Đề thi học kì I (2015 – 2016) – môn: sinh học thời gian làm bài: 60 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1503Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I (2015 – 2016) – môn: sinh học thời gian làm bài: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì I (2015 – 2016) – môn: sinh học thời gian làm bài: 60 phút
	SỞ GD&ĐT TP.HỒ CHÍ MINH	ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG THCS&THPT NGUYỄN KHUYẾN
ĐỀ THI HỌC KÌ I (2015 – 2016) – MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi: 117
(Đề có 40 câu – 04 trang)
Họ, tên thí sinh:.
Số báo danh:..
Câu 1. Ở Ngô, 3 cặp gen không alen (Aa, Bb, Dd) nằm trên 3 cặp NST tương tác cộng gộp cùng quy định tính trạng chiều cao cây. Sự có mặt của mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 5cm. Cho biết cây thấp nhất có chiều cao 130cm. Kiểu gen của cây cao 140 cm là:
	A. AaBBDd.	B. aaBbdd.	C. AABbdd.	D. AabbDd.
Câu 2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử 2n được tạo ra từ thể tứ bội có kiểu gen AAaa là:
	A. 1AA : 1aa.	B. 4AA : 1Aa : 1aa.	C. 1AA : 4Aa : 1aa.	D. 1Aa : 1aa.
Câu 3. Đậu hà lan A: Hạt trơn trội hoàn toàn so với a: Hạt nhăn. Cho đậu hạt trơn lai với đậu hạt nhăn đời sau thu được 100% hạt trơn. Kiểu gen của bố mẹ là
	A. AA x aa.	B. AA x aa hoặc Aa x aa hoặc aa x aa.
	C. AA x aa hoặc Aa x aa.	D. Aa x aa.
Câu 4. Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bộ so với thể lưỡng bội :
	A. Phát triển khỏe hơn.	B. Độ hữu thụ lớn hơn.
	C. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn.	D. Có sức chống chịu tốt hơn. 
Câu 5. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Phép lai AaBb x aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ
	A. 3 : 1.	B. 1 : 1.	C. 1 : 1 : 1 : 1.	D. 9 : 3 : 3 : 1.
Câu 6. Cho ruồi cái thân xám cánh dài lai với ruồi giấm đực thân đen, cánh cụt được F1 gồm 4 loại kiểu hình như sau: 128 thân xám cánh dài, 124 thân đen cánh cụt, 26 thân đen cánh dài, 21 thân xám cánh cụt. Khoảng cách giữa 2 gen B và V trên nhiễm sắc thể là bao nhiêu centimoocgan?
	A. 14.	B. 15.	C. 20.	D. 16.
Câu 7. Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật:
	A. Phân li độc lập.	B. Tương tác cộng gộp.	C. Tương tác bổ trợ.	D. Liên kết gen hoàn toàn.
Câu 8. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa cho đời con có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ
	A. 17/18.	B. 1/2.	C. 4/9.	D. 2/9.
Câu 9. Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là:
	A. Gen trội.	B. Gen điều hòa.	C. Gen đa hiệu.	D. Gen tăng cường.
Câu 10. Đối týợng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là:
	A. đậu Hà Lan.	B. cà chua.	C. bí ngô.	D. ruồi giấm.
Câu 11. Ở ruồi giấm B: Thân xám, b: Thân đen; V: Cánh dài, v: cánh cụt giữa gen B/b có hoán vị gen với tần số 20%. Cơ thể ruồi cái có kiểu gen giảm phân cho các loại giao tử là
	A. BV = bv = 10%; Bv = bV = 40%.	B. Bv = bV = 50%
	C. BV = bv = 50%.	D. BV = bv =40%; Bv = bV = 10%.
Câu 12. Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:
1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.
2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3.
3. Tạo các dòng thuần chủng.
4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
	A. 2, 3, 4, 1. 	B. 3, 2, 4, 1.	C. 1, 2, 3, 4.	D. 2, 1, 3, 4..
Câu 13. Cho biết không có đột biến, hoán vị gen giữa alen B và b ở cả bố và mẹ đều có tần số 20%. Tính theo lí thuyết, phép lai x cho đời con có kiểu gen chiếm tỉ lệ 
	A. 15%.	B. 10%.	C. 21%.	D. 40%.
Câu 14. Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là bao nhiêu?
