thốn, khó khăn). Ba từ vội, bật, tung đặt liền nhau cho thấy sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả tìm nguồn sáng. Và đột ngột vầng trăng tròn xuất hiện. Ngửa mặt lên nhìn trời, nhìn trăng... Tình huống đó như một cái cớ khơi gợi tâm trạng và suy ngẫm của tác giả. Giọng thơ đột ngột cất cao với bước ngoặt của sự việc.
+ Hai khổ thơ cuối: "Ngửa mặt lên nhìn mặt" -> nghệ thuật nhân hóa diễn tả tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt, cảm xúc dâng trào. Tác giả không cụ thể, trực tiếp mà dùng phép so sánh, điệp từ, từ ngữ có cái gì rưng rưng...cùng giọng thơ tha thiết trầm lắng cùng xúc cảm và sự suy tư trầm lắng diễn tả sự xúc động trào dâng khi gặp lại vầng trăng - người bạn tri kỉ, tình nghĩa mà mình từng quên lãng, gợi quá khứ ùa về....
 + Phân tích nghĩa của hình ảnh vầng trăng " tròn vành vạnh", " im phăng phắc"; cái " giật mình". Hình ảnh thơ mang hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí: " tròn vành vạnh" - một vẻ đẹp viên mãn, trăng vẫn thế, vẫn thủy chung, tình nghĩa. Chỉ có lòng người thay đổi “vô tình”. " Ánh trăng im phăng phắc": vầng trăng cứ tròn đầy và lặng lẽ sáng nhưng mang ý nghĩa nhắc nhở nghiêm khắc, đủ để con người “giật mình” biết tự vấn lương tâm, biết suy nghĩ để nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, nông nổi trong cách sống của mình. Cái giật mình tự nhắc nhở bản thân về lòng ân nghĩa, thủy chung, độ lượng, không bao giờ được làm kẻ phản bội quá khứ.
Những chữ đầu dòng không viết hoa nhằm biểu hiện sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh trong từng đoạn thơ và cả bài thơ.
	Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh ở người đọc.
- Bình luận: (2 điểm, mỗi ý 1 điểm). 
Đúng như ý kiến đã nêu trong đề bài, từ một câu chuyện riêng, bài thơ Ánh trăng ( Nguyễn Duy) là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa; đối với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu. Bài thơ không chỉ là câu chuyện riêng của Nguyễn Duy mà còn có ý nghĩa đối với cả một thế hệ đã trải qua những năm tháng gian khổ trong chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, với nhân dân... nay được sống trong hòa bình và tiếp xúc với nhiều tiện nghi hiện đại văn minh.
Bài thơ càng có ý nghĩa trong cuộc sống hiện nay, khi con người phải đối diện với nhiều thách thức, với nhiều giá trị mới. Bài thơ có ý nghĩa với nhiều người bởi nó đặt ra vấn đề thái độ sống đối với quá khứ, với người đã khuất, với cả chính mình khi hoàn cảnh sống thay đổi. Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc " uống nước nhớ nguồn", gợi lên đạo lí tình nghĩa thủy chung - một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
c. Kết bài (1 điểm): Nêu cảm xúc, ấn tượng sâu sắc nhất về bài thơ hoặc rút ra bài học sâu sắc cho bản thân sau khi học bài thơ.
ĐỀ 12
Câu 1: (4 điểm) Trình bày cảm nhận của em (khoảng một trang giấy thi) về vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ sau:
 	 “ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
	(Đồng chí - Chính Hữu)
Câu 2: ( 6 điểm )
HAI BIỂN HỒ
 Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồBiển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này
 Nhưng điều kỳ lạ cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
 (Trích “Bài học làm người ”- Nhà xuất bản giáo dục)
 Qua câu chuyện Hai biển hồ, em nhận được bài học ý nghĩa nào cho cuộc sống?
