Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Giáo dục công dân lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Sở GD & ĐT Long An

pdf 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Giáo dục công dân lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Sở GD & ĐT Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Giáo dục công dân lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Sở GD & ĐT Long An
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
LONG AN 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH 
MÔN THI : GIÁO DỤC CÔNG DÂN. 
NGÀY THI: 11/4/2012 
THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) 
Câu1: ( 3 điểm) 
 a. Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay đã ban hành mấy hiến pháp? Thời gian và bối cảnh ra đời 
của từng hiến pháp? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành và sửa đổi hiến pháp? Hiến pháp năm 
1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? 
 b. Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Hãy giải thích bản chất 
của nhà nước ta? 
Câu 2: ( 3 điểm) 
 Theo em mục đích học tập đúng nhất của mỗi người là gì? Để thực hiện được mục đích đó 
em phải làm gì? Nêu một câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về học tập? 
 Tình huống: 
 Nam là một học sinh chăm ngoan nhưng nhà rất nghèo, sau Nam còn có hai em. Đang học lớp 
6 thì mẹ mất, còn bố thì đau ốm luôn, Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố nuôi 
các em. 
 Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào? 
Câu 3: ( 4 điểm) 
 a. Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu 
công nghiệp - hóa hiện đại hóa đất nước? 
 b. Trong thanh niên học sinh thường có quan niệm “Được đến đâu thì hay đến đó”, “Nước đến 
chân mới nhảy”. Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao? 
 Tình huống: 
 Để tranh thủ thời gian trong giờ học, Hà thường mang bài tập của môn khác ra làm. Có bạn 
khen đó là cách làm việc hay, vừa có năng suất, vừa có chất lượng lại hiệu quả và đã làm theo Hà. 
 a. Hãy nêu suy nghĩ của em về cách làm trên? 
 b. Theo em việc tích cực đổi mới phương pháp học tập có phải là biểu hiện của làm việc có 
năng suất, chất lượng, hiệu quả không? Vì sao? 
Câu 4: ( 4 điểm) 
 Hợp tác là gì? Trong cuộc sống, hợp tác có lợi như thế nào? Trong giờ kiểm tra, do ngồi cạnh 
nhau nên Tí và Tèo đã giúp đỡ, hỗ trợ nhau hết mình để hoàn thành đề bài. Theo em, điều đó có 
được coi là hợp tác hay không? Tại sao? 
Câu 5: ( 3 điểm) 
 a.Có người cho rằng: “Việc gây ra ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là trách nhiệm của 
các ngành sản xuất công nghiệp, giao thông. Còn người nông dân chỉ trồng trọt và chăn nuôi 
thì làm sao có thể gây ô nhiễm môi trường được.” . Theo em, nhận định này đúng hay sai? Tại sao? 
 b. Là học sinh trung học cơ sở, hiện tại em có thể làm những công việc gì để góp phần tham gia 
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường? 
Câu 6: ( 3 điểm) 
 Bàn về trách nhiệm của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, người xưa có 
câu:“ Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Em có đồng tình với điều đó không? Tại sao? 
* Ghi chú: - Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu. 
 - Giám thị không giải thích gì thêm. 
--- Hết --- 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
LONG AN 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH 
MÔN THI : GIÁO DỤC CÔNG DÂN. 
NGÀY THI: 11/4/2012 
THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) 
HƯỚNG DẪN CHẤM . 
