Đề thi đề xuất chọn học sinh giỏi vùng duyên hải bắc bộ lần thứ VI môn: Hoá học - Lớp 10 - Trường THPT chuyên

doc 15 trang Người đăng tranhong Lượt xem 6407Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề xuất chọn học sinh giỏi vùng duyên hải bắc bộ lần thứ VI môn: Hoá học - Lớp 10 - Trường THPT chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi đề xuất chọn học sinh giỏi vùng duyên hải bắc bộ lần thứ VI môn: Hoá học - Lớp 10 - Trường THPT chuyên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT CHỌN HỌC SINH GIỎI 
VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ
LẦN THỨ VI
MÔN: HOÁ HỌC - LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1. (2 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử- Định luật tuần hoàn.
Hợp chất A có công thức là MYOm, có tổng số hạt prôton là 42, trong đó ion Y có 32e, Y là nguyên tố thuộc chu kỳ 2. Tìm công thức phân tử của A.
1.2. Phân tử HF và phân tử H2O có momen lưỡng cực, phân tử khối gần bằng nhau (HF: 1,91Debye, H2O:1,84 Debye, MHF =20, =18); nhưng nhiệt độ nóng chảy của hiđroflorua là – 830C thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 00C, hãy giải thích vì sao?
Câu 2. (2 điểm): Tinh thể. Liên kết
1. Muối LiCl kết tinh theo mạng lập phương tâm diện. Ô mạng cơ sở có độ dài mỗi cạnh là 5,14.10-10 m. Giả thiết ion Li+ nhỏ tới mức có thể xảy ra tiếp xúc anion - anion và ion Li+ được xếp khít vào khe giữa các ion Cl-. Hãy tính độ dài bán kính của mỗi ion Li+ , Cl- trong mạng tinh thể theo picomet (pm). 
2. Hai nguyên tố X và Y cùng thuộc chu kì 2, tạo được với Clo 2 hợp chất sau đây: XCl3 (phân tử phẳng, tam giác); YCl4 (phân tử tứ diện). XCl3 có thể tác dụng với Cl- cho XCl4- và dễ bị thủy phân. YCl4 không có những tính chất này.
1. Xác định vị trí của X và Y trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học?
2. So sánh góc liên kết, độ dài liên kết và momen lưỡng cực của cặp XCl3 (I) và XCl4- (II).
Câu 3. (2 điểm): Động học- Phản ứng hạt nhân.
Một mẫu đồng vị 210Po ở thời điểm t=0 phóng ra 1,736.1014 hạt α trong một giây, sau 7 ngày mẫu đó phóng ra 1,44.1019 hạt α trong một ngày. 
* Viết phương trình phân rã
* Tính khối lượng của Po cần lấy lúc đầu để sau 10 ngày ta có một mẫu có tốc độ phóng xạ 1 Ci 
Câu 4. (2 điểm): Nhiệt hóa học.
Người ta cho vào 1 bom nhiệt lượng kế 0,277g iso octan C8H18 lỏng rồi đốt cháy thành CO2(k) và H2O (lỏng). Nhiệt độ của nhiệt lượng kế này tăng T1 = 5,320C. Mặt khác, nếu nhúng vào nhiệt lượng kế này một điện trở R = 10,8 rồi nối 2 đầu điện trở vào một hiệu điện thế 12V trong 15 phút thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng T2 = 4,800C
Tính nhiệt dung của nhiệt lượng kế CP =?
Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của iso octan lỏng
(CO2 K) = -393,51kJ.mol-1 
(H2O l) = -285,83 kJ.mol-1 
C = 12, 011 ; H = 1,0079 ; R= 8,314 J.K-1mol-1
Câu 5. (2 điểm): Cân bằng hóa học pha khí.
 Khí NO kết hợp với hơi Br2 tạo ra một khí duy nhất trong phân tử có 3 nguyên tử.
