Đề thi Hóa 12: Ôn tập học kì I - Đại cương kim loại - Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến

doc 102 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1281Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi Hóa 12: Ôn tập học kì I - Đại cương kim loại - Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Hóa 12: Ôn tập học kì I - Đại cương kim loại - Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến
ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
KIM LOAÏI – HÔÏP KIM
Mạng tinh thể kim loại gồm có
A. Nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân
B. Nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do
C. Nguyên tử kim loại và các electron độc thân
D. Ion kim loại và các electron độc thân
Chọn cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố kim loại:
(1) 1s2 2s2 2p3.	(2) 1s2 2s2 2p6 3s2.
(3) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1.	(4) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2.
(5) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.	(6) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d7 4s2.
A. 1, 5.	B. 1, 2, 5.	C. 2, 3, 4, 6.	D. 2, 4, 6.
Cho các nguyên tố X1, X2, X3, X4 có số electron cuối cùng điền ở các phân lớp sau : X1: 4s1, X2: 3p1 , X3: 3p6, X4: 2p4. Nguyên tố kim loại là
A. X1và X3 	B. X1 và X2 	C. X1, X2, X4. 	D. X3, X4
Ion M3+có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của M là
A. chu kì 3, nhóm IA.	B. chu kì 3, nhóm IIIA
C. chu kì 2, , nhóm VA	D. chu kì 3, nhóm IIA
Cho Crom có Z=24. Cấu hình electron của Crom và vị trí là:
A. [Ar]3d64s2 . chu kì 4 , nhóm IIB 	B. [Ar]3d54s1 . chu kì 4 , nhóm IB
C. [Ar]3d54s1 . chu kì 4 , nhóm VIB	D. [Ar]3d6 . chu kì 4 , nhóm VIB
Ion M3+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng 3d5 . Vị trí của M là
A. chu kì 4 , nhóm II B 	B. chu kì 3 , nhóm VIIIB
C. chu kì 3 , nhóm VIII B	D. chu kì 4 , nhóm VIIIB	
Cho các nguyên tố kim loại Fe (Z=26), Cr(Z=24), Cu(Z=29), K(Z=19).Có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình electron:[khí hiếm](n-1)dans1 (=5, 10) 
A.3 	B. 4	C. 2	D. 1.
Cho 1 số phát biểu:
(a) Tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi các electron tự do trong tinh thể kim loại.
(b) Kim loại có tính khử ,nó bị khử thành ion dương.
(c) Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần độ dẫn điện là: Ag, Cu, Au, Al Fe.
(d) So với phi kim cùng chu kì thì kim loại có năng lượng ion hóa và bán kính nguyên tử lớn hơn.
(e) Bán kính của ion Mg2+ lớn hơn bán kính của ion Na+(Cho ZMg=12, ZNa=11).
(g) Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
Số phát biểu đúng là:
A.2 	B. 3	C. 4	D. 1.
(TSCĐ, B 2010) Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là 
A. Na, K, Mg 	B. Be, Mg, Ca 	C. Li, Na, Ca 	D. Li, Na, K 
Cho các nguyên tố sau: O (Z = 8), Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Cl (Z = 17), Ca (Z = 20), Fe (Z = 26), Br (Z = 35). Các nguyên tố s là:
A. Fe, Cl, Ca	B. Cl, Br, O	C. Mg, Ca, Fe	D. Na, Mg, Ca
Chọn phát biểu đúng:
