Đề thi học sinh giỏi lớp 10 năm học 2013 – 2014 môn thi: Hóa học (dành cho học sinh THPT chuyên)

doc 6 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1081Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 10 năm học 2013 – 2014 môn thi: Hóa học (dành cho học sinh THPT chuyên)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 10 năm học 2013 – 2014 môn thi: Hóa học (dành cho học sinh THPT chuyên)
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
ĐỀ ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10 NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN THI: HÓA HỌC
Dành cho học sinh THPT Chuyên
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1: (2 điểm) 
1. Sắp xếp các electron có số lượng tử n, l, m, s tương ứng với những trường hợp sau theo thứ tự năng lượng giảm dần:
A (3, 1, -1,-1/2)	B (2, 1, -1, -1/2)	C (2, 1, 0, +1/2)
D (1, 0, 0, -1/2)	E (4, 0, 0, +1/2)	F (3, 2, -1, +1/2)
2. Cho các phân tử sau: IF3; POF3; BF3; SiHCl3; O3. Nêu trạng thái lai hóa của các nguyên tử trung tâm và vẽ cấu trúc hình học của các phân tử trên.
3. BCl3 có thể kết hợp với NH3 tạo ra BCl3NH3. Từ cấu tạo của NH3 và BCl3 hãy giải thích sự hình thành phân tử BCl3NH3.
4. Ở nguyên tử và ion nào các obital 4s, 4p, 4d có cùng năng lượng. Năng lượng được giải phóng khi các electron của 1 mol nguyên tử ấy di chuyển từ obital 4d xuống obital 3d, có thể nâng nhiệt độ của 1 kg nước lên bao nhiêu độ? Biết CP (H2O) = 4,18J.g-1.K-1
Câu 2: (2,0 điểm)
Tổng số electron trong phân tử XY2 là 38. Tỷ lệ số khối cũng như tỉ lệ số nơtron của nguyên tố Y so với nguyên tố X trong phân tử đều bằng 5,333.
1. Xác định các nguyên tố X, Y và viết cấu hình electron của mỗi nguyên tử.
2. Viết công thức cấu tạo của phân tử XY2. Liên kết trong phân tử là ion hay cộng hoá trị, vì sao?
3. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất XY2 với oxy rồi hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào một lượng dư dung dịch hỗn hợp NaClO và Na2CO3. Viết các phương trình phản ứng. 
Câu 3: (2,0 điểm) 
Cho một ít vụn Cu vào dung dịch gồm CuSO4 0,5M ; FeSO4 1,0 M ; Fe2(SO4)3 0,25M .
Có cân bằng sau xảy ra: Cu(r) + 2Fe3+ D Cu2+ + 2Fe2+
- Hãy cho biết chiều của phản ứng ở 250C ? Tìm hằng số cân bằng của phản ứng?
- Thay đổi nồng độ của Fe2+ và Fe3+, tính tỉ lệ tối thiểu để phản ứng đổi chiều? 
 	Cho biết ở 250C có 
Cho phản ứng : 	(CH3)2O(k) CH4(k) + CO(k) + H2(k)
Khi tiến hành phân hủy đimetyl ete (CH3)2O trong một bình kín ở nhiệt độ 504oC và đo áp suất tổng của hệ, người ta được các kết quả sau:
t / giây
0
1550
3100
4650
Phệ / mm Hg
400
800
1000
1100
Dựa vào các kết quả này, hãy:
a) Chứng minh rằng phản ứng phân huỷ đimetyl ete là phản ứng bậc một.
b) Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 504oC.
c) Tính áp suất tổng của hệ trong bình và phần trăm lượng (CH3)2O đã bị phân hủy sau 460 giây.
Câu 4 (2,0 điểm).
1. Hợp chất X là hiđroxit của kim loại M. Khi X được đun nóng (trong điều kiện không có không khí) thì thu được chất rắn Yvà hỗn hợp khí Z (ở 400K, 1 atm). Hợp chất Y chứa 27,6% oxi về khối lượng. Hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với He bằng 3,17. 
a) Xác định công thức và tính phần trăm số mol của các khí có trong hỗn hợp Z. 
b) Xác định công thức của X và Y. 
Cho: H = 1; O = 16; Cr = 52; Mn = 55;Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Pb = 207.
2. Phân tích nguyên tố từ tinh thể ngậm nước A một muối tan của kim loại X, người ta thu được bảng số liệu sau : 
Nguyên tố
O
S
H
% khối lượng trong muối
57,38
14,38
3,62
	Theo dõi sự thay đổi khối lượng của A khi nung nóng dần lên nhiệt độ cao, người ta thấy rằng trước khi A bị phân hủy hoàn toàn thì A đã mất 32,2% khối lượng. Hòa tan A vào nước được dung dịch B, dung dịch B phản ứng được với hỗn hợp (PbO2, HNO3 nóng) và phản ứng với dung dịch BaCl2 tạo thành kết tủa trắng không tan trong dung dịch HCl. Xác định kim loại X, muối A và viết phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng xảy ra. (Biết : X không thuộc họ Latan và không phóng xạ).
