Đề thi học sinh giỏi huyện năm học: 2011 - 2012 môn: Ngữ văn lớp 8

doc 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2055Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi huyện năm học: 2011 - 2012 môn: Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi huyện năm học: 2011 - 2012 môn: Ngữ văn lớp 8
Phòng GD $ Đtcẩm giàng
Đề thi học sinh giỏi huyện
Năm học : 2011 - 2012
Môn : Ngữ văn - Lớp 8
Thời gian làm bài : 150 phút
Câu 1: 2,0 điểm
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương viết:
 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" 
 a. Chỉ ra nét độc đáo về nghệ thuật trong hai câu thơ trên.
 b. Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu bình về giá trị nghệ thuật của hai câu thơ ấy.
Câu 2: 3,0 điểm
Hiện nay có một số học sinh học tập qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy viết một bài văn ngắn phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu nên những tác hại của nó.
Câu 3: 5,0 điểm
Trong thư gửi thanh thiếu niên và nhi đồng nhân dịp Tết năm 1946, Bác Hồ viết :
 “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội’’
Em hiểu thế nào về câu nói trên?
---------------Hết------------------
Phòng GD $ Đtcẩm giàng
Trường THCS tân trường
 Đáp án Đề thi học sinh giỏi lớp 8
Năm học : 2011 - 2012
Môn : Ngữ văn
Thời gian làm bài : 150 phút
Nội dung
Điểm
Câu 1. (2,0 điểm)
* Xác định biện pháp tu từ: ẩn dụ (Hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ hai) là Bác Hồ :
* Viết đoạn văn: Yêu cầu cần đạt:
a. Hình thức :
- Đảm bảo một đoạn văn, không quá dài hoặc quá ngắn.
- Có câu chủ đề (nếu diễn dịch hoặc quy nạp). Chú ý lỗi chính tả, diễn đạt.
b. Nội dung :
- ý nghĩa hình ảnh mặt trời : Đem lại ánh sáng cho con người, muôn loài 
-> Sự sống không thể thiếu.
- Hai câu có hình ảnh mặt trời:
+ Câu 1: Mặt trời của thiên nhiên (hình ảnh mặt trời thực - nghĩa đen)
+ Câu 2: Mặt trời biểu tượng - Bác Hồ (hình ảnh ẩn dụ - nghĩa bóng). Đối với dân tộc Việt Nam, Bác chính là mặt trời - Người đã đem lại độc lập, tự do, cuộc sống ấm lo, tương lai tươi sáng cho nhân dân Việt Nam.
- Viễn Phương liên tưởng hình ảnh mặt trời của tự nhiên so sánh với vị lãnh tụ của dân tộc -> Nói đến sự vĩ đại của Bác trong lònh nhân dân Việt Nam. Dù Bác đã đi xa nhưng tư tưởng của Người vẫn là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho dân tộc Việt Nam.
0,5 điểm
1,5 điểm
Câu 2. (3,0 điểm)
 Qua bài phân tích, học sinh cần nêu được các ý sau:
- Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là việc phụ....
- Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, trong thi cử......
- Do học đối phó nên không thấy hứng thú, dẫn đến chán học, hiệu quả thấp....
- Học đối phó là lối học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học. Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn trống rỗng... 
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
Câu 3. (5,0 điểm)
I. Yêu cầu về hình thức:
- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt...
- Bố cục bài viết đủ 3 phần : Mở bài - Thân bài - Kết bài.
- Làm đúng kiểu bài nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ.
- Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm, sử dụng yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự một cách hợp lí.
II. Yêu cầu về nội dung: Bài viết cần đảm bảo các ý sau:
- Làm rõ quan điểm của Bác về tuổi trẻ qua câu nói : Đề cao, ca ngợi vai trò của tuổi trẻ đối với xã hội.
- Đưa ra được ý kiến về bổn phận, trách nhiệm của bản thân và thế hệ trẻ ngày nay.
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài: 
- Dẫn dắt vấn đề : Từ thực tế lịch sử dân tộc hoặc từ quy luật của thiên nhiên tọa hóa.
