Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2012 - 2013 môn thi: Giáo dục công dân

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1407Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2012 - 2013 môn thi: Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2012 - 2013 môn thi: Giáo dục công dân
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HOÁ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Ngày thi: 26/11/2012
Thời gian làm bài: 150 phút 
 §Ò thi nµy cã 06 c©u, gåm 01 trang
Câu 1.(2,0 điểm)
 Điền vào chỗ chấm (...) để hoàn chỉnh nội dung điều luật sau:(Luật giao thông đường bộ 2010)
Điều 32. 
2. Người đi bộ chỉ được .........ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
4. Người đi bộ không được .......giải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác....... phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện.........
Câu 2. (4,0 điểm)
Trình bày đặc điểm, bản chất, vai trò của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Bằng kiến thức đã học em hãy cho biết vì sao xã hội cần có pháp luật? Là công dân học sinh em cần làm gì để thực hiện tốt Hiến pháp và pháp luật?
Câu 3.(5,0 điểm). 
Vì sao cần phải hợp tác quốc tế? Đảng và Nhà nước ta có chính sách như thế nào về hợp tác quốc tế? Công dân học sinh cần phải làm gì để góp phần hợp tác quốc tế?
Câu 4. (3,0 điểm) 
Di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào? Nêu những quy định của pháp luật nước ta về bảo vệ di sản văn hóa ?
Câu 5.(3,0 điểm) 
Quyền sở hữu tài sản là gì? Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác như thế nào? Trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân?
Câu 6. (3,0 điểm)
Tình huống:
Bà Nga ở tầng ba khu tập thể H, nhưng đã sử dụng khoảnh đất trống(dành cho trẻ em vui chơi) của khu tập thể H để trồng rau, nuôi gà tăng thu nhập cho gia đình.
Hỏi: - Việc làm của bà Nga là đúng hay sai? Vì sao?
 - Khu tập thể H cần phải làm gì để lấy lại khoảnh đất đó? 
 HÕt
Hä tªn thÝ sinh:................................................ Ch÷ kÝ cña gi¸m thÞ:1....................
Sè b¸o danh:................. Ch÷ kÝ cña gi¸m thÞ 2:...................
Gi¸m thÞ kh«ng gi¶i thÝch g× thªm
ThÝ sinh kh«ng ®­îc sö dông tµi liÖu.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HOÁ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2012-2013
MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 H­íng dÉn chÊm nµy cã 03 trang
Câu 1. (2 điểm) HS điền lần lượt các cụm từ sau: (Mỗi ý đúng cho 0.5đ) 
 qua đường; vượt qua; vật cồng kềnh; tham gia giao thông
Câu 2. (4 điểm) Học sinh nêu được các ý cơ bản sau:
- Đặc điểm: (0,75đ)
+ Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến
+ Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.
+ Tính bắt buộc(tính cưỡng chế ): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định của pháp luật.
- Bản chất của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (0.5đ)
+ Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam 
+ Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các mặt của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị ,văn hóa, giáo dục) 
- Vai trò của pháp luật (0.5đ)
+ Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội 
+ Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là phương tiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.
- Xã hội cần có pháp luật: (1.5đ)
+ Để xã hội tồn tại và phát triển bình thường thì cần phải có những quy định của pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống 
+ Nhà nước dùng pháp luật để đảm bảo sao cho mọi hoạt động của công dân trong xã hội diễn ra trong vòng trật tự để bất cứ ai vi phạm pháp luật đều bị xử lí nghiêm minh
+ Pháp luật là công cụ, là phương tiện để quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội; giữ vững an ninh chính trị ...
 	Như vậy xã hội cần có pháp luật để quản lí xã hội – Nếu không có pháp luật xã hội sẽ bị rối loạn, tính mạng người dân sẽ bị đe dọa xã hội sẽ không ổn định và phát triển. (0.25đ)
- Trách nhiệm của công dân học sinh: Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phải giữ gìn bí mật quôc gia, chấp hành những nguyên tắc sinh hoạt cộng đồng; chấp hành nghiêm túc những nội quy, quy định của nhà trường (0,5 điểm)
Câu 3.(5 điểm) HS nêu được các ý cơ bản sau:
- Ý nghĩa :
+ Hiện nay trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại như vấn đề môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh hiểm nghèo, khủng bố,...mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nên cần phải hợp tác quốc tế (1đ)
+ Hợp tác quốc tế giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển (0.25đ)
+ Vì mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại (0.25đ)
- Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới (1đ)
Nguyên tắc: 1đ)
+ Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
+ Bình đẳng, cùng có lợi
+ Giải quyết bất đồng tranh chấp bằng thương lượng, hòa bình
+ Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép áp đặt, cường quyền 
- Nước ta đã và đang hợp tác có hiệu quả với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế... (0.5đ)
- Công dân học sinh cần: (1đ)
+ Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội 
+ Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của Việt Nam
+ Có thái độ đoàn kết hữu nghị với người nước ngoài và giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam trong giao tiếp
+ Tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân 
Câu 4.(3 điểm) Học sinh nêu được các ý cơ bản sau:
* Ý nghĩa :
+ Đối với sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam: Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực, các thế hệ sau có thể tiếp thu, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đó để phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc ( 0.75đ)
+ Đối với thế giới: Di sản văn hóa của Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Một số di sản văn hóa của Việt Nam được công nhận là di sản văn hóa thế giới để được tôn vinh, giữ gìn như những tài sản quý giá của nhân loại (0.75đ) 
* Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa :
+ Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa (0.25đ)
+ Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa (0.25đ)
+ Nghiêm cấm các hành vi : (1 đ)
Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa 
Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa 
Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh 
Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài 
Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật
Câu 5. (3 điểm) HS nêu được :
- Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình (0,25 điểm) 
Quyền sở hữu tài sản bao gồm:
+ Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản (0,25 điểm)
+ Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó (0,25 điểm)
+ Quyền định đoạt: Là quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng cho, để lại thừa kế, ... (0,25 điểm)
- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ quyền sở hữu của người khác (1,0 điểm)
+ Không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể và của nhà nước. 
+ Nhặt được của rơi phải trả cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí theo quy định của pháp luật
+ Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn.
+ Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu, nếu làm hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản. Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật
- Trách nhiệm của Nhà nước: 
+ Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản vi phạm pháp luật quyền sở hữu của công dân. (0,25 điểm)
+ Quy định các biện pháp và hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tùy theo mức độ, tính chất vụ việc; quy định trách nhiệm và cách thức bồi thường dân sự đối với những hành vi gây thiệt hại, mất mát do vay, mượn, thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác. (0,5 điểm)
+ Tuyên truyền giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác. (0,25 điểm)
Câu 6. (3 điểm) 
HS có thể diễn đạt những cách khác nhau nhưng phải bảo đảm các ý cơ bản sau:
- Việc làm của bà Nga là sai. (0.5đ) 
- Bà Nga không có quyền sử dụng khoảnh đất đó vì khoảnh đất đó không thuộc quyền sở hữu của bà Nga (1đ)
- Khu tập thể H đề nghị bà Nga thôi không trồng cây và nuôi gà nữa để trả lại khoảnh đất đó cho trẻ em vui chơi. (0.5đ)
- Nếu bà Nga không chấp thuận thì tập thể khu tập thể H sẽ tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bà Nga đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật (1đ)
( Hết)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THi_HSG_9.doc