Đề thi học sinh giỏi Hoá 10 năm học 2006 - 2007 - Trường THPT Đông Thụy Anh

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1088Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Hoá 10 năm học 2006 - 2007 - Trường THPT Đông Thụy Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi Hoá 10 năm học 2006 - 2007 - Trường THPT Đông Thụy Anh
 Trường THPT Đông Thụy Anh
 .................................................. 
 Đề thi HSG hoá 10 . Năm học 2006-2007 
 ( Thời gian làm bài 90 phút )
 Câu 1 : (4 điểm ) 
 Nguyên tử R có tổng số các hạt ( p, n , e ) là 46 . Số hạt không mang điện bằng 8/ 15 số hạt mang điện . Q là đồng vị của R , có ít hơn 1 nơtron . Q chiếm 4 % về số nguyên tử trong tự nhiên . Viết kí hiệu nguyên tử R và Q , Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố gồm 2 đồng vị R và Q . 
 Câu 2 : ( 3 điểm )
 Có một bình kín chứa hỗn hợp khí oxi và ozon , sau thời gian ozon bị phân huỷ hết ta được một chất khí duy nhất . áp suất khí trong bình tăng 10 % so với ban đầu ở cùng nhiệt độ . Tính tỷ khối hỗn hợp khí trong bình ban đầu so với hidro .
 Câu 3 : ( 3 điểm ) 
 Cho 1 dm3 hỗn hợp các khí oxi , clo , hidroclorua đi qua dd KI dư thu được 3,175 gam chất rắn và còn lại một thể tích khí là 400 cm3 ( thể tích khí đều đo ở ĐKTC ) . Tính thành phần % hỗn hợp khí ban đầu .
 Câu 4 : ( 3 điểm )
Cho 2 ion XY32- và XY42- . Tổng số proton trong XY32- và XY43- lần lượt là 40 và 48 . Xác định 2 ion đó .
Cho 2 oxit của kim loại là MO và MO2 ( peoxit) . Tổng số electron trong MO và MO2 lần lượt là 64 và 72. Xác định CTPT của 2 oxit và cho biết các oxit đó có các loại liên kết gì ? 
Câu 5 : ( 3 điểm ) 
 Chia một lượng kim loại R thành hai phần bằng nhau :
 Phần 1 cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng thu được V1 ( lít ) khí H2 .
 Phần 2 cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc , nóng thu được V2 ( lít) khí SO2 . Các khí đều đo ở cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất . Hãy so sánh V1 và V2.
 Câu 6 : ( 4 điểm )
 Hỗn hợp A gồm 2 kim loại là Fe và M ( hoá trị II ) . Cho 14,52 gam A tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 5,376 lít khí đktc và dung dịch B chứa 2 muối tan
Tính tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch B .
Nếu cho 14,52 gam A tác dụng hết với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc , nóng thì thể tích khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất thu được là bao nhiêu ? Biết trong hỗn hợp A số mol 2 kim loaị bằng nhau .
 ............................//...................................
 Cho : Fe = 56 ; H = 1 ; Cl = 35,5 ; O = 16 ; I = 127 ; Ba = 137 ; Zn = 65 
 Chú ý : Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học .
Trường THPT Đông Thụy Anh
 .................................................. 
 Đề thi HSG hoá 11 . Năm học 2006-2007 
 ( Thời gian làm bài 90 phút )
 Câu 1: ( 3 điểm )
 Cho 6 lít N2 cùng 22 lít H2 đi qua lớp xúc tác Pt nung nóng . Sau phản ứng thu được tổng thể tích hỗn hợp khí là 19,6 lít . Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất . 
Tính hiệu suất phản ứng 
Tính tỷ khối của hỗn hợp khí sau phản ứng so với hidro .
 Câu 2 : ( 3 điểm )
 Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp gồm metan và một hidrocacbon B cần 5 lít oxi thu được 3 lít CO2 .
1.Chứng minh rằng : B thuộc đồng đẳng của metan
2.Cho trong hỗn hợp số mol metan bằng một nửa số mol của B . Xác định công thức phân tử B . ( các thể tích khí đều đo cùng nhiệt độ và áp suất ).