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
2. Biết phản ứng trên thu nhiệt, tại 25oC có Kp = 116,6. Hãy tính Kp (ghi rõ đơn vị) tại 0oC ; 50oC. Giả thiết rằng tỉ số giữa hai trị số hằng số cân bằng tại 0oC với 25oC hay 25oC với 50oC đều bằng 1,54.
3. Xét tại 25oC, cân bằng hoá học đã được thiết lập. Cân bằng đó sẽ chuyển dịch như thế nào? Nếu:
a) Tăng lượng khí NO. 	
b) Giảm lượng hơi Br2. 
c) Giảm nhiệt độ. 
d) Thêm khí N2 vào hệ mà:
- Thể tích bình phản ứng không đổi (V = const) 
- Áp suất chung của hệ không đổi (P = const), thể tích của bình thay đổi. 
Câu 6. (2 điểm): Cân bằng trong dung dịch điện ly.
Dung dịch X gồm Na2S 0,010M, KI 0,060M, Na2SO4 0,050M. 
Tính pH của dung dịch X.
Thêm dần Pb(NO3)2 vào dung dịch X cho đến nồng độ 0,090M thì thu được kết tủa A và dung dịch B. 
Cho biết thành phần hoá học của kết tủa A và dung dịch B. 
Tính nồng độ các ion trong dung dịch B (không kể sự thuỷ phân của các ion, coi thể tích dung dịch không thay đổi khi thêm Pb(NO3)2).
Nhận biết các chất có trong kết tủa A bằng phương pháp hoá học, viết các phương trình phản ứng (nếu có). 
 Cho : axit có H2S pK1 = 7,00, pK2 = 12,90; HSO4- có pK = 2,00; 
Tích số tan của PbS = 10-26 ; PbSO4 = 10-7,8 ; PbI2 = 10-7,6. 
Câu 7. (2 điểm): Phản ứng oxi hóa- khử. Điện hóa.
1. Cân bằng các phản ứng oxi hoá khử sau:
a) Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → ? + ? + Na2SO4 + H2O
b) Al	+	HNO3	 → ?	+	xNO	+	yN2O + H2O
c) Cu2FeS3 + HNO3 → ? + ? + Fe2(SO4)3 + N2O + H2O
d) CxHyO + KMnO4+ HCl	→ CH3-CHO + CO2 + ? + KCl + H2O
 (Cho biết tỉ lệ số mol giữa CH3-CHO với CO2 là 1 : 1)
2. ở pH = 0 và ở 25oC thế điện cực tiêu chuẩn Eo của một số cặp oxi hoá - khử được cho như sau: 2IO4-/ I2 (r) : 1,31 V ; 2IO3-/ I2 (r) : 1,19 V ; 2HIO/ I2 (r) : 1,45 V ; I2 (r)/ 2I- : 0,54 V. (r) chỉ chất ở trạng thái rắn. 
1. Viết phương trình nửa phản ứng oxi hoá - khử của các cặp đã cho.
2. Tính Eo của các cặp IO4-/ IO3- và IO3-/ HIO
Câu 8. (2 điểm): Nhóm Halogen-Oxi, Lưu huỳnh.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra trong những trường hợp sau: 
Ozon oxi hóa I- trong môi trường trung tính
Sục khí CO2 qua nước Javel
Cho nước Clo qua dung dịch KI
Sục khí Flo qua dung dịch NaOH loãng lạnh
Sục Clo đến dư vào dung dịch FeI2
b) Hoàn thành dãy chuyển hoá
Câu 9. (2 điểm): Nhóm Halogen-Oxi, lưu huỳnh.
Hợp chất A chứa S, O và halogen. Trong mỗi phân tử A chỉ có 1 nguyên tử S. Thuỷ phân hoàn toàn A được dd B. Người ta sử dụng những thuốc thử cho dưới đây để nhận biết những ion nào có trong B?
	Thuốc thử	Hiện tượng
a. AgNO3 + HNO3	Có kết tủa vàng nhạt
b. Ba(NO3)2	Không có kết tủa
c. NH3 + Ca(NO3)2 	Không hiện tượng
d. KMnO4 + Ba(NO3)2	Mất màu, có kết tủa trắng
e. Cu(NO3)2	Không có kết tủa
Qua đó có thể đưa ra công thức phù hợp của A là gì?