	Biết : Cr = 52, Fe = 56, Mn = 55, H = 1, O = 16, Ca = 40, V = 51, Al = 27, S = 32.
Câu 5. (2,0 điểm)
	Haber là một trong số các nhà hoá học có đóng góp quan trọng vào phản ứng tổng hợp amoniac từ khí hiđro và nitơ.
	Trong thí nghiệm 1 (TN1) tại 472 oC, Haber và cộng sự thu được [H2] = 0,1207M; [N2] = 0,0402M; [NH3] = 0,00272M khi hệ phản ứng đạt đến cân bằng. Trong thí nghiệm 2 (TN2) tại 500 oC, người ta thu được hỗn hợp cân bằng có áp suất riêng phần của H2 là 0,733 atm; của N2 là 0,527 atm và của NH3 là 1,73.10-3 atm.
1. Phản ứng: 3H2(k) + N2(k) 2NH3 (k) tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Tại sao?
2. Nếu trong TN1, sau khi đạt tới cân bằng hóa học, thể tích bình phản ứng bị giảm một nửa thì sẽ diễn ra quá trình gì? Tại sao?
 Ghi chú: Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn.
Họ và tên thí sinhSBD
 ...Hết
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
ĐỀ ĐỀ XUẤT
HƯỚNG DẪN CHẤM 2013 – 2014
MÔN THI: HÓA HỌC 10
Dành cho học sinh THPT Chuyên
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(1,0)
1. A: 3p4; B: 2p4; C: 2p2; D: 1s2; E: 4s1; F: 3d2	
- Electron có năng lượng thấp nhất khi electron có giá trị n nhỏ nhất; 
- Nếu các electron có cùng giá trị n thì electron nào có tổng (n+l) nhỏ hơn thì có năng lượng thấp hơn.
Vậy năng lượng của các electron tăng dần theo thứ tự sau: 
D < B = C < A < F < E 	
2. 
Công thức phân tử
Trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm
Cấu trúc hình học
IF3
Lai hóa sp3d
POF3
sp3
BF3
sp2
HSiCl3
sp3
O3
sp2
3. - Nguyên tử B có Z=5 nên có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p1. Ở trạng thái kích thích khi liên kết với 3 nguyên tử Cl tạo phân tử BCl3, nguyên tử B có 3 electron độc thân: . Như vậy trong phân tử BCl3, nguyên tử B còn một orbital trống. 
- Nguyên tử N có Z=7 nên có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p3, khi liên kết với 3 nguyên tử H tạo phân tử NH3, nguyên tử N sử dụng 3 electron độc thân. Như vậy trong phân tử NH3, nguyên tử N vẫn còn một cặp electron hóa trị chưa liên kết: . Cặp electron này của N trong NH3 tạo được liên kết cho nhận với orbital trống của B trong phân tử BCl3 tạo thành phân tử BCl3NH3. Công thức cấu tạo của BCl3NH3 là
Cl ¾ B ¬ N ¾ H
Cl
Cl
H
H
4.1. a/ Nguyên tử H và các ion giống H, ở nguyên tử này năng lượng của electron chỉ phụ thuộc vào số lượng tử n
2. Khi 1 electron di chuyển từ 4d đến 3p năng lượng được giải phóng:
 = E3 – E4 = 2,18.10-18 () J
Với 1 mol H: = 2,18. 10-18 NA () J = 63816,5 J/mol 
Nhiệt lượng này có thể nâng nhiệt độ 1kg nước lên: 
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
(2,0)
1.Gọi số khối là A, số nơtron là N, số proton là P, số electron là E. Khi đó:
nguyên tử X: AX, NX, PX, EX
nguyên tử Y: AY, NY, PY, EY
Từ đề bài lập các phương trình:
+ Tổng số electron: EX + 2EY = 38 ® PX + 2PY = 38 (a)
+ Tỷ lệ số khối và số nơtron:
 (b)
+ Từ (b) suy ra : (c)
+ Từ (a) và (c) giải ra được
P X là cacbon (C)
P Y là lưu huỳnh (S)
Cấu hình electron:
C: 1s2 2s2 2p2
S: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
2. S=C=S
 Liên kết cộng hoá trị vì độ âm điện của C và S đều là 2,5
3. 	CS2 + 3O2 ® CO2 + 2SO2
	CO2 + Na2CO3 + H2O ® NaHCO3
	SO2 + NaClO + 2Na2CO3 + H2O ® Na2SO4 + NaCl + 2NaHCO3
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
(1,5)
1. [Cu2+] = [Fe3+]= 0,5M Cu(r) + 2Fe3+ D Cu2+ + 2Fe2+
Ta có 
Vì nên phản ứng xảy ra theo chiều thuận.
 → K = 3,767.1014	
Để đổi chiều phản ứng: → > 3,6.10-8 lần	
2.
a) 
 (CH3)2O(k) 	CH4 (k) 	+	CO(k)	+	H2(k)
to = 0	 Po
t	 Po – P	 P	 P	 P
Þ Ở thời điểm t thì áp suất của cả hệ là: Ph = Po + 2P Þ P = (Ph – Po)/2.