 Câu 3: ( 3 điểm )
 Hỗn hợp A gồm FeCO3 và M2CO3 ( M là kim loại kiềm ) . Cho 31,75 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được dung dịch B và 5,6 lít khí đo ở đktc . 
Tính tổng khối lượng muối khan có trong dung dịch B .
Cho trong hỗn hợp A số mol 2 muối cacbonat bằng nhau , M là kim loại gì
 Câu 4 : ( 4 điểm ) 
 Trong một bình kín có hỗn hợp khí A gồm CH4 , O2 và H2 . Tỷ khối hỗn hợp khí A so với hidro là 11,4 . Bật tia lửa điện đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A rồi làm lạnh bình về O0C thì còn lại 6 gam hỗn hợp B gồm hai khí . Tỷ khối B so với hidro là 20 . Dẫn B đi qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 19,7 gam kết tủa tạo thành . Tính thành phần phần trăm theo thể tích hỗn hợp A và hỗn hợp B .
 Câu 5: ( 4 điểm )
 Cho a gam hỗn hợp X gồm bột Zn cà Cu vào dung dịch H2SO4 loãng , dư thu được 4,48 lít khí . Hoà tan hoàn toàn a gam X trên trong dung dịch HNO3 loãng , dư thấy thoát ra 2,24 lít hỗn hợp A gồm 2 khí không màu trong đó có một khí bị hoá nâu trong không khí . Tỷ khối của A so với hidro bằng 18,5 . Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn , thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn .
Xác định các khí trong A và viết các phương trình phản ứng .
Tính a .
 Câu 6 : ( 3 điểm )
 Cho a gam hỗn hợp A gồm 2 anken qua bình chứa dung dịch brom dư , thấy khối lượng bình brom tăng 2,1 gam . Đốt cháy hoàn toàn a gam A , cần V lít O2 ở điều kiện tiêu chuẩn . Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa . Tính V và m .
 .......................//............................
 Cho : Zn = 65 ; Cu = 64 ; Ca = 40 ; C = 12 ; H = 1 ; O =16 ; Br = 80 ; Ba = 137 ; Fe = 56 .
 Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học .
 Tóm tắt biểu điểm chấm hoá 10 ( thi HSG )
Câu 
Diễn giải
Điểm thành phần
1
 4 điểm
R có p+n+e = 2p +n = 46 , n / 2p = 8 / 15 . Vậy p = 15 ; n = 16 
 Kí hiệu nguyên tử R là 3115 P 
 Q có n = 15 . Kí hiệu nguyên tử Q là 3015 P 
 Q chiếm 4 % còn R chiếm 96 % . Vậy KLNTTB của P là :
 A= ( 31 . 96 + 30 . 4 ) : 100 = 30,96 . 
 + 1 điểm 
 + 1 điểm
 + 1 điểm
+ 1 điểm
2
3 điểm
Gọi số mol O2 là a ; số mol O3 là b . O3 bị phân huỷ theo phương trình : 2O3 .......> 3O2 . 
 Tổng số mol hh ban đầu là ( a+ b ) , sau phản ứng là ( a+ 1,5b) .
 áp suất tăng 10 % tương ứng số mol hh tăng 10 % ta có : ( a+ 1,5b) = ( a+b) + ( a+b). 0,1 . Vậy a = 4b . tỷ khối hh ban đầu so với hidro là : d = ( 32 .4 + 48 ) : 5 . 2 = 17,6 . 
+ 1 điểm 
+ 1 điểm
+ 1 điểm 
3
3 điểm
Hỗn hợp khí qua dd KI , HCl bị hấp thụ , Cl2 phản ứng với KI theo phương trình : Cl2 + KI ......> KCl + I2 . Chất rắn là iot .
 Số mol Cl2 = số mol I2 = 3,175 : 254 = 0,0125 mol . 
 % Cl2 = ( 0,0125 . 22,4 ) . 100% = 28% ; O2 không phản ứng có V = 400 cm3 . Vậ y % O2 = 40 % ; còn lại % HCl = 32 % 
+ 1 điểm 
+ Tính % Cl2 . 1 đ ; % O2 : 0,5đ %HCl : 0,5 điểm .