Để xác định chính xác người ta lấy 7,19g A hòa tan vào nước thành 250ml dung dịch. Lấy 25 ml dd thêm một it HNO3 và AgNO3 dư thu được 1,452g kết tủa khô sạch. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo A?
Câu 10 (2 điểm) Nhận biết
Dung dịch (X) chứa đồng thời các ion: Na+, NH, HCO, SO, CO. Chỉ có dung dịch HCl, Ba(OH)2, phenolphtalein và các dụng cụ cần thiết, hãy trình bày phương pháp nhận biết các ion trong dung dịch (X).
_____________________HẾT_________________________
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT 
CHỌN HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ
LẦN THỨ VI
MÔN: HOÁ HỌC LỚP 10
Câu 1. (2 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử- Định luật tuần hoàn.
Hợp chất A có công thức là MYOm, có tổng số hạt prôton là 42, trong đó ion Y có 32e, Y là nguyên tố thuộc chu kỳ 2. Tìm công thức phân tử của A.
1.2. Phân tử HF và phân tử H2O có momen lưỡng cực, phân tử khối gần bằng nhau (HF: 1,91Debye, H2O:1,84 Debye, MHF =20, =18); nhưng nhiệt độ nóng chảy của hiđroflorua là – 830C thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 00C, hãy giải thích vì sao?
Câu
HƯỚNG DẪN GIẢI
ĐIỂM
1.1
MYOm : tổng e=tổng p=42	
YOm- có 32 e nên ion M+ có 10e, nguyên tử M có 11e ® M là Na
Zy +8m +1 =32 à Zy =31-8m 
Do Y thuộc chu kỳ 2 nên 3 ≤ Zy ≤ 9 (trừ Ne) nên 2,8 ≤m≤3,5 
chọn m=3	
Thay vào được Zy=7 à Y là N
Vậy MYOm là NaNO3.
0,25
0,25
0,5
1.2
* Phân tử H-F có thể tạo liên kết hiđro – H¼F – 
 H-O-H có thể tạo liên kết hiđro – HO –
* Nhiệt độ nóng chảy của các chất rắn với các mạng lưới phân tử (nút lưới là các phân tử) phụ thuộc vào các yếu tố:
 - Khối lượng phân tử càng lớn thì nhiệt độ nóng chảy càng cao.
 - Lực hút giữa các phân tử càng mạnh thì nhiệt độ nóng chảy càng cao. Lực hút giữa các phân tử gồm: lực liên kết hiđro, lực liên kết van der Waals (lực định hướng, lực khuyếch tán).
*Nhận xét: HF và H2O có mo men lưỡng cực xấp xỉ nhau, phân tử khối gần bằng nhau và đều có liên kết hiđro khá bền, đáng lẽ hai chất rắn đó phải có nhiệt độ nóng chảy xấp xỉ nhau, HF có nhiệt độ nóng chảy phải cao hơn của nước (vì HF momen lưỡng cực lớn hơn, phân tử khối lớn hơn, liên kết hiđro bền hơn). 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy Tnc (H2O) = 00C > Tnc(HF) = – 830C.
* Giải thích:
 Mỗi phân tử H-F chỉ tạo được 2 liên kết hiđro với 2 phân tử HF khác ở hai bên H-FH-FH-F. Trong HF rắn các phân tử H-F liên kết với nhau nhờ liên kết hiđro tạo thành chuỗi một chiều, giữa các chuỗi đó liên kết với nhau bằng lực van der Waals yếu. Vì vậy khi đun nóng đến nhiệt độ không cao lắm thì lực van der Waals giữa các chuỗi đã bị phá vỡ, đồng thời một phần liên kết hiđro cũng bị phá vỡ nên xảy ra hiện tượng nóng chảy. 
 Mỗi phân tử H-O-H có thể tạo được 4 liên kết hiđro với 4 phân tử H2O khác nằm ở 4 đỉnh của tứ diện. Trong nước đá mỗi phân tử H2O liên kết với 4 phân tử H2O khác tạo thành mạng lưới không gian 3 chiều. Muốn làm nóng chảy nước đá cần phải phá vỡ mạng lưới không gian 3 chiều với số lượng liên kết hiđro nhiều hơn so với ở HF rắn do đó đòi hởi nhiệt độ cao hơn. 
Câu 2. (2 điểm): Tinh thể. Liên kết
1. Muối LiCl kết tinh theo mạng lập phương tâm diện. Ô mạng cơ sở có độ dài mỗi cạnh là 5,14.10-10 m. Giả thiết ion Li+ nhỏ tới mức có thể xảy ra tiếp xúc anion - anion và ion Li+ được xếp khít vào khe giữa các ion Cl-. Hãy tính độ dài bán kính của mỗi ion Li+ , Cl- trong mạng tinh thể theo picomet (pm). 
2. Hai nguyên tố X và Y cùng thuộc chu kì 2, tạo được với Clo 2 hợp chất sau đây: XCl3 (phân tử phẳng, tam giác); YCl4 (phân tử tứ diện). XCl3 có thể tác dụng với Cl- cho XCl4- và dễ bị thủy phân. YCl4 không có những tính chất này.
1. Xác định vị trí của X và Y trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học?
2. So sánh góc liên kết, độ dài liên kết và momen lưỡng cực của cặp XCl3 (I) và XCl4- (II).
Câu
HƯỚNG DẪN GIẢI
ĐIỂM
2.1
Mỗi loại ion tạo ra một mạng lập phương tâm mặt. Hai mạng đó lồng vào nhau, khoảng cách hai mạng là a/2. 
Học sinh mô tả cấu trúc của tinh thể LiCl.
d là đường chéo của ô mạng tinh tinh thể.
	d2 = 2a2 d = a
 d = 4r () 
 r () = 
Xét một cạnh a:
 a = 2 r (Cl-) + 2 r (Li+)
 r(Li+) = 
0,25
0,25
0,5
2.2
Từ cấu trúc Lewis của 2 hợp chất 
Suy ra cấu hình electron của lớp ngoài cùng của các nguyên tử X và Y ở trạng thái cơ bản là : 
X: s2p1 à X ở ô số 5 là B 
Y: s2p2 à Y ở ô số 6 là C
(Từ các tính chất hóa học đã cho ta suy ra:
- Lớp vỏ electron hóa trị của X trong XCl3 còn obital trống nhưng lớp vỏ electron hóa trị của Y ( trong YCl4) thì không , mà X và Y ở chu kì II.)
(I) = 1200; ( II ) = 109,28’ 
d (I ) < d(II) vì liên kết trong X- Cl (I) ngòai liên kết còn có 1 phần liên kết (p-p). Mặt khác trong obitan lai hóa %s càng lớn thì độ dài liên kết càng nhỏ
= 0
0,5
0,25
0,25
Câu 3. (2 điểm): Động học- Phản ứng hạt nhân.
Một mẫu đồng vị 210Po ở thời điểm t=0 phóng ra 1,736.1014 hạt α trong một giây, sau 7 ngày mẫu đó phóng ra 1,44.1019 hạt α trong một ngày. 
* Viết phương trình phân rã
* Tính khối lượng của Po cần lấy lúc đầu để sau 10 ngày ta có một mẫu có tốc độ phóng xạ 1 Ci 
Câu
HƯỚNG DẪN GIẢI
ĐIỂM
3
Vo = 1,736.1014 P. rã/s = 1,736 x 1014 x 3600 x 24 = 1,5.1019p.rã/ngày
	V = 1,44.1019 p.rã/ngày
	ngày -1
pt p.rã : 	
Xét mẫu Po có V= 1Ci = 3,7.1010 p.rã/s
	 = 3,7.1010 x 3600 x 24 = 3,2 x 105 p.rã/ngày.