Câu 3: ( 10 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Từ một câu chuyện riêng, bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu"
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
GỢI Ý
CÂU 3
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ý kiến nêu trong đề bài. 
b. Thân bài: 
- Giải thích ý kiến: 
Một câu chuyện riêng: câu chuyện có thật của cuộc đời tác giả- người đã từng gắn bó với vầng trăng từ thuở nhỏ qua thời đi bộ đội; đến khi về sống ở thành phố "quen ánh điện cửa gương" thì " vầng trăng đi qua ngõ - ngỡ người dưng qua đường". Rồi một lần " Thình linh đèn điện tắt", trong phòng " tối om" nhà thơ "bật tunng cửa sổ" vầng trăng tròn", từ đó, bao cảm xúc và suy ngẫm của tác giả về những năm tháng gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu,..chợt ùa đến.
- Chứng minh: =
 + Ba khổ thơ đầu là lời kể rất tự nhiên về mối quan hệ gắn bó, thân thiết như tình bạn tri kỉ giữa nhà thơ và vầng trăng trong quãng đời từ thơ ấu đến thời gian đi bộ đội,sống và chiến đấu nơi rừng núi. Quan hệ đó tự nhiên mà gần gũi đến nỗi gần như đi đâu,làm gì cũng có nhau và có lẽ nhà thơ không bao giờ nghĩ rằng sẽ có lúc mình quên người bạn tri kỉ, tình nghĩa ấy. Đó là quãng đời "trần trụi ", hồn nhiên, chân thật nhất; dẫu thiếu thốn, gian khổ nhưng không thiếu niềm vui, hạnh phúc.
 Vậy mà, cũng rất tự nhiên, anh lại có thể coi người bạn trăng tình nghĩa thuở nào " như người dưng qua đường". Vì sao lại như vậy? Vì thay đổi hoàn cảnh sống... vầng trăng vẫn đi qua phố, qua ngõ nhà anh nhưng anh hoàn toàn không biết hoặc hoàn toàn dửng dưng, vì anh không còn cần đến nó.
 Ý nghĩa của lời kể sâu, rộng hơn nhiều so với chi tiết thật của câu chuyện. Đó là khi ng ười ta thay đổi hoàn cảnh sống thì có thể dễ dàng lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ. Trước vinh hoa phú quý, người ta cũng có thể phản bội lại chính mình, thay đổi tình cảm với những chuyện tưởng chừng không bao giờ có thể lãng quên.
 + Khổ 4: Tình huống mất điện đột ngột trong đêm là một câu chuyện không hiếm
gặp ở nước ta trong thời điểm tác giả viết Ánh trăng- vốn đã quen với ánh sáng -không thể chịu cảnh tối om. Ba từ vội, bật, tung đặt liền nhau cho thấy sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả tìm nguồn sáng. Và đột ngột vầng trăng tròn xuất hiện. Ngửa mặt lên nhìn trời, nhìn trăng... Tình huống đó như một cái cớ khơi gợi tâm trạng và suy ngẫm của tác giả.
 + Hai khổ thơ cuối: "Ngửa mặt lên nhìn mặt"-> tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt,
cảm xúc dâng trào. Tác giả không cụ thể, trực tiếp mà dùng phép so sánh, điệp từ, từ
ngữ có cái gì rưng rưng...diễn tả sự xúc động trào dâng khi gặp lại vầng trăng- người bạn tri kỉ, tình nghĩa mà mình từng quên lãng, gợi quá khứ ùa về....
 Phân tích nghĩa của hình ảnh vầng trăng " tròn vành vạnh", " im phăng phắc"; cái " giật mình". Hình ảnh thơ hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí: " tròn vành vạnh" một vẻ đẹp viên mãn, trăng vẫn thế, vẫn thủy chung, tình nghĩa. Chỉ có lòng người thay đổi “vô tình”. " Ánh trăng im phăng phắc" vầng trăng cứ tròn đầy và lặng lẽ sáng nhưng mang ý nghĩa nhắc nhở nghiêm khắc, đủ để con người “giật mình” biết tự vấn lương tâm, biết suy nghĩ để nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, nông nổi trong cách sống của mình. Cái giật mình tự nhắc nhở bản thân về lòng ân nghĩa, thủy chung, độ lượng, không bao giờ được làm kẻ phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên.