Câu1: ( 3 điểm) 
a. Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay đã ban hành 4 hiến pháp.(0,25đ) 
 -Hiến pháp năm 1946: sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước 
ban hành Hiến pháp của cách mạng dân tộc, dân chủ và nhân dân. (0,25đ) 
 -Hiến pháp năm 1959: Hiến pháp của thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc 
và đấu tranh thống nhất nước nhà. (0,25đ) 
 -Hiến pháp năm 1980: Hiến pháp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm 
vi cả nước. (0,25đ) 
 -Hiến pháp năm 1992: Hiến pháp của thời kì đổi mới. (0,25đ) 
*Quốc hội là cơ quan có quyền ban hành Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. (0,25đ) 
 -Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 12 chương, 
147 điều. (0,25đ) 
b.Bản chất : nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. (0,5đ) 
 *Giải thích: Học sinh nêu ra các ý có nội dung hoặc tương đương sau: 
 Nhà nước của dân: Nhà nước ta được thành lập là thành quả cách mạng của 
nhân dân ta. (0,25đ) 
 Nhà nước do dân : Trong mọi hoàn cảnh nhân dân ta luôn chăm lo xây dựng và 
củng cố nhà nước của mình, mọi hoạt động của nhà nước là do có sự đóng góp của 
nhân dân. (0,25đ) 
 Nhà nước vì dân: Mọi hoạt động của nhà nước ta luôn chăm lo xây dựng đời 
sống mới của nhân dân. (0,25đ) 
Câu 2: ( 3 điểm) 
a. Theo em mục đích học tập đúng nhất của mỗi người là: 
 -Mục đích trước mắt của học sinh là cố gắng học tập để trở thành con người phát 
triển toàn diện.(0,5đ) 
 -Thành con ngoan trò giỏi, người hữu ích cho gia đình, xã hội, tương lai sẽ trở 
thành công dân tốt, người lao động tốt góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (0,5đ) 
*Để thực hiện được mục đích đó em phải : 
 Học sinh nêu ra các ý có nội dung hoặc tương đương sau: 
 -Học sinh phải cố gắng nắm vững kiến thức các môn học trên lớp, không coi nhẹ 
môn nào, không học lệch. (0,25đ) 
 -Học sinh cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà thầy cô giáo yêu cầu như chuẩn 
bị các phương tiện đồ dùng học tập, làm bài tập, đọc các tài liệu tham 
khảo..(0,25đ) 
 -Ngoài học văn hóa, học sinh cần tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện các 
phẩm chất đạo đức, các kĩ năng..(0,25đ) 
*Câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về học tập: 
 -Ví dụ:“Học, học nữa, học mãi “ (Lê-nin), .. (0,25đ) 
 Tình huống: 
-Trong hoàn cảnh đó em chấp nhận nghỉ học để có thời gian lao động giúp bố và 
nuôi các em. (0,5đ) 
-Em sẽ tự học vào những lúc rãnh rỗi. Ban ngày đi lao động kiếm sống, ban đêm em 
sẽ theo học ở các lớp học tình thương để tiếp tục việc học tập của mình. (0,5đ) 
*Lưu ý : Nếu học sinh không trả lời theo như đáp án nêu ra mà có phương án khác 
hợp lí thì vẫn được hưởng trọn điểm. 
Câu 3: ( 4 điểm) 
a. Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện 
mục tiêu công nghiệp - hóa hiện đại hóa đất nước, bởi vì: 
Học sinh nêu ra các ý có nội dung hoặc tương đương sau: 
 -Thế hệ thanh niên ngày nay được sống và học tập trong một điều kiện thuận lợi 
hơn thế hệ cha anh. (0,25đ) 
 -Họ là những người năng động, sáng tạo và tự tin. (0,25đ) 
 -Họ có lí tưởng sống cao đẹp, có đầy nhiệt huyết và hào khí của tuổi trẻ.(0,25đ) 
 -Họ được học tập và rèn luyện trong những môi trường thuận lợi hơn, được gia 
đình, xã hội và nhà nước quan tâm. (0,25đ) 
 -Họ có điều kiện để tiếp cận với những nguồn tri thức tiên tiến hơn. (0,25đ) 
*Trong thanh niên học sinh thường có quan niệm “Được đến đâu thì hay đến 
đó.”, “Nước đến chân mới nhảy”. 
 -Em không đồng tình với quan niệm đó vì: (0,25đ) 
 -Làm việc gì muốn đạt đến kết quả cao thì phải có mục đích, kế hoạch, làm việc 
phải khoa học, chủ động trong công việc mới có hiệu quả. (0,5đ) 
 -Còn làm việc mà bị động, không có kế hoạch, thiếu kĩ thuật, thiếu khoa học thì 
công việc sẽ trì trệ, không có hiệu quả được. (0,5đ) 
Tình huống: 
 a /-Em không tán thành cách làm của Hà. (0,25đ) 
Học sinh nêu ra các ý có nội dung hoặc tương đương sau: 
 -Vì làm việc gì cũng phải chú ý đến 3 mặt là năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nếu 
chỉ quan tâm đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì không 
đạt yêu cầu của công việc, sản phẩm làm ra tuy nhiều nhưng không sử dụng được. 
