Đề thi học kì I Giáo dục công dân lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thái Bình

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Giáo dục công dân lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì I Giáo dục công dân lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thái Bình
Phòng GD-ĐT Châu Thành ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
Trường THCS Thái Bình MÔN : GDCD 7 (đề 1)
 THỜI GIAN: 45 PHÚT
MA TRẬN 
Tên chủ đề
Chuẩn KT
Năng lực
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Sống giản dị
- Hiểu thế nào là sống giản dị.
Hiểu ý nghĩa của lối sống giản dị.
Hiểu ý nghĩa của lối sống giản dị.
- Biết thế nào là sống giản dị.
- 
 Số câu:
Số điểm:
TL:
1c
1
10 %
1a,1b
2
20 %
1
3đ
30 %
Trung thực
Nêu được ý nghĩa của sống trung thực.
- Nêu được ý nghĩa của đức tính trung thực.
Hiểu được tính trung thực trong cuộc sống hàng ngày
Biết nhận xét đánh giá hành vi trung thực và vận dụng vào trong học tập và cuộc sống.
Số câu:
Số điểm:
TL:
2b
1
10 %
2c
1
10 %
2a
1
10 %
1
3đ
30 %
Tôn sư trọng đạo
- Biết thế nào là Tôn sư trọng đạo.
- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất Tôn sư trọng đạo.
Biết thế nào là Tôn sư trọng đạo.
Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất Tôn sư trọng đạo.
Số câu:
Số điểm:
TL:
3b
1
10 %
3a
1
10 %
1
2đ
20 %
Đoàn kết, tương trợ
- Trình bày được thế nào đoàn kết tương trợ. 
- Biết ý nghĩa của đoàn kết tương trợ
Nêu ý nghĩa của đoàn kết tương trợ
Biết thể hiện đoàn kết tương trợ trong cuộc sống hàng ngày
Số câu:
Số điểm:
TL:
4b
1
10 %
4a
1
10 %
1
2đ
20 %
Tổng cộng:
Số câu:
Số điểm
Tỷ lệ:
2b, 3b,4b
3đ
30%
1c, 2c, 3a
3
30 %
1a,1b,2a
3đ
30%
4a
1đ
10%
4
10đ
100 %
Phòng GD-ĐT Châu Thành ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
Trường THCS Thái Bình MÔN : GDCD 7 (đề 1)
 THỜI GIAN: 45 PHÚT
* ĐỀ:
Câu 1: (3 điểm)
a. Trang phục của Bác thể hiện đức tính nào sau đây: Trung thực, năng động, sáng tạo, hoạt bát, giản dị, khoan dung. (1đ)
b. Em hiểu thế nào sống giản dị? (1đ)
c. Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và tập thể? (1đ)
Câu 2: (3 điểm)
 * Tình huống: Nam và Bình là bạn thân của nhau từ lúc nhỏ, nhà của 2 bạn lại ở gần nhau nên rất thân. Nam học giỏi, còn Bình lại lười học. Là lớp trưởng lớp 8A Nam rất khó xử khi Bình thường xuyên vi phạm nội qui nề nếp lớp, vào mỗi cuối tuần trước khi báo cáo kết quả trực lớp trong tuần, Bình thường bảo Nam đừng báo cáo các lỗi vi phạm của mình. Vì vị nể là bạn thân và sợ khi báo cáo lỗi vi phạm của bạn cho chủ nhiệm biết thì bạn sẽ nghỉ chơi với mình Nam đã nhiều lần không báo cho thầy chủ nhiệm biết, nhờ thế mà Bình không bị thầy chủ nhiệm phạt. Còn Nam chính vì bao che lỗi cho bạn nên ngày càng mất uy tính đối với các bạn.
 a. Em hãy phân tích về việc làm của Nam và Bình? (1đ)
b. Trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?(1đ)
c. Nếu em là Nam, em sẽ xử sự như thế nào?(1đ)
Câu 3: (2 điểm)
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
a. Câu ca dao trên muốn nói điều gì? Vì sao?(1đ)
b. Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo? (1đ)
Câu 4: (2 điểm)
1. Lá lành đùm lá rách
2. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
3. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên thành núi cao
a. Phong trào nào sau đây phù hợp với ba tục ngữ, ca dao câu trên: Khăn hồng tình nguyện; biểu diễn thời trang; hội diễn văn nghệ; vở sạch chữ đẹp; ủng hộ đồng bào thiên tai; tiếp sức cùng bạn đến trường?
b. Hãy nêu ý nghĩa của đoàn kết tương trợ?
---Hết---
ĐÁP ÁN:
* Câu 1: (3 điểm)
a. Trang phục của Bác thể hiện tính cách giản dị. (1đ)
b. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. (1đ)
 c. Ý nghĩa: Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi con người. (0.25đ)
 + Đối với cá nhân: Giản dị giúp đỡ tốn thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết để làm những việc có ích cho bản thân và cho mọi người, sẽ được mọi người quý mến, cảm thông và giúp đỡ.(0.25đ)
 + Đối với gia đình: Giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.(0.25đ)
 + Đối với xã hội: Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau; loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí đem lại, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.(0.25đ)
* Câu 2: (3 điểm)
a. Nhận xét về việc làm của Nam và Bình: Việc làm của Nam và Bình đều thể hiện là không trung thực, Bình không dám nhận lỗi khi vi phạm và bảo bạn che giấu lỗi của mình. Nam vì nể bạn mà bao che các lỗi vi phạm của bạn, lừa dối thầy cô.(1đ)
b. Ý nghĩa: Là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi con người.(0.5đ)
 + Đối với cá nhân: Giúp ta nâng cao phẩm giá, mọi người tin yêu, kính trọng.(0.25đ)
 + Đối với xã hội: Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội(0.25đ)
c. Nếu là Nam: Thẳng thắng báo cáo lỗi vi phạm của bạn và phê bình bạn trước lớp để bạn thấy nhận ra lỗi của mình, thường xuyên khuyên bạn không nên vi phạm nội qui của nhà trường.(1đ)
* Câu 3: (2 điểm)
 a. Câu thơ trên nói về sự kính trọng thầy cô đã dạy dỗ chúng ta. Coi trọng những điều thầy dạy bảo, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình. Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo. (1đ)
b. Tôn sư trọng đạo: Là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc mọi nơi. (1đ)
* Câu 4: (2 điểm)
a. Phong trào phù hợp với ba tục ngữ, ca dao câu trên: Khăn hồng tình nguyện; ủng hộ đồng bào thiên tai; tiếp sức cùng bạn đến trường.(1đ)
b.Ý nghĩa:(1đ)
- Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người và được mọi người yêu quí.
- Giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, thực hiện được mục đích của mình.
- Đoàn kết, tương trợ là truyền thống quí báu của dân tộc ta.
------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HKI_GDCD.doc