Đề thi học kì 1, khối 11 môn : Vật lý. Niên học : 2014 – 2015. Trắc nghiệm : 30 câu. Thời gian : 45 phút

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 999Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1, khối 11 môn : Vật lý. Niên học : 2014 – 2015. Trắc nghiệm : 30 câu. Thời gian : 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì 1, khối 11  môn : Vật lý. Niên học : 2014 – 2015. Trắc nghiệm : 30 câu. Thời gian : 45 phút
Sở GD & đào tạo Đồng Nai
Trường THPT Ngô Quyền
Họ và tên : .	Lớp : 	ĐỀ 01
ĐỀ THI HKI, KHỐI 11 (CT CHUẨN)
MÔN : VẬT LÝ. NIÊN HỌC : 2014 – 2015.
Trắc nghiệm : 30 câu. Thời gian : 45 phút.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
1) Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 6V và điện trở trong r = 1 W, mạch ngoài là một điện trở thuần R. Biết hiệu suất của nguồn điện là 60%. Giá trị của điện trở R là:
A. R = 1 W. 	 	B. R = 1,5 W. 	C. R = 2 W.	 D. R = 3 W.
2) Hai điện tích điểm đặt trong không khí, cách nhau một khoảng r = 4 cm thì hút nhau một lực là F = 10-5 N. Để lực hút giữa chúng là F’ = 2,5.10-6 N thì khoảng cách giữa chúng phải là:
A. 8 cm. 	B. 6 cm. 	C. 2,5 cm. 	D. 1,6 cm.
3) Hai quả cầu A và B mang điện tích q1 và q2, trong đó q1 > 0, q2 . Cho chúng tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra và đưa quả cầu B lại gần quả cầu C mang điện tích âm thì chúng
A. Hút nhau. 	B. Đẩy nhau. 	C. Có thể hút hoặc đẩy nhau. 	D. Không tương tác.
4) Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2 (W), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 12 (W) mắc song song với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. 1 ( W). 	B. 2 ( W). 	C. 3 ( W). 	D. 2,4 ( W).
5) Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm, electron đi về anốt và iôn dương đi về catốt.
B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.
C. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.
D. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về từ catốt về anốt, khi catốt bị nung nóng.
6) Có hai điện tích q1 = 3.10-9 C và q2 = .10-9 C đặt tại B, C của tam giác vuông ABC (vuông tại A) trong không khí. Biết AB = 30 cm, BC = 50 cm. Cường độ điện trường tại A có độ lớn
A. 100 V/m. 	B. 700 V/m. 	C. 394 V/m. 	D. 500 V/m.
7) Công của lực điện trường khi điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường bằng:
A. hiệu điện thế giữa hai điểm M và N. 	B. Hiệu cường độ điện trường giữa hai điểm M và N.
C. độ chênh lệch điện thế giữa hai điểm M và N. 	D. Hiệu thế năng của điện tích tại M và N.
8) Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số aT = 40 (mV/K) được đặt trong không khí ở 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó là
A. 10,08 mV.	B. 8,48 mV.	C. 8 mV.	D. 9,28 mV.
9) Một êlectron di chuyển một đoạn đường 1 cm, cùng chiều điện trường dọc theo một đường sức trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Công của lực điện có giá trị:
A. +1,6.10-16 J. 	B. -1,6.10-16 J. 	C. +1,6.10-18 J.	D. -1,6.10-18 J.
10) Nếu mắc điện trở 16 W với một bộ pin thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 1 A. Nếu mắc điện trở 8 W vào bộ pin đó thì cường độ bằng 1,8 A. Tính suất điện động và điện trở trong của bộ pin.
A. 12 V ; 1 W. 	B. 20 V ; 4 W. 	C. 18 V ; 1 W	D. 18 V ; 2 W.
11) Có hai điện tích điểm q1 = 5.10-9 C và q2 = -10-8 C đặt lần lượt tại A, B cách nhau 10 cm trong không khí. Cường độ điện trường tại trung điểm M của đoạn AB có độ lớn là:
A. E = 54000 V/m. 	B. E = 21600 V/m.	C. E = 18000 V/m. 	D. E = 36000 V/m.
12) Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho
A. khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện. 	B. khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.
C. khả năng tích điện cho hai cực của nó.	 	D. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
13) Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4, anốt làm bằng đồng. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 1 A. Cho Cu = 64, n = 2. Lượng đồng được giải phóng ở catốt sau 9650 giây là (lấy F = 96500 C/mol):
A. 3,2 mg	B. 1,6 mg	C. 3,2 g	D. 1,6 g	
14) Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng
A. làm dịch chuyển các diện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện.
B. làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.
C. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.
D. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.
