PHÒNG GD& ĐT HUYỆN THƯỜNG XUÂN TRƯỜNG PTDT BT THCS BÁT MỌT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Lịch sử . Lớp 9 Thời gian: 120 phút Người thực hiện: Lưu Trọng Khoa Phần lịch sử Thế giới: ( 6 điểm) Câu 1: (2,5đ) Bằng kiến thức đã học , chứng minh: sau chiến tranh thế giới thứ hai , Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới tư bản trong giai đoạn 1945-1950. Vì sao ? Câu 3: (3,5đ) Trình bày sự chuyển biến của tình hình thế giới sau khi “Chiến tranh lạnh” kết thúc- Xu thế hiện nay của thế giới? Bước vào thế kỉ XXI Việt Nam đứng trước thời cơ và thách thức gì? Phần lịch sử Việt Nam: (14 điểm) Câu 1: (3đ) Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp , xã hộ Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào? Nêu thái độ chính trị của từng giai cấp , tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc? Câu 2 (4đ) Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với các nhà cách mạng tiền bối( 1911-1926)? Câu 3 :(4đ) Lệnh tổng khởi nghĩa Tháng tám năm 1945 được ban bố trong hoàn cảnh lịch sử nào? Vì sao nói đây là thời cơ “ ngàn năm có một”? Câu 4 :(3đ) Đánh giá của em về phong trào Cần Vương? Các cuộc khởi tiêu biểu ở Thanh Hóa trong phong trào Cần Vương? ĐẤP ÁN Câu Nội dung Điểm I. Phần lịch sử thế giới 1 - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản : + Trong những năm 1945 – 1950, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới ( 56,47 % - 1948). + Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. + Nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng của thế giới, là chủ nợ duy nhất trên thế giới. + Về quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất trong thế giới tư bản và độc quyền vũ khí hạt nhân. - Nguyên nhân: + Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động sáng tạo. + Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu được 114 tỉ USD nhờ buôn bán vũ khí. + Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. + Đất nước hòa bình, được yên ổn phát triển sản xuất. (1,5đ) (1đ) 2 + Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế. + Trật tự thế giới mới đang hình thành: đa cực, nhiều trung tâm. + Hầu hết các nước đang điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. + Nhưng ở nhiều khu vực (châu Phi, Tây Á) lại xẩy ra xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển . - Cơ hội và thách thức với Việt Nam: + Cơ hội: Môi trường hòa bình, ổn định để mở cửa, hợp tác. Có cơ hội tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa. + Thách thức: Sự cạnh tranh quyết liệt của nước lớn. Quan hệ quốc tế còn nhiều bất bình đẳng. Âm mưu chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước. (2đ) (1,5đ) II. Phần lịch sử Việt Nam 1 - Giai cấp địa chủ: Số lượng ngày càng đông, làm tay sai cho thực dân Pháp, câu kết chặt chẽ với Pháp bóc lột nông dân. Là đối tượng của cách mạng. - Giai cấp nông dân: Số lượng đông đảo, chịu 2 tầng áp bức bóc lột của thực dân và phong kiến. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh chống địa chủ phong kiến và thực dân. - Tầng lớp tư sản: mới xuất hiện cùng với sự ra đời của các đô thị ở Việt Nam vào cuối TK XIX. Họ bị tư sản Pháp chèn ép nhưng chưa dám tỏ thái độ đấu tranh mà chỉ muốn có những thay đổi nhỏ để dễ làm ăn - Tầng lớp tiểu tư sản: thành phần đông đảo gồm chủ xưởng thủ công nhỏ, chủ các cửa hàng buôn bán nhỏ, viên chức, học sinh, sinh viênCuộc sống bấp bênh. Họ tích cực tham gia các phong trào yêu nước cuối TK XIX.( - Tầng lớp công nhân: Xuất thân từ nông dân, họ bị thực dân và phong kiến bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ (3đ) 2 - Con đường cứu nước của các nhà cách mạng tiền bối: + Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp giành độc lập dân tộc. + Phan Chu Trinh mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới – dựa vào Pháp để đánh Pháp. - Nguyễn Ái Quốc: + Lựa chọn con đường đi sang phương Tây nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái. + Tháng 7 năm 1920, Người đọc Sơ thảo luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa tìm thấy con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam là con đường của Cách mạng Vô sản. + Tháng 12 năm 1920 Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Người. + Tại Pháp: Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo “ Người cùng khổ”, viết bài cho báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên được bí mật chuyển về Việt Nam. + Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục nghiên cứu và truyền bá lý luận mới về Việt Nam (2đ) (2đ) 3 - Chiến tranh thế giới thứ hai ở giai đoạn cuối: Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện ( tháng 8/1945). Ở trong nước quân Nhật hoang mang, dao động cực độ. - Ngay khi nghe tin chính phủ Nhật đầu hàng, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy. - Đảng ta họp hội nghị toàn quốc ( ngày 14 và 15 tháng 8 năm 1945) ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền . - Tiếp đó Đại hội Quốc dân Tân Trào ( 16/08/1945) tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng, lập uỷ ban giải phóng dân tộc * Giải thích: - Nói đây là thời cơ “ngàn năm có một” cho nhân dân ta giành lại độc lập vì: Nhật và tay sai hoàn toàn tê liệt, quân Đồng minh chưa kịp vào Đông Dương, ta phải nhanh chóng chớp thời cơ giành chính quyền từ tay Nhật, sau đó trên cương vị người chủ nước nhà để tiếp quân Đồng minh, nếu hành động chậm trể, quân Đồng minh kéo vào thì thời cơ không còn nữa . - Những yếu tố thuận lợi trên cùng hội tụ tạo nên thời cơ “ ngàn năm có một”. (3đ) (1đ) 4 * Ưu điểm : - Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ và giúp đỡ của đông đảo quần chúng nhân dân - Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh. * Hạn chế: - Chưa liên kết, tập hợp được lực lượng và sức mạnh dân tộc trên quy mô rộng để tạo thành phong trào trong toàn quốc - Phong trào nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa có sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa, thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến ( đào hào, đắp luỹ, xây dựng căn cứ cố định) * Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của trong PT Cần Vương - Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) tại Nga Sơn ( Thanh Hoá) do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo. - Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1885-1887) tại dãy núi Đa Bút (Huyện Vĩnh Lộc) do Tống Duy Tân lãnh đạo. - Phong trào chống Pháp của đồng bào các dân tộc miền núi cuối thế kỷ XIX do Hà Văn Mao và Cầm Bá Thước lãnh đạo. (1đ) (1đ) (1đ) Tổng 20
Tài liệu đính kèm: