Đề thi học sinh giỏi huyện năm học 2014 - 2015 môn: Hóa 9 - Trường THCS Phan Tiến

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 881Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi huyện năm học 2014 - 2015 môn: Hóa 9 - Trường THCS Phan Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi huyện năm học 2014 - 2015 môn: Hóa 9 - Trường THCS Phan Tiến
PHÒNG GD & ĐT BẮC BÌNH	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2014-2015
TRƯỜNG THCS PHAN TIẾN	 	MÔN: HÓA 9 - THỜI GIAN: 150 PHÚT
Bài 1:( 5 điểm)
Câu 1/ Bổ túc chuỗi phản ứng và cho biết A, B, C, D, E, F là những chất gì?
	A + B	 C + H2
	C + Cl2	 D
 T o
	D + dd NaOH	 E + F
	E	Fe2O3 	+ H2O
Câu 2/ Nêu hiện tượng hoá học xảy ra trong các thí nghiệm sau và giải thích:
- Thí nghiệm 1: Cho mẫu kim loại Ba vào dung dịch (NH4)2SO4 dư.
- Thí nghiệm 2: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
Bài 2: ( 5điểm): Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tan trong dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ thu được dung dịch Y trong suốt. Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau:
- Phần I: cô cạn thì thu được 31,6 gam hỗn hợp muối khan
- Phần II: cho luồng khí Cl2 dư đi qua đến khi phản ứng hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch thì thu được 33,375 gam hỗn hợp muối khan.
Tính khối lượng hỗn hợp X
Bài 3: ( 5 điểm)
Câu 1/ Phải cần bao nhiêu tấn quặng pirit chứa 90% FeS2 để sản xuất 0,5 tấn dung dịch H2SO4 49%. Biết hiệu suất của quá trình là 80% 
Câu 2/ Hoà tan 5,6lít khí HCl ( đktc ) vào 0,1lít nước để tạo thành dung dịch HCl. Tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch HCl. Biết khối lượng riêng của H2O là 1g/ml
Bài 4: (5 điểm): Một thanh kim loại R được ngâm trong dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thanh kim loại có khối lượng nhẹ bớt đi so với ban đầu. Cũng thanh kim loại R như vậy, sau khi ngâm trong dung dịch AgNO3 , kết thúc phản ứng thì khối lượng thanh kim loại bây giờ lại nặng thêm so với ban đầu. Cho biết: R có hoá trị II; tất cả kim loại sinh ra đều bám vào thanh R; phần khối lượng nặng thêm gấp 75,5 lần phần khối lượng nhẹ bớt đi; số mol kim loại bám vào thanh R trong hai thí nghiệm trên đều bằng nhau.
a. Xác định kim loại R.
b. Nếu thanh R đem thí nghiệm có khối lượng 20g ; dung dịch CuSO4 có thể tích 125 ml và nồng độ 0,8M thì trong thí nghiệm với dung dịch AgNO3, thanh kim loại tăng bao nhiêu phần trăm về khối lượng ? Thể tích dung dịch AgNO3 0,4M cần dùng là bao nhiêu ml ?
