Đề thi học sinh giỏi cấp huyện bậc THCS - Năm học 2015 - 2016 môn: Hóa Học

doc 6 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1007Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện bậc THCS - Năm học 2015 - 2016 môn: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện bậc THCS - Năm học 2015 - 2016 môn: Hóa Học
UBND HUYỆN TU MƠ RÔNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ 01
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
BẬC THCS - NĂM HỌC 2015-2016
Môn: HÓA HỌC
Lớp : 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
 ĐỀ BÀI:
 Câu 2:(1đ) Thế nào là phản ứng hóa hợp? Phản ứng thế? Với mỗi phản ứng cho 1 ví dụ minh họa.
 Câu 2: (1đ) Thế nào là nồng độ phần trăm, nồng độ mol của dung dịch? Viết công thức tính.
 Câu 3:(1,5 điểm) Trình bày tính chất hóa học của bazơ? Mỗi tính chất cho một ví dụ minh họa.
 Câu 4: (2 điểm) Viết các PTHH biểu diễn chuyển hóa theo sơ đồ sau:
 S (k) SO2(k) SO3 (k) Na2SO4 (dd) BaSO4 (r)
 Câu 5: ( 1,5 điểm). Có 3 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn màu trắng là CaCO3,CaO và P2O5. Hãy nêu cách nhận biết mỗi chất trên bằng phương pháp hóa học. Viết các PTHH.
 Câu 6: (3đ) Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí (đktc)
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng?
c) Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng?
 ------------------- Hết -----------------
 (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
UBND HUYỆN TU MƠ RÔNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ 01
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
BẬC THCS - NĂM HỌC 2015-2016
Môn: HÓA HỌC
Lớp : 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
 PHẦN ĐÁP ÁN
Câu
Trả lời
Điểm
1
(1đ)
 + Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới ( sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
 Ví dụ: 4P + 5O2 to 2P2O5 
 + Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất
 Ví dụ: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
(1đ)
 +Nồng độ phần trăm là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
 Công thức tính: mct 
 C% = x 100% 
 mdd 
 + Nồng độ mol là số mol chất tan có trong một lít dung dịch.
 Công thức tính: 
 CM = (mol/l) 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
3
(1,5đ)
 Tính chất hóa học của ba zơ:
 +Với chất chỉ thị màu: Dung dịch ba zơ
 - Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
 - Phenolptalein không màu chuyển sang màu hồng. 
 +Với oxit axit: Dung dịch ba zơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước 3Ca(OH)2 (d d) + P2O5 (r) Ca3(PO4)2 (r) + 3H2O (l) 
 +Với a xít: Ba zơ tan và ba zơ không tan đều tác dụng với a xít tạo thành muối và nước. 
 KOH(r) + HCl (dd) KCl (dd) + H2O (l) 
 Cu(OH)2 (r) + 2HNO3 (dd) Cu(NO3)2 (d d) + 2H2O (l) 
+Ba zơ không tan bị nhiệt phân hủy: Ba zơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành o xit và nước. 
 Zn(OH)2 (r) to ZnO(r) + H2O (l) 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
4
(2đ)
 S( r ) + O2 ( k ) to	SO2 ( k) 
 2SO2 (k) + O2 (k) to 2SO3 (k) 
 V2O5
 SO3 (k) + 2NaOH(dd) Na2SO4 (dd) + H2O (l) 
 Na2SO4 (dd) + BaCl2 (dd) BaSO4 (dd) + 2 NaCl (dd) 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
5
(1,5đ)
+ Đánh số thứ tự và lấy mối chất một ít ra 3 ống nghiệm riêng biệt. 
+ Cho khoảng 3ml nước vào 3 ống nghiệm đựng 3 chất rắn, khuấy nhẹ. 
 -Nếu không tan, đó là CaCO3
 -Nếu tan, đó là Cao và P2O5. Cho 2 mẫu giấy quỳ tím vào 2 dd thu được 
*Nếu quỳ tím hóa xanh, đó là CaO vì đã phản ứng với nước tạo d d Ca(OH)2: 
 CaO (r) + H2O (l) Ca(OH)2 (dd) 
*Nếu quỳ tím hóa đỏ, đó là P2O5 vì đã phản ứng với nước tạo thành dd H3PO4
 P2O5 (r) + 3H2O (l) 2H3PO4 (dd) 
0,125đ
0,125đ
0,125đ
0,125đ
0,25
0,25đ
0,25đ
0,25đ
6
(3đ)
 Số mol khí: n == = 0,15 mol 
 a) Ta có PTPƯ: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
 1mol 2mol 1mol 
 0,15 mol x mol 0,15 mol 
 Số mol sắt = số mol khí hiđro = 0,015 mol 
b)Khối lượng sắt đã tham gia phản ứng: 0,15 x 56 = 8,4 (g) 
c) Số mol dd HCl: 0,15 x 2 = 0,3 mol 
Nồng độ mol của dd HCl đã dùng: 50ml = 0,05 l 
 CM = = = 6 M 
 ( Học sinh giải cách khác mà kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
UBND HUYỆN TU MƠ RÔNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ 02
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
BẬC THCS - NĂM HỌC 2015-2016
Môn: HÓA HỌC
Lớp : 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
 ĐỀ BÀI: 
 Câu 1: (2đ) Nêu tính chất vật lý và tính chất hóa học của Oxi? Viết các phương trình hóa học xảy ra.