 (ng.tử)
Vậy NPo phải lấy lúc đầu là (No)
® N0 = N.ekt = 5,483.1017.e0,00583.10 = 5,812.1017 ng.tử 
= 2,03.10-4 g
0,25x3
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4. (2 điểm): Nhiệt hóa học.
Người ta cho vào 1 bom nhiệt lượng kế 0,277g iso octan C8H18 lỏng rồi đốt cháy thành CO2(k) và H2O (lỏng). Nhiệt độ của nhiệt lượng kế này tăng T1 = 5,320C. Mặt khác, nếu nhúng vào nhiệt lượng kế này một điện trở R = 10,8 rồi nối 2 đầu điện trở vào một hiệu điện thế 12V trong 15 phút thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng T2 = 4,800C
Tính nhiệt dung của nhiệt lượng kế CP =?
Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của iso octan lỏng
(CO2 K) = -393,51kJ.mol-1 
(H2O l) = -285,83 kJ.mol-1 
C = 12, 011 ; H = 1,0079 ; R= 8,314 J.K-1mol-1
Câu
HƯỚNG DẪN
ĐIỂM
4
Nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở Qđiện bằng:
Qđiện = 
2. C8H18 (l) + 25/2 O2 (K) ® 8CO2 (K) + 9 H2O (l) (*)
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt 0,277g iso octan hay n mol trong điều kiện đẳng tích bằng:
QV = -C T1 = -2,50.103J/0C . 5,320C = -13,3.103 J
(phải đặt dấu – vì qV là nhiệt tỏa ra)
àU(*)= 
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
Câu 5. (2 điểm): Cân bằng hóa học pha khí.
 Khí NO kết hợp với hơi Br2 tạo ra một khí duy nhất trong phân tử có 3 nguyên tử.
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
2. Biết phản ứng trên thu nhiệt, tại 25oC có Kp = 116,6. Hãy tính Kp (ghi rõ đơn vị) tại 0oC ; 50oC. Giả thiết rằng tỉ số giữa hai trị số hằng số cân bằng tại 0oC với 25oC hay 25oC với 50oC đều bằng 1,54.
3. Xét tại 25oC, cân bằng hoá học đã được thiết lập. Cân bằng đó sẽ chuyển dịch như thế nào? Nếu:
a) Tăng lượng khí NO. 	
b) Giảm lượng hơi Br2. 
c) Giảm nhiệt độ. 
d) Thêm khí N2 vào hệ mà:
- Thể tích bình phản ứng không đổi (V = const) 
- Áp suất chung của hệ không đổi (P = const), thể tích của bình thay đổi. 
Câu
HƯỚNG DẪN GIẢI
ĐIỂM
5.1
2 NO(k) + Br2 (hơi) ® 2 NOBr (k) ; DH > 0 	 (1)
0,25
5.2
Phản ứng pha khí, có Dn = -1 ® đơn vị Kp là atm-1 	 (2)
Do phản ứng thu nhiệt nên có liên hệ
 Kp tại O2 < Kp tại 252 < Kp tại 502	 (3)
 Vậy : Kp tại 250 = 1 / 1,54 x Kp tại 252 = 116,6 / 1,54 = 75,71 (atm-1)
 Kp tại 252 = 1,54 x Kp tại 252 = 116,6 x 1,54 » 179, 56 (atm-1)
0,25
0,25
3. Xét sự chuyển dời cân bằng hoá học tại 25OC.
Trường hợp a và b: về nguyên tắc cần xét tỉ số:
 PNOBr
 	Q = --------- (4) (Khi thêm NO hay Br2)
 (PNO)2 
Sau đó so sánh trị số Kp với Q để kết luận.
Tuy nhiên, ở đây không có điều kiện để xét (4); do đó xét theo nguyên lý Lơsatơlie.
a. Nếu tăng lượng NO, CBHH chuyển dời sang phải. 
b. Nếu giảm lượng Br2, CBHH chuyển dời sang trái. 
c. Theo nguyên lý Lơsatơlie, sự giảm nhiệt độ làm cho CBHH chuyển dời sang trái, để chống lại sự giảm nhiệt độ.
d. Thêm N2 là khí trơ.
