Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn: Hóa học 9 thời gian: 150 phút

pdf 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1161Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn: Hóa học 9 thời gian: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn: Hóa học 9 thời gian: 150 phút
TaiLieu.VN Page 1 
ĐỀ SỐ 01 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
MÔN: HÓA HỌC 9 
Thời gian: 150 phút 
 Câu 1: (2,5đ) 
a/ Có 5 chất rắn: BaCl2 , Na2SO4 , CaCO3 , Na2CO3 , CaSO4.2H2O đựng trong 5 lọ 
riêng biệt. Hãy tự chọn 2 chất dùng làm thuốc thử để nhận biết các chất rắn đựng 
trong mỗi lọ. (1đ) 
 b/ Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp 
gồm Mg, Al, Fe, Cu. (1,5đ) 
Câu 2: (2,5đ) 
 2.1/ Hòa tan hoàn toàn 10,2 gam một oxit kim loại hóa trị III cần 331,8 gam 
dung dịch H2SO4 vừa đủ. Dung dịch muối sau phản ứng có nồng độ 10%. Xác 
định công thức phân tử oxit kim loại? 
 2.2/ Để hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm một kim loại hóa trị (II) và một 
kim loại hóa trị (III) phải dùng 170 ml dung dịch HCl 2M 
a. Cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan? 
b. Tính thể tích khí H2 thu được sau phản ứng (ở đktc) 
Câu 3: (2đ) 
Cho 4,15 gam hỗn hợp Fe, Al phản ứng với 200ml dung dịch CuSO4 
0,525M. Khuấy kĩ hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem lọc kết tủa (A) 
gồm hai kim loại nặng 7,84 gam và dung dịch nước lọc (B). Để hòa tan kết tủa 
TaiLieu.VN Page 2 
(A) cần ít nhất bao nhiêu mililit dung dịch HNO3 2M, biết phản ứng tạo NO? 
 Câu 4: (2 điểm) 
 Hoà tan muối nitrat của một kim loại hoá trị II vào nước được 200ml dung 
dịch (A). Cho vào dung dịch (A) 200ml dung dịch K3PO4, phản ứng xảy ra vừa 
đủ, thu được kết tủa (B) và dung dịch (C). Khối lượng kết tủa (B) và khối lượng 
muối nitrat trong dung dịch (A) khác nhau 3,64 g. 
a/ Tìm nồng độ mol của dung dịch (A) và (C), giả thiết thể tích dung dịch 
không thay đổi do pha trộn và thể tích kết tủa không đáng kể. 
b/ Cho dung dịch NaOH (lấy dư) vào 100 ml dung dịch A thu được kết tủa 
(D), lọc lấy kết tủa (D) rồi đem nung đến khối lượng không đổi cân được 2,4 g 
chất rắn. Xác định kim loại trong muối nitrat. 
Câu 5: (1đ) 
Người ta dùng 200 tấn quặng có hàm lượng Fe2O3 là 30% để luyện gang. Loại 
gang này chứa 96% Fe. Tính lượng gang thu được. Biết hiệu suất của quá trình 
sản xuất là 96%. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_hsg_hoa_9.pdf