	A. 1/16.	B. 1/4.	C. 3/8.	D. 9/16.
Câu 15. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số loại thể ba tối đa có thể xuất hiện trong quần thể thuộc loài này là:
	A. 36.	B. 24.	C. 6.	D. 12.
Câu 16. Ở cà chua thân cao (A) là trội so với thân lùn (a), quả hình cầu (B) trội so với quả hình lê (b). Các gen xác định chiều cao thân và hình dạng quả liên kết và ở cách nhau 20cM. Thực hiện phép lai: x . Tỉ lệ cây thân lùn quả lê ở đời sau của phép lai là bao nhiêu?
	A. 40%.	B. 1% 	C. 16%.	D. 20%.
Câu 17. Ở hoa phấn kiểu gen đồng hợp DD quy định màu hoa đỏ, Dd quy định màu hoa hồng và dd quy định màu hoa trắng. Phép lai giữa cây hoa hồng với hoa trắng sẽ xuất hiện tỉ lệ kiểu hình:
	A. 1 hồng : 1 trắng.	B. 1 đỏ : 1 trắng.
	C. 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng.	D. 1 đỏ : 1 hồng.
Câu 18. Ở một loài thực vật, cho lai giữa các cây thuộc 2 dòng thuần chủng đều có hoa màu trắng với nhau được F1 toàn cây đỏ. Cho F1 lai phân tích, đời Fb có tỉ lệ kiểu hình 3 trắng : 1 đỏ, màu sắc hoa di truyền theo qui luật nào?
	A. Phân li.	B. Tương tác bổ sung.	C. Liên kết gen.	D. Hoán vị gen.
Câu 19. Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm thuộc thể lệch bội dạng bốn nhiễm là:
	A. 12.	B. 32.	C. 16.	D. 10.
Câu 20. Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm của ông lại phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử?
	A. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F2.
	B. Tỉ lệ phân li về kiểu hình trong phép lai phân tích phân tích.
	C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở các thế hệ tuân theo định luật tích xác suất.
	D. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F1.
Câu 21. Trong nhân tế bào sinh dưỡng của một cơ thể sinh vật có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau, đó là dạng đột biến
	A. thể bốn nhiễm.	B. thể tự đa bội.	C. thể dị đa bội.	D. thể lệch bội.
Câu 22. Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng
	A. Tương tác gen.	B. Tương tác bổ sung.	C. Tương tác bổ trợ.	D. Tương tác cộng gộp.
Câu 23. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu đuợc F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là:
	A. 1/4.	B. 2/3.	C. 1/3.	D. 3/4.
Câu 24. Ở cà chua, gen quy định màu sắc quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Trong trường hợp cây bố, mẹ giảm phân bình thường, tỉ lệ kiểu hình quả vàng thu được từ phép lai AAaa x AAaa là:
	A. 1/12.	B. 1/36.	C. 1/16.	D. 1/8.
Câu 25. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1?
	A. aaBb x AaBb.	B. Aabb x aaBb.	C. AaBb x AaBb.	D. Aabb x AAbb.
Câu 26. Tỉ lệ kiểu gen thế hệ sau khi cho AAaa tự thụ : 
	A. 1 AAAA : 8 AAaa : 18 AAAa : 8 Aaaa : 1aaaa.	B. 1AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa: 8 Aaaa : 1aaaa.
	C. 1AAAa : 8 Aaaa : 18 AAAA : 8 Aaaa : 1aaaa.	D. 1AAAA : 8 Aaaa : 18 AAAa : 8 AAaa : 1aaaa.
Câu 27. Ở ngô hạt trơn (A) là trội so với nhăn (a), có màu (B) trội so với không màu (b). Lai ngô hạt trơn có màu với ngô hạt nhăn không màu được kết quả: 4152 trơn có màu; 152 trơn không màu; 149 nhăn có màu; 4163 nhăn không màu. Kiểu gen của bố mẹ là
	A. AaBb x AaBb.	B. x .	C. AaBb x aabb.	D. x 
Câu 28. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen?