+ Nếu V = const: không ảnh hưởng tới CBHH vì N2 không gây ảnh hưởng nào liên hệ (theo định nghĩa áp suất riêng phần).
+ Nếu P = const ta xét liên hệ.
Nếu chưa có N2: P = pNO + pBr2 + pNOBr 	(a)
Nếu có thêm N2: P = p’NO + p’Br2 + p’NOBr + Pn2 	(b)
Vì P = const nên p’i < pi
Lúc đó ta xét Q theo (4) liên hệ / tương quan với Kp:
1. Nếu Q = Kp: không ảnh hưởng
2. Nếu Q > Kp : CBHH chuyển dời sang trái, để Q giảm tới trị số Kp.
3. Nếu Q <Kp: CBHH chuyển dời sang phải, để Q tăng tới trị số Kp.
Xảy ra trường hợp nào trong 3 trường hợp trên là tuỳ thuộc vào pi tại cân bằng hoá học.
Mà V bình tăng n lần (n>1) (do thêm khí mà P không đổi) ® pi giảm n lần ® mẫu số giảm n2 lần , tử số giảm n lần ® Q = n. Kp ® Q > Kp ® CB chuyển dịch theo chiều nghịch
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 6. (2 điểm): Cân bằng trong dung dịch điện ly.
Dung dịch X gồm Na2S 0,010M, KI 0,060M, Na2SO4 0,050M. 
Tính pH của dung dịch X.
Thêm dần Pb(NO3)2 vào dung dịch X cho đến nồng độ 0,090M thì thu được kết tủa A và dung dịch B. 
Cho biết thành phần hoá học của kết tủa A và dung dịch B. 
Tính nồng độ các ion trong dung dịch B (không kể sự thuỷ phân của các ion, coi thể tích dung dịch không thay đổi khi thêm Pb(NO3)2).
Nhận biết các chất có trong kết tủa A bằng phương pháp hoá học, viết các phương trình phản ứng (nếu có). 
 Cho : axit có H2S pK1 = 7,00, pK2 = 12,90; HSO4- có pK = 2,00; 
Tích số tan của PbS = 10-26 ; PbSO4 = 10-7,8 ; PbI2 = 10-7,6. 
Câu
HƯỚNG DẪN GIẢI
ĐIỂM
6.a)
Tính pH của dung dịch Na2S ® 2 Na+ + S2-
 0,01 0,01
 KI ® K+ + I-
 0,06	 0,06
 Na2SO4 ® 2Na+ + SO42-
 0,05	 0,05 
S2- + H2O D HS- + OH- Kb(1) = 10-1,1 	 (1)
SO42- + H2O D H SO4- + OH- Kb(2) = 10-12 	 (2)
Kb(1) >> Kb(2) nên cân bằng (1) quyết định pH của dung dịch:
S2- + H2O	D HS- + OH- K = 10-1,1
[ ] (0,01 -x)	 x	 x
® x = 8,94. 10-3 ® [OH-] = 8,94.10-3 (M) ® pH = 11,95
0,25
0,5
6.b)
 Pb2+ + S2- 	®	PbS ¯ (Ks-1) = 1026.
 0,09	 0,01
 0,08	 
Pb2+ + SO42- 	®	PbSO4 ¯ (Ks-1) = 107,8.
 0,08	 0,05
 0,03	 
Pb2+ + 2 I-	®	PbI2 (Ks-1) = 107,6.
0,03	 0,06
Thành phần hỗn hợp: ¯A : PbS , PbSO4 , PbI2
Dung dịch B : K+ 0,06M 	Na+ 0,12M
Ngoài ra còn có các ion Pb2+ ; SO42- ; S2- do kết tủa tan ra.
 Độ tan của 
Bởi vì độ tan của PbI2 là lớn nhất nên cân bằng chủ yếu trong dung dịch là cân bằng tan của PbI2.