- Nêu vấn đề : Quan điểm của Bác về tuổi trẻ : Đề cao, ca ngợi vai trò của tuổi trẻ đối với xã hội.
2. Thân bài:
a/ Giải thích và chứng minh câu nói của Bác:
- Một năm khởi đầu từ mùa xuân:
 + Mùa xuân là mùa chuyển tiếp giữa đông và hè, xét theo thời gian nó là mùa khởi đầu cho một năm.
 + Mùa xuân thường gợi lên ý niệm về sức sống, hi vọng, niềm vui và hạnh phúc.
- Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ:
 + Tuổi trẻ là quãng đời đẹp nhất của con người, đánh dẫu sự trưởng thành của một đời người.
 + Tuổi trẻ cũng đồng nghĩa với mùa xuân của thiên nhiên tạo hóa, nó gợi nên ý niệm về sức sống, niềm vui, tương lai và hạnh phúc tràn đầy.
 + Tuổi trẻ là tuổi phát triển rực rỡ nhất về thể chất, tài năng, tâm hồn và trí tuệ.
 + Tuổi trẻ là tuổi hăng hái, sôi nổi, giàu nhiệt tình, có thể vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để đạt tới mục đích và ước mơ cao cả, tạo cho mình một tương lai tươi sáng, góp phần xây dựng quê hương.
- Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội: Tuổi trẻ của mỗi con người cùng góp lại sẽ tạo thành mùa xuân của xã hội, vì :
 + Thế hệ trẻ luôn là sức sống, niềm hi vọng và tương lai của đất nước.
 + Trong quá khứ biết bao tấm gương các vị anh hùng liệt sĩ đã tạo nên cuộc sống và những trang sử hào hùng đầy sức xuân cho dân tộc.
 + Ngày nay tuổi trẻ là lực lượng đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh. Cuộc đời họ là những bài ca mùa xuân đất nước.
b/ Bổn phận, trách nhiệm của thanh niên, học sinh:
- Làm tốt những công việc bình thường, cố gắng học tập và tu dưỡng đạo đức không ngừng.
- Phải sống có mục đích cao cả, sống có ý nghĩa, có lí tưởng, vì dân vì nước. Lí tưởng ấy phải thể hiện ở suy nghĩ, lời nói và những việc làm cụ thể.
c/ Mở rộng:
- Lên án, phê phán những người để lãng phí tuổi trẻ của mình vào những việc làm vô bổ, vào những thú vui tầm thường, ích kỉ, chưa biết vươn lên trong cuộc sống, không biết phấn đấu, hành động vì xã hội...
3. Kết bài: 
- Khẳng định lời nhắc nhở của Bác là chân thành và hoàn toàn đúng đắn.
- Liên hệ và suy nghĩ của bản thân.
0,5 điểm
1,5 điểm
1,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
III. Biểu điểm:
- Điểm 5 : Đảm bảo đủ các yêu cầu nêu trên, văn viết trôi chảy, hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, có liên kết và chuyển ý. Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
- Điểm 4 : Đảm bảo đủ các yêu cầu nêu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả nhưng không nhiều. Còn lúng túng trong việc vận dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm
- Điểm 3 : Đảm bảo cơ bản các yêu cầu nêu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Điểm 1 - 2 : Bài viết chưa đạt các yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi cơ bản.
- Điểm 0 : Lạc đề, không đúng về nội dung và phương pháp.
(Giáo viên chấm căn cứ thang điểm cho điểm lẻ đến 0,25. Ưu tiên, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, giàu cảm xúc)
---------------Hết------------------
 2. đề kiểm tra
I. Trắc nghiệm (2 điểm) 
Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Bài “Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì?
A. Lục bát B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Song thất lục bát D. Thất ngôn bát cú
Câu 1: ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” là:
A. Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ B. Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài.
C. Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình của bài D. Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài 
Câu 3: Hai câu thơ sau đây trong bài “Ngắm trăng” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
A. ẩn dụ B. Đối C. Nhân hóa D. Hoán dụ
Câu 4: Câu thơ nào miêu tả cụ thể nét đặc trưng của người dân chài lưới
A. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá B. Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
C. Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng D. Cả thân hình nổng thở vị xa xăm
Câu 5: Bài “Hịch” được viết khi nào?
A. Khi đất nước có giặc ngoại xâm B. Khi đất nước thanh bình
C. Khi đất nước phồn vinh D. Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh
Câu 6: Câu văn : “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi...”? mang ý nghĩa:
A. Phủ định sự cần thiết của việc dời đổi kinh đô
B. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô
C. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô
D. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua.
Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Bàn luận về phép học” là gì?
A. Tự sự B. Nghị luận C. Thuyết minh D. Miêu tả
Câu 8: Đoạn trích “Thuế máu” có nhiều yếu tố biểu cảm chủ yếu là do:
A. Hệ thống hình ảnh sinh động, giàu sức mạnh tố cáo 
B. Giọng điệu trào phúng đặc sắc
C. Ngôn ngữ phong phú 
D. Số liệu chứng minh đầy đủ.
II. Tự luận (8 điểm) 
Câu 1: Chép thuộc lòng phần dịch thơ (hoặc phiên âm) bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. Nêu nội dung bài thơ? (2 điểm)
Câu 2: Lòng nhiệt tình yêu nước của Trần Quốc Tuấn trong bài Hịch tướng sĩ. (3 điểm)
Câu 3: Phân tích khổ thơ cuối trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh để thấy được tình cảm thương nhớ quê hương của nhà thơ. (3 điểm)
3. hướng dẫn - biểu điểm
I. Trắc nghiệm (2 điểm) 
Chọn đúng đáp án, mỗi câu được 0,25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
B
D
B
C
A
C
B
A
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1: 2 điểm
- Chép đúng, đủ : 1 điểm. Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm
- Nêu nội dung của bài thơ : 1 điểm : Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của người tù, người chiến sĩ cách mạng...
Câu 2 : 3 điểm : Đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Nội dung : Thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, nồng nàn của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm : 2,5 điểm.
 + Thể hiện qua lòng căm thù giặc + dẫn chứng.
 + ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược + dẫn chứng.
 + Khái quát được ý mình viết.
- Hình thức : Bài viết rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục : 0,5 điểm.
Câu 3 : 3 điểm : Phân tích đảm bảo các ý sau :
“...Nay xa cách....
............................................
 mùi nồng mặn quá?
- Xa quê tác giả trực tiếp nói về nỗi nhớ quê của mình, nhớ tất cả : Màu nước xanh, cá bạc... mùi nồng mặn - Hơi thở đặc trưng riêng của linh hồn quê hương đa ám ảnh nhà thơ.
- Câu thơ cuối như 1 tiếng kêu thầm không kìm nổi lòng mình.
- Điệp ngữ “Nhớ” làm cho giọng thơ tha thiết hơn, bồi hồi, sâu lắng hơn.
* Biểu điểm chấm:
7 - 8 : Đạt các yêu cầu, văn có cảm xúc tự nhiên, chân thành...
5 - 6 : Đạt các yêu cầu. Văn viết còn mắc 1 vài lỗi nhỏ về dùng từ, diễn đạt...
1 - 4 : Nêu được 1 vài ý, chưa đạt yêu cầu về hình thức, nội dung.
 0 : Lạc đề.
D. Tiến trình bài dạy
1/ ổn định.
2/ Kiểm tra. 
3/ Bài mới
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Học sinh nhận đề và làm bài
* Củng cố bài.
 - GV nhận xét giờ kiểm tra và thu bài.
 * Hướng dẫn về nhà
- Hs về nhà ôn tập lại các văn bản đã học trong học kỳ II.
- Yêu cầu khi ôn tập phải nắm chắc được phần ghi nhớ.
- Tìm hiểu trước bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_ngu_van_8_khao_sat.doc