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Bài: Hướng dẫn chấm
Câu 1- Viết PTHH: ( 1đ )	
Fe + 2HCl® FeCl2 + H2
2FeCl2 + Cl2 ®2FeCl3
FeCl3 + 3NaOH® Fe(OH)3 + 3NaCl
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 
- Xác định A, B, C, D, E, F ( 1,5đ )
A: Fe B: HCl C: FeCl2 D: FeCl3 E: Fe(OH)3
 F: NaCl
Câu 2- (2,5 ñieåm)
* Thí nghiệm 1: (1,25 điểm)
- Lúc đầu có hiện tượng sủi bọt (khí không màu thoát ra)	(0,25 điểm)
Ba + 2H2O ® Ba(OH)2 + H2	(0,25 điểm)
- Sau đó có kết tủa trắng xuất hiện và có khí mùi khai.	(0,25 điểm)
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 ® BaSO4 + 2NH3 + 2H2O	(0,5 điểm)
* Thí nghiệm 2: (1,25 điểm)
- Lúc đầu không có hiện tượng gì (dung dịch trong suốt không màu)	(0,25 điểm)
HCl + Na2CO3 ®NaHCO3 + NaCl	(0,25 điểm)
- Khi Na2CO3 hết mà vẫn nhỏ tiếp dung dịch HCl vào: có hiện tượng sủi bọt khí. 	(0,25 điểm)
NaHCO3 + HCl ®NaCl + CO2 + H2O	(0,5 điểm)
Bài 2: Hướng dẫn chấm
Gọi x, y, z lần lượt là số mol FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong hỗn hợp X
Pt:	FeO + H2SO4 " FeSO4 + H2O	(1)
	Fe2O3 + 3H2SO4 " Fe2(SO4)3 + 3H2O	(2)	(1,5 đ)
	Fe3O4 + 4H2SO4 " FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O	(3)
Trong dung dịch Y: Số mol FeSO4 = (x + z); số mol Fe2(SO4)3 = (y + z) (1,5 đ)
	Cho Y tác dụng Cl2 xảy ra phản ứng:
	6FeSO4 + 3Cl2 " 2FeCl3 + 2Fe2(SO4)3	(4)	
Đặt (x + z) = A; (y + z) = B
	Ta có: 76A + 200B = 31,6	(*)
	562,5A + 1200B = 200,25	(**)	(1,0 đ)
Từ (*) và (**) A = 0,1 ; B = 0,12	(0,5 đ)
	Ta có: m = 72x + 160y + 232z = 72(x + z) + 160(y + z) = 720,1 + 1600,12 = 26,4 gam
	m = 26,4 gam	(0,5 đ)
Bài 3: Hướng dẫn chấm
Câu 1/ ( 3đ )
Từ quặng pirit muốn thu được H2SO4 phải trải qua các phản ứng sau:
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 (1) (0,25 điểm)
2SO2 + O2 2SO3 (2) (0,25 điểm)
SO3 + H2O ® H2SO4 (3) (0,25 điểm)
Từ (1), (2) và (3) ta có sơ đồ hợp thức:
FeS2 ® 2SO2 ® 2SO3 ® 2H2SO4 (0,5 điểm)
Số mol H2SO4 là : ( mol ) 	(0,5điểm)
 ( mol ) (0,5 điểm)
Khối lượng FeS2 chứa 90% là: 
 = 166,6 ( kg ) 	(0,5 điểm)
Vì hiệu suất 80% nên: (0,25 điểm)
Câu 2/ ( 2đ )
- Trong dung dịch HCl: ( mol ) 	(0,25 điểm)
 0,1 ( lít ) (0,25 điểm)
Vậy CM = 0,25 : 0,1 = 2,5 M 	(0,5 điểm)
- Khối lượng chất tan: mHCl = 0,25 . 36,5 = 9,125 ( g ) 	(0,25 điểm)
Khối lượng dung dịch = 
mdd = 9,125 + 100. 1 = 109,125 ( g ) 	(0,25 điểm)
Vậy 8,36% 	(0,5 điểm)
Bài 4: Hướng dẫn chấm
Câu 1/ Xác định R: 3 điểm
R + CuSO4 RSO4 + Cu	 	( 0,25 điểm)
x	 x
R + 2AgNO3 R(NO3)2 + 2Ag	 	 	(0,25 điểm)
0,5x	x	 x
Đặt x là số mol kim loại bám vào thanh R.
Phần khối lượng nhẹ bớt đi = (MR -64)x	 	 	(0,5 điểm)
Phần khối lượng tăng thêm = (216 - MR ).0,5x	 	( 0,5 điểm)
Theo đề ta có:	(216 - MR ).0,5x = 75,5.(MR -64)x	 	(0,5 điểm)
Giải ra MR = 65.	Suy ra kim loại R là kẽm (Zn) 	(1 điểm)
Câu 2/ Số mol CuSO4 = 0,1 = x 
suy ra % khối lượng tăng thêm = 0,5.0,1(216 – 65).100 / 20
	 = 37,75(%)	 	(1 điểm)
 Thể tích dung dịch AgNO3 cần dùng = 250 ml	(1 điểm)
( Cho Fe= 56; O= 16; S= 32; Cu= 64; Zn= 65; Ag= 102; N= 14; Cl= 35,5; H= 1)
****** Hết ******
 	Giáo viên ra đề 
	Trần Thanh Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docPHAN TIẾN HSG HÓA 9PTIEN.doc