- Bình luận: ). Đúng như ý kiến đã nêu trong đề bài, từ một câu chuyện riêng, bài thơ Ánh trăng ( Nguyễn Duy) là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa; đối với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu.
 Bài thơ không chỉ là câu chuyện riêng của Nguyễn Duy mà còn có ý nghĩa đối với cả một thế hệ đã trải qua những năm tháng gian khổ trong chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, với nhân dân... nay được sống trong hòa bình và tiếp xúc với nhiều tiện nghi hiện đại văn minh. Hơn nữa bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người bởi nó đặt ra vấn đề thái độ sống đối với quá khứ, với người đã khuất, với cả chính mình khi hoàn cảnh sống thay đổi. Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc " uống nước nhớ nguồn", gợi lên đạo lí tình nghĩa thủy chung- một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
c. Kết bài: Nêu cảm xúc, ấn tượng sâu sắc nhất về bài thơ hoặc rút ra bài học sâu
sắc cho bản thân sau khi học bài thơ. 
ĐỀ 13
Câu 1 : ( 4 điểm )
	Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về được nhà thơ Nguyễn Du viết:
	Nao nao dòng nước uốn quanh
	Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
	Và cũng không gian cảnh ấy nhưng khi chia tay với Kim Trọng, tác giả Truyện Kiều lại viết :
	Dưới cầu nước chảy trong veo,
	Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
	Em hãy so sánh hai câu thơ trên và phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo trong những câu thơ đó. 
Câu 2: (6 điểm)
Trong câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” ( Ngữ văn 9 – Tập 1 – Trang 160) có câu:
“ Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”
Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên ? (Viết thành văn bản khoảng một trang giấy thi).
Câu 3: ( 10 điểm )
“Một trong những thành công xuất sắc của truyện ngắn Chiếc lược ngà là việc sáng tạo tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí đã thể hiện một cách cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.”
	Bằng những hiểu biết của em về văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
GỢI Ý
Câu 1: (4điểm)
*Yều cầu nội dung: Về cơ bản thể hiện được những ý sau:
a. So sánh hai cặp câu thơ:
- Giống nhau: 
	+ Hai cặp câu thơ đều miêu tả cảnh thiên nhiên trong cùng một thời điểm: buổi chiều xuân trong tiết thanh minh.
	+ Đều sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình với những từ láy giàu giá trị biểu cảm.
- Khác nhau:
+ Cặp câu thơ thứ nhất: là cảnh được miêu tả tại nơi Thúy Kiều cùng hai em gặp nấm mộ của Đạm Tiên – một nấm mồ vô chủ bên đường lạnh lẽo không có người hương khói. Cảnh vật được cảm nhận qua cái nhìn của một tâm hồn đa sầu đa cảm như Thúy Kiều nên mang nỗi buồn xao xuyến, buâng khuâng, mang mác.
+ Cặp câu thơ thứ hai: là cảnh được miêu tả gắn liền với cuộc kì ngộ và chia tay giữa người quốc sắc (Thúy Kiều) và kẻ thiên tài (Kim Trọng) trong buổi du xuân trở về ấy. Qua tâm hồn của một người con gái với tình yêu trong sáng chớm nở cảnh vật cũng trở nên thơ mộng, hữu tình và đầy thi vị.
b. Nghệ thật sử dụng từ ngữ độc đáo:
- Cặp câu thơ thứ nhất: 
+ Tác giả sử dụng các từ láy: nao nao, nho nhỏ một cách tinh tế, chính xác gợi nhiều cảm xúc cho người đọc, vừa gợi được sắc thái cảnh vật, vừa thể hiện được tâm trạng con người.
	+ Cách sử dụng từ ngữ tinh tế ấy gợi tả cảnh chiều xuân đẹp êm dịu, thơ mộng, trong trẻo và cảm xúc buâng khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về một điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện.