PbI2¯ = Pb2+ + 2I- Ks
Do đó [Pb2+] = 10-47 = 2 x 10-3M và 	[I-] = 4.10-3M.
 10-7,8
 [SO42-] = -------- = 5. 10-5,8 = 7,9.10-6M << [Pb2+]
 2 ´ 10-3
 10-26
 [S2-] = ------------- = 5. 10-24 << [Pb2+]
 2 ´ 10-3
Các nồng độ SO42-, S2- đều rất bé so với nồng độ Pb2+, như vậy nồng độ Pb2+ do PbS và PbSO4 tan ra là không đáng kể nên cách giải gần đúng trên là hoàn toàn chính xác.
- Nhận biết các chất có trong kết tủa A: PbS; PbSO4; PbI2.
Cho kết tủa hoà tan trong NaOH dư : ¯ PbS không tan, có màu đen.
Dung dịch có PbO22-, SO42-, I-, OH- 
 PbSO4 + 4 OH- ® PbO22- + SO42- + 2 H2O
	 PbI2 + 4 OH- ® PbO22- + 2 I- + 2 H2O
Nhận ra ion SO42-: cho BaCl2 dư: có kết tủa trắng BaSO4, trong dung dịch có PbO22-, OH-, Ba2+, I-.
Nhận ra I-, Pb2+: axit hoá dung dịch bằng HNO3 dư sẽ có kết tủa vàng PbI2 xuất hiện: OH- + H+ ® H2O
PbO22- + 4 H+ ® Pb2+ + 2H2O
Pb2+ + 2 I- ® PbI2¯
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7. (2 điểm): Phản ứng oxi hóa- khử. Điện hóa.
1. Cân bằng các phản ứng oxi hoá khử sau:
a) Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → ? + ? + Na2SO4 + H2O
b) Al	+	HNO3	 → ?	+	xNO	+	yN2O + H2O
c) Cu2FeS3 + HNO3 → ? + ? + Fe2(SO4)3 + N2O + H2O
d) CxHyO + KMnO4+ HCl	→ CH3-CHO + CO2 + ? + KCl + H2O
 (Cho biết tỉ lệ số mol giữa CH3-CHO với CO2 là 1 : 1)
2. ở pH = 0 và ở 25oC thế điện cực tiêu chuẩn Eo của một số cặp oxi hoá - khử được cho như sau: 2IO4-/ I2 (r) : 1,31 V ; 2IO3-/ I2 (r) : 1,19 V ; 2HIO/ I2 (r) : 1,45 V ; I2 (r)/ 2I- : 0,54 V. (r) chỉ chất ở trạng thái rắn. 
1. Viết phương trình nửa phản ứng oxi hoá - khử của các cặp đã cho.
2. Tính Eo của các cặp IO4-/ IO3- và IO3-/ HIO
Câu
HƯỚNG DẪN GIẢI
ĐIỂM
7.1
a) 5Na2SO3 + 2KMnO4 + 6NaHSO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + 8Na2SO4 + 3H2O
b) (3x+8y)Al+(12x+30y) HNO3 → 
 (3x+8y) Al(NO3)3 + 3xNO + 3yN2O +(6x+15y) H2O
c) 8Cu2SFeS2 + 58HNO3 → 
 12CuSO4 + 4Cu(NO3)2 + 4Fe2(SO4)3 + 25N2O + 29H2O
d) 15CxHyO + (2x+ 3y -6)KMnO4 + (6x +9y -18)HCl →
5xCH3-CHO + 5xCO2 + (2x +3y -6)MnCl2 + (2x+3y -6)KCl + (-7x +12y -9)H2O
0,25
0,25
0,25
0,25
7.2
2.1. 0,125 x4 = 0,5 đ
0,5đ
2.2. Eo (IO4-/ IO3- )
 Eo IO3-/ HIO
0,25
Câu 8. (2 điểm): Nhóm Halogen-Oxi, Lưu huỳnh.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra trong những trường hợp sau: 
Ozon oxi hóa I- trong môi trường trung tính
Sục khí CO2 qua nước Javel