15) Chọn phát biểu đúng. Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc
A. độ lớn điện tích thử.	 	B. độ lớn điện tích đó.
C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó. 	D. hằng số điện môi của môi trường.
16) Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện E, r và E, r mắc song song với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện qua điện trở R là:
A. 	B. 	C. 	D. 
17) Khi một điện tích q = -5.10-7 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công 12.10-6 J. Hiệu điện thế UMN bằng	
A. 6 V.	B. 24 V.	C. -6 V.	D. -24 V.	
18) Một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r được mắc với một biến trở R thành một mạch kín. Thay đổi R, ta thấy với hai giá trị và thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là: A. r = 2 W.	B. r = 3 W.	C. r = 4 W.	D. r = 6 W.
19) Một hạt bụi tích điện có khối lượng m = 10-8 g nằm cân bằng trong một điện trường đều thẳng đứng hướng xuống có cường độ E = 1000 V/m. Lấy g = 10 m/s2. Điện tích của hạt bụi có giá trị nào sau đây? 
A. -10-10 C. 	B. 10-10 C.	C. -10-13 C. 	D. 10-13 C.
20) Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 6V và điện trở trong r, mạch ngoài là một điện trở thuần R = 3 W. Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài là 4,5V. Điện trở trong của nguồn có giá trị :
A. r = 4 W 	B. r = 2 W	C. r = 1 W 	D. r = 0,5 W
21) Khi hai điện trở giống nhau có cùng giá trị R = 4 W mắc nối tiếp với nhau rồi mắc vào một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r thì công suất tiêu thụ của chúng là P = 16 (W). Nếu mắc chúng song song với nhau rồi mắc vào nguồn điện nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là P’ = 25 W. Điện trở trong r của nguồn có giá trị bằng: 
A. 1 W. 	B. 1,5 W.	C. 2 W. 	D. 3 W. 	
22) Hai điện tích điểm q1, q2 được giữ cố định tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng a trong một điện môi. Điện tích q3 đặt tại điểm C trên đoạn AB cách A một khoảng . Để điện tích q3 đứng yên ta phải có:
A. q2 = 2q1. 	B. q2 = -2q1. 	C. q2 = 4q3. 	D. q2 = 4q1.	
23) Một nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở trong r = 1,5 W được nối với một điện trở R = 3 W thành một mạch kín. Công suất của nguồn điện là
A. 7,2 W	B. 8 W	C. 4,5 W	D. 12 W
24) Một điện trở R = 4 Ω mắc vào nguồn có E = 4,5 V tạo thành mạch kín có công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là P = 2,25 W. Điện trở trong của nguồn và hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R là:
A. 1 Ω ; 1,2 V. B. 2 Ω ; 4,5 V. 	C. 1 Ω ; 3 V. 	D. 2 Ω ; 3 V.
25) Trên vỏ của một tụ điện có ghi 20 mF – 200 V. Nối hai bản của tụ điện với một hiệu điện thế U. Điện tích của tụ điện là 2,4.10-3 C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ là: 	
A. 100 V.	 	B. 120 V. 	C. 150 V. 	D. 200 V.
26) Bản chất dòng điện trong chất khí là:
A. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm ngược chiều điện trường.
B. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường.
C. Dòng chuyển dời có hướng của các electron ngược chiều điện trường.
D. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm, electron ngược chiều điện trường.
27) Một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r, được mắc với một điện trở R tạo thành một mạch kín. Khi tăng dần giá trị của điện trở R thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện
A. giảm dần. 	B. tăng dần. 	 C. lúc đầu giảm, sau đó tăng dần. 	 D. lúc đầu tăng, sau đó giảm dần.
28) Một tam giác đều ABC cạnh a = 10 cm đặt trong điện trường đềucùng hướng với và E = 5000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là
A. UAB = 250 V. 	B. UAB = - 250 V. 	C. UAB = 500 V. 	D. UAB = - 500 V.
29) Hai quả cầu nhỏ tích điện đặt cách nhau 3 m trong chân không, hút nhau lực 6.10-9 N, điện tích tổng cộng của chúng là -10-9 C. Điện tích của mỗi quả cầu là
A. 3.10-9 C và -2.10-9 C. 	B. -0,6.10-9 C và -0,4.10-9 C. 	C. -3.10-9 C và 2.10-9 C. D. -1,6.10-9 C và 0,6.10-9 C.
30) Nguyên nhân gây ra hiện tượng tỏa nhiệt trong dây dẫn kim loại khi có dòng điện chạy qua là:
A. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (+) khi va chạm.
B. Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho eclectron khi va chạm.
C. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (-) khi va chạm.
D. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+) khi va chạm.
............HẾT............

Tài liệu đính kèm:

  • docde_ktra_thu_hay_de_1.doc