 Câu 2: (1đ) Thế nào là phản ứng hóa hợp? Phản ứng thế? Với mỗi phản ứng cho 1 ví dụ minh họa.
 Câu 3: (2 đ) Có ba lọ mất nhãn đựng 3 chất rắn màu trắng riêng biệt: P2O5; CaO; CaCO3. Hãy nêu phương pháp để nhận biết mỗi chất trên. Giải thích và viết phương trình hóa học ( nếu có).
 Câu 4: ( 2 đ) Điền công thức các chất vào chỗ có dấu hỏi chấm (?) và hoàn thành các phương trình hóa học sau:
 a, BaCl2 + ? --------> NaCl + ?
 b, Na2CO3 + ? ------> NaNO3 + ?
 c, FeCl2 + ? ---------> NaCl + ?
 d, AgNO3 + ? --------> Fe ( NO3)2 + ?
 e, CuSO4 + ? ---------> Cu (OH)2 + ?
 g, ? + H2SO4 --------> K2SO4 + ?
 h, Mg (OH)2 + ?------> Mg SO4 + ?
 i, ? + ? -------> 2 Al (NO3)3 + 3BaSO4
 Câu 5: (3đ). Có 5 gam hỗn hợp hai muối là CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo thành 448 ml khí (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗm hợp ban đầu.
 ( Ca = 40; C= 12; S = 32; O = 16)
 - - - - - - - - Hết - - - - - - - -
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
UBND HUYỆN TU MƠ RÔNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ 02
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
BẬC THCS - NĂM HỌC 2015-2016
Môn: HÓA HỌC
Lớp : 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
 PHẦN ĐÁP ÁN
Câu
Trả lời
Điểm
1
(2đ)
* Tính chất vật lý của Oxi: Oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước nặng hơn không khí. 
*Tính chất hóa học:
+ Tác dụng với phi kim:
- Với Lưu huỳnh: Lưu huỳnh cháy trong Oxi tạo thành khí Lưu huỳnh đioxit SO2
 PTHH: S( r ) + O2 ( k ) to SO2 ( k) -Với Phot pho: Phot pho cháy trong O xi tạo thành điphotpho pentaoxit P2O5
 PTHH: 4P (r) + 5O2 (k) to	2 P2O5 (r) + Tác dụng với kim loại: Sắt cháy trong O xi tạo thành oxit sắt từ Fe3O4
 PTHH: Fe (r) + 2O2 (k) to	 Fe3 O4 (r) 
+ Tác dụng với hợp chất: CH4 (k) + 2O2(k) to CO2 (k) + 2H2O (h ) 
0,25
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
(1đ)
 + Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới ( sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
 Ví dụ: 4P + 5O2 to 2P2O5 
 + Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất
 Ví dụ: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
3
(2đ)
 -Trích mỗi ống nghiệm một ít mẫu thử và đánh số thứ tự. 
 - Cho nước vào 3 mẫu thử khuấy đều, sau đó dùng quỷ tím để thử. 
 + Mẫu thử nào không tan trong nước thì đó là CaCO3. 
 +Mẫu thử tan trong nước, làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì đó là P2O5
 Vì: P2O5 + 3 H2O → 2 H3PO4 ( A xít) 
 +Mẫu thử tan trong nước, làm quỳ tím chuyển màu xanh thì đó là CaO
Vì: CaO + H2O → Ca (OH)2 ( Bazơ) 
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
4
(2đ)
Câu 5: (2 đ) a, BaCl2 + Na2SO4 → 2 NaCl + BaSO4 
 b, Na2CO3 + Ca (NO3)2 → 2 NaNO3 + CaCO3 
 c, FeCl2 + 2 NaOH → 2 NaCl + Fe (OH)2 
 d, 3 AgNO3 + FeCl3 → Fe (NO3)3 + 3AgCl 
 e, Cu SO4 + 2 NaOH → Cu (OH)2 + Na2SO4 
 g, 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O 
 h, Mg (OH)2 + H2SO4 → Mg SO4 + 2H2O 
 i, Al2 (SO4)3 + 3 BaNO3 → 2Al(NO3)3 + 3 Ba SO4 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
5
(3đ)
Chỉ có CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra chất khí. 
 Phương trình hóa học: 
 CaCO3(r) + 2HCl (dd) → CaCl2 (dd) + H2O (l) + CO2 (k) 
 Số mol của CO2: = 0,02 (mol) 
 Số mol CO2 = số mol CaCO3 có trong hỗn hợp = 0,02 mol. 
 Khối lượng CaCO3 = 0,02 . 100 = 2 (gam) 
 Thành phần % của các chất trong hỗn hợp:
 CaCO3 = = 40% 
 CuSO4 : 100% - 40% = 60% 
 ( Học sinh giải cách khác mà kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docthi_hsg.doc