Þ Ở thời điểm t, = Po – P = .
Suy ra, ở thời điểm:
 	* t = 0 s thì = 400 mm Hg
 	* t = 1550 s thì = 200 mm Hg
 	* t = 3100 s thì = 100 mm Hg
 	* t = 4650 s thì = 50 mm Hg
Vì nhiệt độ và thể tích bình không đổi nên áp suất tỉ lệ với số mol khí. Ta nhận thấy, cứ sau 1550 giây thì lượng (CH3)2O giảm đi một nửa. Do đó, phản ứng phân hủy (CH3)2O là phản ứng bậc 1 với t1/2 = 1550 s. 
b) Hằng số tốc độ của phản ứng là: k = ln2 / t1/2 = 0,693 / 1550 = 4,47.10-4 s-1.
c) Ta có:
	Pt = Po.e-kt = 400.= 325,7 (mm Hg)
Þ P = Po – Pt = 400 – 325,7 = 74,3 (mm Hg)
Þ Áp suất của hệ sau 460 giây là: Ph = Po + 2P = 400 + 2.74,3 = 548,6 (mm Hg)
Phần trăm (CH3)2O bị phân huỷ = .100% = 18,58 %
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
Câu 4
(2,0)
1. a) Hiđroxit của kimloại M bịphân hủy khi đun nóng theo phương trình:
 2M(OH)n(r) →M2On(r) + nH2O (k) 
Nếu oxit thu được không bền thì tiếp theo xảy ra 1 trong 2 khả năng sau: 
- Khả năng 1: Oxit bị phân hủy tạo ra oxi và sản phẩm mà kim loại có số oxi hóa thấp hơn 
 M2On →M2Om + (n-m)/2 O2­
- Khảnăng 2: Oxit phản ứng với hơi nước làmtăng sốoxi hóa của kimloại: 
M2On + (p-n) H2O →M2Op+ (p-n) H2
Ở 400K và 1 atm,nước ở trạng thái hơi do đó hỗn hợp Z có thể gồm O2 và H2O hoặc gồm H2 và H2O. 
Theo giả thiết: Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp Z = 3,17.4 = 12,68 gam/mol →hỗn hợp Z gồm H2 và H2O. Gọi % số mol của H2 trong Z là a, có phương trình: 
2a + 18(100-a) = 12,68.100 →a = 33,33 →
tỉ lệ mol của H2 và H2O tương ứng là 1 : 2. 
b) Đặt công thức của Ylà MxOy, theo giả thiết có: 
16y/Mx = 27,6/(100-27,6) →M = 20,985.(2y/x) với (2y/x) = 1, 2, 8/3, 3,... 
2y/x 1 2 8/3 3 4 ...
M 20,985 41,971 55,96 62,956 83,942 ...
→M = 55,96 ≈56 là Fe và công thức của oxit là Fe3O4. 
Công thức của Xphải là Fe(OH)2. 
Phản ứng: 3Fe(OH)2 ® 2Fe3O4 + H2O + H2
1đ
2. Theo giả thiết :
 Vậy công thức đơn giản nhất của A là X(H8O8S)n.
% mX trong A = 100% - (3,62 + 57,38 + 14,38)% = 24,62%
Với n = 1 MX = 54,95 (g/mol) X là Mangan (Mn).
Với n = 2 MX = 109,9 (g/mol) Không có kim loại thỏa mãn.
Với n 3 MX 164,9 (g/mol) X thuộc họ Lantan hoặc phóng xạ (loại).
Vậy công thức đơn giản nhất của A là MnH8O8S.
	Mặt khác X phản ứng với dung dịch BaCl2 tạo thành kết tủa không tan trong dung dịch HCl, mà trong A có 1 nguyên tử S do đó A là muối sunfat hoặc muối hiđrosunfat : MnH8O4SO4.
	Khi đun nóng (A chưa bị phân hủy), 32,2% khối lượng A mất đi trong đó MA = 223,074 (g/mol) → 32,2%. MA = 32,2% . 223,074 = 71,8 (g) ≈ 72 (g) → có 4 mol H2O. 
→ % H (trong 4 mol H2O) = .
Vậy A là muối mangan(II) sunfat ngậm 4 phân tử nước : MnSO4.4H2O 
PTHH
MnSO4 + BaCl2 BaSO4↓ + MnCl2	(1)
2MnSO4 + 5PbO2 + 6HNO3 2HMnO4 + 3Pb(NO3)2 + 2PbSO4↓ + 2H2O	 (2)
1đ
Câu 5
(2 đ)
1. Tại 472 0C, Kc = = 0,105 
2,81.105; 
Tại 500 0C, Kp = = 1,44.105 < 2,81.105. Nhiệt độ tăng, Kp giảm phản ứng tỏa nhiệt (theo nguyên lí của Lơ Satơlie).
2. Khi V giảm một nửa nồng độ tăng 2 lần Qc = = 2,62.10-2 < Kc Cân bằng hoá học chuyển dời sang phải để Qc tăng tới Kc.
1đ
1đ
Ghi chú: Thí sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2015- VP.doc