4
3 điểm
số p = z . Ta có ZX + 3ZY = 40 và ZX + 4ZY = 48 . Vậ y ZX = 16 ; ZY = 8 . X là S còn Y là O . Công thức 2 oxit là SO32- và SO42- 
Số e = z . Ta có ZM + ZO = 64 ; ZM + 2 ZO =72. Vậ y ZM = 56 , ZO = 8 . M là Ba . Công thức 2 oxit là BaO và BaO2 ,
 BaO là liên kết ion ; còn BaO2 gồm liên kết Ba-O là liên kết ion ; O-O là liên kết cộng hoá trị không phân cực . 
+ 1 điểm 
+ 1 điểm
+ 1 điểm 
5
3 điểm
Có 2 trường hợp với R 
 TH 1 : R có hoá trị không đổi . Viết 2 phương trình hoá học 
 2 R +n H2SO4 loãng .......> R2(SO4)n + n H2 
 2R + 2n H2SO4 đặc .........> R2(SO4)n + n SO2 + 2n H2O 
 Ta thấy số mol H2 = số mol SO2 . Vậ y V1 = V2 .
 TH 2 : R có hoá trị thay đổi . R có hoá trị là n , m . n < m .
 2 R +n H2SO4 loãng .........> R2(SO4)n + n H2 
 2R + 2m H2SO4 đặc ..........> R2(SO4)m + m SO2 + 2m H2O
 a là số mol R thì số mol H2 = n.a / 2 ; còn số mol SO2 = m.a / 2 .
 m.a/2 > n.a/2 . Vậy V1 < V2 . 
+ Viết 2 pt : 1 điểm .
 + V1 = V2 . 0,5 điểm .
+ Viết 2 pt : 1 điểm .
+ V1 < V2 . 0,5 điểm 
6
4 điểm 
Khi tác dụng HCl , Fe hoá trị II . Kí hiệu chung 2 kim loại là X 
 Ptr : X + HCl ........> XCl2 + H2 . 
 Số mol H2 = 5,376 / 22,4 = 0,24 mol . số mol HCl phản ứng = 0,48 mol , số mol Cl- tạo muối = 0,48 mol . Tổng khối lượng các muối = 14,52 + 0,48 . 35,5 = 31,56 gam .
 Số mol Fe = Số mol M = 0,12 mol . M là Zn . Viết 2 phương trình hh 
 2 Fe + 6 H2SO4 đ ........> Fe2(SO4)3 + 3 SO2 + 6 H2O 
 Zn + 2 H2SO4 đ ..........> ZnSO4 + SO2 + H2O 
 Từ đó tính được số mol SO2 = 3/2 . 0,12 + 0,12 = 0,3 mol 
 V = 0,3 .22,4 = 6,72 lít .
+ pt : 1 điểm
+ tính m . 1 điểm
+ 2 pt : 1 điểm 
+ tính V . 1 điểm
 Tóm tắt biểu điểm chấm hoá 11( thi HSG )
Câu 
Diễn giải
Điểm thành phần
1
3 điểm
Phản ứng : N2 + 3H2 2NH3 
Theo lí thuyết H2 dư , hiệu suất tính theo N2 . Gọi x là số lít N2 tham gia pư , theo pt số lít H2 pư là 3x , số lít NH3 thu được là 2 x lít . Sau pư thu được hỗn hợp khí gồm ( 6- x ) lít N2 dư + ( 22 – 3x ) lít H2 dư + 2x lít NH3 tạo ra . Tổng thể tích hỗn hợp là : ( 28 – 2x ) = 19,6 , vậy x = 4,2 lít . H = 4,2 . 100 % : 6 = 70 % . 
 Thay x = 4,2 tìm được : Vnitơ = 1,8 lít , Vhidro = 9,4 lít , V amoniac = 8,4 lít . từ đó tính được tỷ khối hỗn hợp sau pư so với hidro = 5,408163
+ pt : 0,5 đ 
+ tính được thành phần khí sau pư : 1 đ
+ tính được h = 70 % : 0,5 đ
+ Tính được : d = 5,408 : 1 đ 
2
3 điểm
Đặt CTPT B là CxHy , viết 2 pt đốt cháy :gọi số lít CH4 , B tương ứng là a , b . Ta có a + b = 1 ; theo số lít O2 cần = 2a + ( x +y/2) b = 5 và số lít CO2 = a + xb = 3 . Loại ẩn số ta tìm được : y = 2x + 2 . Vậy B thuộc đồng đẳng metan . Với a = b/2 thay vào các pt ta được x = 4 , y = 10 . B là C4H10 .