- Cặp câu thơ thứ hai:
	+ Tác giả sử dụng từ láy: thướt tha, tính từ: trong veo một cách tinh tế, chính xác, gợi nhiều cảm xúc cho người đọc, vừa gợi tả được sắc thái của cảnh vật vừa thể hiện tâm trạng con người.
	+ Đó là cảnh sắc chiều xuân thanh dịu, thơ mộng, hữu tình và cảm xúc bồi hồi, xao xuyến, thiết tha trong tâm hồn nhân vật.
Câu 2: 
*Yêu cầu về nội dung: Về cơ bản thể hiện được những ý sau:
a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Những điều viết lên cát nhanh chóng bị xóa nhòa: lỗi lầm.
- Những điều được ghi tạc trên đá, trong lòng người: sự biết ơn.
b. Suy nghĩ: 
- Mỗi chúng ta suy nghĩ và biết cách xóa đi những lỗi lầm mắc phải trong cuộc sống. Những lỗi lầm đó cần được mau chóng xóa nhòa theo thời gian, không còn chỗ đứng trong cuộc sống của mỗi con người để cuộc sống tươi đẹp hơn không có đau buồn, thù hận.
- Chúng ta cần học cách khắc ghi những ân nghĩa lên đá, trong lòng người. Đó là những điều tốt đẹp, chồi non của cuộc sống, mỗi con người từ đó đơm hoa kết trái làm đẹp cho đời cho cuộc sống chúng ta.
c. Bài học rút ra được:
- Hãy bao dung độ lượng với tất cả mọi người.
- Lòng nhân ái là nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.
- Biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình: Đây là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất chỉ có ở con người, có nó cuộc sống đẹp hơn ý nghĩa hơn
Câu 3: 
*Yêu cầu về nội dung: Về cơ bản thể hiện được những ý sau:
1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phâm và vấn đề cần nghị luận.
2. Tình huống truyện: 
- Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật bất ngờ bé Thu lại không nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm mãnh liệt thì ông Sáu lại phải đi chiến đấu.
- Ở khu căn cứ ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và nỗi mong nhớ con vào việc làm cây lược ngà để tặng con như lời hứa, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao cho con món quà đầy ý nghĩa và thiêng liêng ấy.
- Nhận xét: Tình huống truyện đầy bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. Qua đó thể hiện hoàn cảnh éo le trong chiến tranh, đồng thời để nhân vật bộc lộ được tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng, cảm động.
3. Tình cảm cha con: 
a. Tình cảm của người con đối với cha:
- Khi bé Thu chưa nhận cha: đối xử xa lạ, ngờ vực, lạnh nhạt, có lúc phản ứng rất quyết liệt, gay gắt.
- Khi bé Thu nhận ra cha: nghe lời bà ngoại giải thích em ân hận, biểu lộ tình yêu cha cuống quýt, mãnh liệt, đầy cảm động.
- Đánh giá: Thái độ và hành động của bé Thu ở cả hai thời điểm là không đáng trách mà rất đáng thương, đáng nhận được sự đồng cảm.Đó là cách biểu lộ tình yêu thương ba tuyệt đối của một đứa trẻ có cá tính, có tình yêu Ba sâu sắc, mãnh liệt mà cũng rất hồn nhiên, trong sáng.
b. Tình cảm của người cha đối với con:
- Khi về thăm nhà: nóng vội, khao khát được gặp con, dành hết tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc cho con mà không được đền đáp nên ông rất đau khổ và bất lực.
- Khi trở lại chiến trường: ông day dứt, ân hận và dồn hết nỗi nhớ, tình yêu thương con vào việc làm cây lược ngà cho con. Trước lúc hi sinh lời trao gửi cuối cùng ông nhờ người bạn trao tận tay cho con gái cây lược ấy.
- Đánh giá: Tình cảm cha con ở người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh đau thương, mất mát đầy éo le của c

Tài liệu đính kèm:

  • docBo_de_on_thi_HSG_9.doc