Cho nước Clo qua dung dịch KI
Sục khí Flo qua dung dịch NaOH loãng lạnh
Sục Clo đến dư vào dung dịch FeI2
b) Hoàn thành dãy chuyển hoá
Câu
HƯỚNG DẪN GIẢI
ĐIỂM
8.a)
8.b)
O3 + 2I- + H2O O2 + I2 + 2OH-
CO2 + NaClO + H2O NaHCO3 + HClO
Cl2 + 2KI 2KCl + I2 ; Nếu KI còn dư: KI + I2 KI3
Nếu Clo dư : 5Cl2 + 6H2O + I2 ® 2HIO3 + 10HCl
2F2 + 2NaOH(loãng, lạnh) 2NaF + H2O + OF2
2FeI2 + 3Cl2 2FeCl3 + 2I2 ; 5Cl2 + I2 + 6H2O 2HIO3 + 10HCl 
Na2SO3 + S Na2S2O3 
Na2S2O3 + 2AgNO3 → Ag2S2O3 + 2NaNO3
Ag2S2O3 + 3Na2S2O3 → 2Na3[Ag(S2O3)2]
Na2S2O3 + 2HCl (loãng, nguội) ® 2NaCl + SO2 + S + H2O 
S + O2 SO2 
SO2 + 2H2S ® 3S + 2H2O
S + NaOH đặc Na2S + Na2SO3 + H2O 
(8) Na2SO3 + NaClO ® Na2SO4 + NaCl
0,125 x 16 = 2
Câu 9. (2 điểm): Nhóm Halogen-Oxi, lưu huỳnh.
Hợp chất A chứa S, O và halogen. Trong mỗi phân tử A chỉ có 1 nguyên tử S. Thuỷ phân hoàn toàn A được dd B. Người ta sử dụng những thuốc thử cho dưới đây để nhận biết những ion nào có trong B?
	Thuốc thử	Hiện tượng
a. AgNO3 + HNO3	Có kết tủa vàng nhạt
b. Ba(NO3)2	Không có kết tủa
c. NH3 + Ca(NO3)2 	Không hiện tượng
d. KMnO4 + Ba(NO3)2	Mất màu, có kết tủa trắng
e. Cu(NO3)2	Không có kết tủa
Qua đó có thể đưa ra công thức phù hợp của A là gì?
Để xác định chính xác người ta lấy 7,19g A hòa tan vào nước thành 250ml dung dịch. Lấy 25 ml dd thêm một it HNO3 và AgNO3 dư thu được 1,452g kết tủa khô sạch. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo A?
Câu
HƯỚNG DẪN GIẢI
ĐIỂM
AgNO3 : thuốc thử ion Cl-( kt trắng) ; Br- ( kt vàng nhạt) ; I- ( kt vàng sẫm)
 Ba(NO3)2 : thuốc thử ion SO42- ( kt trắng)
NH3 + Ca(NO3)2 : thuốc thử ion F- (kt CaF2 trắng)
KMnO4 + Ba(NO3)2 : thuốc thử ion SO32- ( kt BaSO4)
Cu(NO3)2 : thuốc thử ion I- ( I2 + CuI kt trắng)
Từ htg trên kết luận A có S+4, có Br- là SOBr2 hoặc SOBrCl.
SOBr2 + 2H2O ---> H2SO3 + 2HBr và SOBrCl + 2H2O ---> H2SO3 + HCl + HBr
Từ số liệu tính toán ra kết quả: A là SOBrCl.
C.t.c.t 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
Câu 10 (2 điểm): Nhận biết
Dung dịch (X) chứa đồng thời các ion: Na+, NH, HCO, SO, CO. Chỉ có dung dịch HCl, Ba(OH)2, phenolphtalein và các dụng cụ cần thiết, hãy trình bày phương pháp nhận biết các ion trong dung dịch (X).
Câu
HƯỚNG DẪN GIẢI
ĐIỂM
10
- Nhúng đũa Pt vào dung dịch

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2013- Lào cai DBBB.doc