(0,25đ) 
 -Việc làm của Hà tưởng như tiết kiệm được thời gian làm được nhiều việc nhưng 
thực ra không có chất lượng hiệu quả vì Hà không nghe giảng được do đó không 
hiểu bài ảnh hưởng đến kết quả học tập. (0,25đ) 
 -Việc làm đó thể hiện sự thiếu tôn trọng giáo viên trong giờ dạy đó. (0,25đ) 
 b/ Theo em việc tích cực đổi mới phương pháp học tập là biểu hiện của làm việc có 
năng suất, chất lượng, hiệu quả. (0,25đ) 
 -Vì cải tiến đổi mới phương pháp học tập giúp chúng ta đỡ tốn thời gian học mà 
hiểu bài sâu, nắm vững kiến thức, kĩ năng.kết quả học tập cao. (0,25đ) 
Câu 4: ( 4 điểm) 
* Khái niệm hợp tác: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau 
trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.(0,5đ) 
* Ý nghĩa của hợp tác: 
Học sinh nêu được các ý có nội dung hoặc tương đương sau: 
- Hợp tác giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau. (0,5đ) 
- Hợp tác tạo nên sức mạnh trong công việc. (0,5đ) 
- Hợp tác đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong công việc. (0,5đ) 
* Tình hống : 
Học sinh nêu được các ý có nội dung hoặc tương đương sau: 
- Việc làm của Tí và Tèo không thể coi là hợp tác. (0,5đ) 
- Việc làm trên không phải vì mục đích chung mà vì mục đích cá nhân. (0,5đ) 
- Việc làm trên làm tổn hại đến lợi ích của người khác ( những bạn làm bài nghiêm 
túc ). (0,5đ) 
- Việc làm trên là vi phạm nội quy. (0,5đ) 
Câu 5: ( 3 điểm) 
a. Nhận xét: 
Học sinh nêu được các ý có nội dung hoặc tương đương sau: 
- Ý kiến trên là sai ( không đúng ). (0,5đ) 
- Ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp có ít hơn các ngành kể trên nhưng 
không có nghĩa là không có. (0,25đ) 
* Giải thích: 
- Người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi 
trường. (0,5đ ) 
- Chất thải trong chăn nuôi cũng là tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường. 
(0,5đ) 
Lưu ý: ở phần giải thích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông 
nghiệp, nếu học sinh chưa đủ 1 điểm theo hướng dẫn chấm này mà có nêu các ý khác 
đúng thí mỗi ý thêm 0,25đ. 
* Trách nhiệm của học sinh: 
Học sinh nêu được các ý có nội dung hoặc tương đương sau: 
- Chấp hành đúng các quy định về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 
(0,25đ) 
- Sử dụng tiết kiệm năng lượng và các tài nguyên thiên nhiên. (0,25đ) 
- Tham gia các hoạt động về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. (0,25đ) 
- Tham gia tuyên truyền, vận động mọi cùng người thực hiện. (0,25đ) 
- Lên án, tố cáo các hành vi xâm hại đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 
(0,25đ) 
Câu 6: ( 3 điểm) 
Nhận xét quan niệm:“ Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. 
Học sinh nêu được các ý có nội dung hoặc tương đương sau: 
- Quan niệm trên là sai ( không phù hợp với xã hội hiện nay ) (0,5đ) 
- Quan niệm trên cho rằng phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính trong việc làm 
cho con cái hư hỏng. (0,5đ) 
- Quan niệm trên phủ nhận vai trò của người của người đàn ông trong gia đình trong 
việc giáo dục con cái. (0,5đ) 
- Trong xã hội hiện nay, vợ chồng có nghĩa vụ, quyền hạn, quyền lợi ngang nhau. 
(0,5đ) 
- Nuôi dưỡng vá giáo dục con cháu là trách nhiệm chung của cả vợ lẫn chồng,( cả 
ông và bà ) (0,5đ) 
- Nhà trường và xã hội cũng có vai trò quan trọng trong giáo dục nhân cách con 
người. (0,5đ 
HẾT 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE_THI_HSG.pdf