A. Ag dẫn nhiệt tốt nhất, Au dẻo nhất, Cr cứng nhất, Cs không phải là kim loại mềm nhất.
B. W có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, Cs mềm nhất, Li có khối lượng riêng nhỏ nhất.
C. Hg có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất, Ag dẫn điện tốt nhất, Cr nặng nhất.
D. Os nặng nhất, Li nhẹ nhất, Fe dẫn điện yếu nhất.
Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi 	
A. cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.	B. khối lượng riêng của kim loại.	
C. tính chất của kim loại.	D. các electron tự do trong tinh thể kim loại.
(TSCĐ 2011) Dãy gồm các kim loại đều có cấu tạo mang tinh thể lập phương tâm khối là:
	A. Na, K, Ca, Ba	B. Li, Na, K, Rb	C. Li, Na, K , Mg	D. Na, K, Ca, Be
 (TSĐH B 2011) Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
A. Na, K, Ba	B. Mg, Ca, Ba	C. Na, K , Ca	D. Li , Na, Mg
Kim loại khác nhau có độ dẫn điện,dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau đó được quyết định bởi 
A. Khối lượng riêng khác nhau	B. Kiểu mạng tinh thể khác nhau
C. Mật độ electron tự do khác nhau	D. Mật độ ion dương khác nhau
(TSĐH B 2012) Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng
	B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p
	C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim
	D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được 
Ion dương tồn tại trong kim loại ở trạng thái :
A. rắn và lỏng	B. lỏng và hơi	
C. chỉ ở trạng thái rắn	D. chỉ ở trạng thái hơi
So sánh tính dẫn điện và dẫn nhiệt của hợp kim với các kim loại trong hỗn hợp ban đầu :
A. Cả tính dẫn điện và dẫn nhiệt của hợp kim đều tốt hơn các kim loại ban đầu.
B. Cả tính dẫn điện và dẫn nhiệt của hợp kim đều kém hơn các kim loại ban đầu.
C. Tính dẫn điện của hợp kim tốt hơn, còn tính dẫn nhiệt thì kém hơn các kim loại ban đầu.
D. Tính dẫn điện của hợp kim kém hơn, còn tính dẫn nhiệt thì tốt hơn các kim loại ban đầu.
Có 3 hợp kim Cu-Ag ; Cu-Al ; Cu-Zn. Chỉ dùng một dung dịch axit thông dụng và một dung dịch bazơ thông dụng nào để phân biệt được 3 hợp kim trên ?
A. HCl và NaOH	B. HNO3 và NH3	C. H2SO4 và NaOH	D. H2SO4l và NH3
Nguyên tử kim loại dễ mất electron lớp ngoài cùng hơn phi kim. Điều giải thích nào sau là không đúng?
A. Trạng thái ion kim loại bền hơn nguyên tử kim loại.
B. Bán kính nguyên tử kim loại lớn hơn so phi kim có cùng số lớp electron.
C. Lực hút giữa nhân với electron ngoài cùng yếu.
D. Vì kim loại có độ âm điện lớn hơn phi kim.
Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không do các electron tự do gây ra?
A. Anh kim.	B. Tính dẻo.	C. Tính cứng.	D. Dẫn điện.
Dãy so sánh tính chất vật lí của kim loại nào dưới đây là không đúng?
A. Khả năng dẫn điện và nhiệt của Ag > Cu > Au >Al > Fe.
B. Tỉ khối của Li < Fe < Os.
C. Nhiệt độ nóng chảy của Hg < Al < W.
D. Tính cứng của Cs > Fe > Cr.
Cho các kim loại: Na, Cu, Mg, Fe. Thứ tự giảm dần tính khử là:
A. Mg, Fe, Na , Cu.	B. Cu, Fe, Mg, Na.	C. Na, Mg, Fe, Cu.	D. Na, Fe, Mg, Cu.
Cho các ion sau:	
(1) Al3+ 	(2) Na+	(3) Mg2+ 	(4) F-
Bán kính các ion tăng dần theo trật tự là
A. (1)< (2)< (3)< (4)	B. (1)< (3)< (2)< (4)	C. (4)< (2)< (3)< (1)	D. (3)< (2)< (1)< (4)
Cho các ion Na+, Mg2+, F-, O2-. Dãy nào dưới đây được sắp xếp đúng theo chiều giảm dần bán kính ion?
A. Mg2+> Na+> F-> O2-	B. Na+> Mg2+> F-> O2-
C. F-> Mg2+> Na+> O2-	D. O2- > F->Na+ > Mg2+
Trong hợp kim Al – Ni , cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni. Thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim này là
A. 81% Al và 19% Ni	B. 82% Al và 18% Ni	
C. 83% Al và 17% Ni	D. 84% Al và 16% Ni
Một loại đồng thau có chứa 59,63% Cu và 40,37% Zn. Hợp kim này có cấu tạo tinh thể của hợp chất hoá học giữa đồng và kẽm. Công thức hoá học của hợp chất là
A. Cu3Zn2	B. Cu2Zn3	C. Cu2Zn	D. CuZn2
PIN - DAÕY ÑIEÄN HOÙA 
 (TSCĐ 2007) Cho các ion kim loại : Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hóa giảm dần là 
A. Pb2+ >Sn2+>Ni2+>Fe2+>Zn2+	B. Sn2+ >Ni2+>Zn2+>Pb2+ >Fe2+ 
C. Zn2+>Sn2+>Ni2+>Fe2+>Pb2+ 	D. Pb2+>Sn2+>Fe2+>Ni2+>Zn2
(TSCĐ, B 2010) Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau : Zn2+/Zn ; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là 
A. Zn, Cu2+ 	B. Ag, Fe3+ 	C. Ag, Cu2+ 	D. Zn, Ag+
Nhúng một lá sắt vào dung dịch chứa một trong những chất sau : FeCl3 , AlCl3 , CuSO4 , Pb(NO3)2, H2SO4 (đặc nóng) , NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hóa: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. Fe, Cu.	B. Cu, Fe.	C. Ag, Mg.	D. Mg, Ag.