	A. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%.
	B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
	C. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%.
	D. Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng cao.
Câu 29. Cho biết khối lượng quả do 3 cặp gen tương tác cộng gộp quy định, biết rằng mỗi alen trội làm cho quả nặng thêm 10g. Cho cây có quả nhẹ nhất (110g) lai với cây có quả nặng nhất (170g) thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, những cây cho quả nặng 140g ở F2 chiếm tỉ lệ
	A. 10/64.	B. 5/16.	C. 15/64.	D. 7/64.
Câu 30. Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. Tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này là:
	A. AB = ab = 8,5%; Ab = aB = 41,5%.	B. AB = ab = 33%; Ab = aB = 17%.
	C. AB = ab = 17%; Ab = aB = 33%.	D. AB = ab = 41,5%; Ab = aB = 8,5%.
Câu 31. Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiểu gen là:
	A. AA x AA.	B. AA x aa.	C. AA x Aa.	D. Aa x Aa.
Câu 32. Cho phép lai PTC: hoa đỏ x hoa trắng, F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 9/16 hoa đỏ: 7/16 hoa trắng. Nếu cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở Fa được dự đoán là:
	A. 3 đỏ: 1 trắng.	B. 1 đỏ: 3 trắng.	C. 1 đỏ: 1 trắng.	D. 3 đỏ: 5 trắng.
Câu 33. Vì sao cơ thể F1 trong lai khác loài thường bất thụ :
	A. Vì hai loài bố, mẹ có bộ NST khác nhau về số lượng.
	B. Vì F1 có bộ NST không tương đồng.
	C. Vì hai loài bố, mẹ thích nghi với môi trường khác nhau.
	D. Vì hai loài bố, mẹ có hình thái khác nhau.
Câu 34. Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd x AaBbdd là: 
	A. 1/2.	B. 1/4.	C. 1/8.	D. 1/16.
Câu 35. Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cõ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị giữa alen A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:
	A. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
	B. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
	C. 2 loại với tỉ lệ 1 : 1.
	D. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 36. Trong phép lai giữa 2 cây khác nhau về 4 cặp gen phân li độc lập AABBCCDD x aabbccdd. Để cho các cây F1 tự thụ phấn. Hãy xác định số kiểu tổ hợp ở F2?
	A. 81.	B. 16.	C. 256.	D. 64.
Câu 37. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, kiểu gen nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%?
	A. Aaaa.	B. AAAa.	C. AAaa.	D. aaaa.
Câu 38. Ở ruồi giấm B: Thân xám, b: Thân đen; V: Cánh dài, v: cánh cụt; giữa gen B. b có hoán vị gen với tần số 20%. Cơ thể ruồi đực có kiểu gen giảm phân cho các loại giao tử là
	A. BV = bv =40%; Bv = bV = 10%.	B. BV = bv = 50%.
	C. BV = bv = 10%; Bv = bV = 40%.	D. Bv = bV = 50%.
Câu 39. Điều nào sau đây thuộc bản chất quy luật phân li của Menđen? 
	A. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định.
	B. Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp.
	C. Các giao tử là giao tử thuần khiết.
	D. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.
Câu 40. Ở ruồi giấm, gen quy định tính trạng màu sắc thân và gen quy định tính trạng độ dài cánh nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường ( mỗi gen quy định một tính trạng). Lai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài với dòng ruồi giấm thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi cái F1, trong trường hợp xảy ra hoán vị gen với tần số 18%. Tỉ lệ ruồi thân đen, cánh cụt xuất hiện ở FB tính theo lí thuyết là: 
	A. 82%.	B. 9%.	C. 41%.	D. 18%.
--------------- Hết ----------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HOC_KI_ITRUONG_NGUYEN_KHUYENTAN_BINH.doc