+ đặt CT B cho 0,5 đ .
+ Viết 2 pt : 1đ
+ CM B là đồng đẳng metan : 1đ.
+ Tìm B : 0,5 đ 
3
3 điểm
Viết 2 pt : Giải bài toán 1 trong 3 cách : BTKL , Tăng giảm khối lượng , ghép ẩn số . Ví dụ : pp BTKL : Theo 2 pt ta có : số mol HCl pư = 2 lần số mol CO2 = 0,5 mol , số mol H2O = 0,25 .
 Tổng khối lượng muối trong B = 31,75 + 0,5.36,5 – 0,25.18 -0,25.44 = 34,5 . Thay số mol 2 muối cacbonat bằng nhau = 0,125 mol từ đó tìm được M là Kali .
+ Viết 2 pt : 1 đ
+ Tính được m = 34,5 gam : 1 đ
+ Tìm được M là kali : 1 đ 
4
4 điểm
Viết được 3 pt : CH4 , H2 + O2 và CO2 + Ba(OH)2 . Số mol CO2 = số mol BaCO3 = 19,7 / 197 = 0,1 mol ( kiềm dư ) . Khối lượng CO2 = 4,4 g . Làm lạnh về O0C , nước chuyển thể rắn . B gồm CO2 và khí X ( O2 dư hoặc H2 dư ) . khối lượng X = 6 – 4,4 = 1,6 g . Số mol B = 6/40= 0,15 mol . Số mol X = 0,15 – 0,1 = 0,05 mol . MX = 1,6 / 0,05 = 32 . Đó là O2 . từ đó tính được % B ( 66,67% CO2 và 33,33 % O2dư ) 
 Tính % A . Từ pt tính được số mol CH4 = số mol CO2 = 0,1 mol , đặt số mol H2 ban đầu là a mol , tính được số mol O2 pư , từ đó tính được số mol O2 ban đầu . Lập KLPTTB hỗn hợp A tính được a = 0,1 , Số mol O2 ban đầu = 0,5 mol . ( % CH4 = % H2 = 14,285 % ; % O2 = 71,43 % ) 
+ Viết được 3 pư : mỗi pư cho 0,5 đ 
+ Tính được B gồm CO2 và O2 dư : 0,5 đ 
+ Tính đúng % B : 1 đ 
+ Tính đúng % A : 1 đ 
5
4 điểm
Viết pư Zn + H2SO4 loãng . Tính được khối lượng Zn = 0,2 .65 = 13 gam . hh khí A gồm 2 khí một khí là NO ( hoá nâu trong KK ) , số mol hh = 0,1 mol , KLPTTB A = 18,5 .2 = 37 . NO có M 37 , khí không màu phù hợp là N2O . Dựa vào hh tính được số mol NO = số mol N2O = 0,05 mol . Từ đó áp dụng BT electron tính được số mol Cu = 0,075 mol . a = 17,8 gam . 
+ pt Zn + H2SO4 cho 0,5 đ 
+ Xác định được NO , N 2 O : 0,5 đ Tính số mol NO và N2O cho : 1 đ 
+ Viết các bán pư : 1đ + Tính được a : 1 đ .
6
3 điểm
Gọi số mol 2 anken là x mol . Viết 3 pư : dùng CT chung . Bình brom tăng là khối lượng 2 anken . Ta có 14nx = 2,1 , nx= 0,15 . Từ đó tính được số mol O2 cần = 0,225 mol và số mol CaCO3 = số mol CO2 = 0,15 mol . V = 5,04 lít ; m = 15 gam . 
+ Viết 3 pư : mỗi pư cho 0,5 đ .
+ m 2 anken: 0,5
+ Tính V, m : 1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2007- Thuỵ Anh.doc