Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học 10 - Năm học 2009 - 2010 - Trường THPT Diễn Châu III

doc 1 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học 10 - Năm học 2009 - 2010 - Trường THPT Diễn Châu III", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học 10 - Năm học 2009 - 2010 - Trường THPT Diễn Châu III
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU III
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
MÔN HÓA HỌC 10 - NĂM HỌC 2009-2010
Thời gian làm bài 120 phút.
Câu 1. (4.5 điểm)Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây và cho biết trong từng phản ứng, nước đóng vai trò gì? (Chất khử, chất oxihóa, vừa là chất khử vừa là chất oxihóa hay không phải chất khử cũng không phải chất oxihóa).
Al + H2O + NaOH →
F2 + H2O →
NaH + H2O →
Na + H2O →
SO2 + Br2 + H2O →
Na2O2 + H2O →
Câu 2. (4 điểm)Các nguyên tố A, B, X thuộc 3 chu kì liên tiếp và ở cùng 1 nhóm trong bảng tuần hoàn với số hiệu nguyên tử ZA > ZB > ZX và tổng ZA + ZB = 50.
Xác định các nguyên tố A, B, X và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
Hãy nêu và giải thích các hóa trị có thể có của B. X có được những hóa trị như B không? Vì sao?
(Cho biết số hiệu nguyên tử F=9, Cl=19, Br=35, I=53, O=8, S=16, Se=34, Te=52, N=7, P=15, As=33, C=6, Si=14, Ge=32, Be=4, Mg=12, Ca=20, Sr=38, Li=3, Na=11, K=19, Rb=37)
Câu 3. (3 điểm)Cho các nguyên tử và ion sau:
Cr (Z=24); Cr3+; Fe (Z=26); Fe3+; K(Z=19); K+; Cu (Z=29)
Hãy sắp xếp chúng theo chiều tăng dần số e độc thân. Giải thích?
Câu 4. (4 điểm)Viết phương trình phản ứng mô tả các thí nghiệm sau:
Sục khí H2S vào dung dịch chứa CuSO4.
Cho clorua vôi tác dụng dung dịch HCl.
Để đồ vật bằng Ag ngoài không khí bị ô nhiễm bởi khí H2S.
Để hở bình đựng dung dịch HBr một thời gian.
Cho NaHSO3 tác dụng dung dịch Ba(OH)2 dư.
Muối KBr tác dụng dung dịch KMnO4 trong dung dịch H2SO4(l)
Al2O3 tan trong dung dịch KHSO4.
Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào đường kính (đường saccarozơ), đun nhẹ.
Câu 5. (4.5 điểm)
Hòa tan hoàn toàn m(g) hỗn hợp A gồm Fe và kim loại X (hóa trị không đổi) trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 (l) khí (đktc) và dung dịch chứa 4,575g muối khan. Tính m.
Hòa tan hết cùng một lượng hỗn hợp A (ở phần A) trong dung dịch chứa hỗn hợp HNO3(đ) và H2SO4 ở nhiệt độ thích hợp thì thu được 1,8816(l) hỗn hợp hai khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 25,25. Xác định X.
(Cho biết nguyên tử khối Mg=24, Al=27, Cu=64, Fe=56, Zn=65, Cl=35,5; S=32, O=16, H=1, N=14)
Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn.
------------------------------Hết------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2010- Diễn Châu - Nghệ An.doc