(TSCĐ 2012) Cho dãy các ion : Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
	A. Fe2+	B. Sn2+	C. Cu2+	D. Ni2+
(TSCĐ 2012) Cho dãy các kim loại : Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là
	A. 3	B. 5	C. 6	D. 4
 (TSCĐ 2011) Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là
	A. Cr2+, Au3+, Fe3+.	B. Fe3+, Cu2+, Ag+.	C. Zn2+, Cu2+, Ag+.	D. Cr2+, Cu2+, Ag+.
Cho trật tự dãy điện hóa : Khi cho hỗn hợp kim loại Mg, Al vào dung dịch hỗn hợp chứa các muối AgNO3 và Cu(NO3)2 thì phản ứng oxi hóa – khử xảy ra đầu tiên sẽ là : 
A. Mg + 2Ag+Mg2+ + 2Ag	B. Mg + Cu2+Mg2+ + Cu 
C. 3Al + 3Cu2+Al3+ + Cu	D. Al + 3Ag+Al3+ + 3Ag
Điều dưới đây mô tả đúng với pin Zn – Cu là : 
A. Cực âm xảy ra phản ứng Cu Cu2+ + 2e	
B. Cực dương xảy ra phản ứng Zn2+ + 2e Zn
C. Phản ứng xảy ra trong pin Cu + Zn2+ Cu2+ + Zn	
D. Suất điện động của pin bằng 1,1 (V)
(TSĐH A 2012) Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+.	B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
	C. Cu khử được Fe3+ thành Fe.	D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
(TSĐH A 2012) Cho và . Suất điện động chuẩn của pin điện hóa Cu-Ag là
	A. 0,56 V	B. 0,34 V	C. 0,46 V	D. 1,14 V
 (TSĐH B 2011) Trong quá trình hoạt động của pin điện hóa Zn – Cu thì
A. khối lượng của điện cực Zn tăng	B. nồng độ của ion Cu2+ trong dung dịch tăng
C. nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng	 D. khối lượng của điện cực Cu giảm 
(TSCĐ 2008) Cho biết phản ứng oxi hóa – khử trong pin điện hóa Fe – Cu là : 
Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu; .
Suất điện động chuẩn của pin điện hóa Fe – Cu là : 
A. 0,92 V 	B. 0,10 V	C. 0,78 V 	D. 1,66 V 
(TSCĐ 2011) Cho giá trị thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hóa - khử:
Cặp oxi hóa/ khử
E0 (V)
-2,37
-0,76
-0,13
+0,34
Phản ứng nào sau đây xảy ra?
	A. X + Z2+ X2+ + Z	B. X + M2+ X2+ + M
	C. Z + Y2+ Z2+ + Y	D. Z + M2+ Z2+ + M
 (TSĐH B 2008) Cho suất điện động chuẩn E0 của các pin điện hóa : (X, Y, Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là : 
A. Z, Y, Cu, X	B. X, Cu, Z, Y	C. Y, Z, Cu, X	D. X, Cu, Y, Z
(TSCĐ, B 2010) Cho biết = -2,37V; = -0,76V; = -0,13V; = +0,34V. Pin điện hóa có suất điện động chuẩn bằng 1,61V được cấu tạo bởi hai cặp oxi hóa-khử
A. Pb2+/Pb và Cu2+/Cu 	B. Zn2+/Zn và Pb2+/Pb	
C. Zn2+/Zn và Cu2+/Cu	D. Mg2+/Mg và Zn2+/Zn
(TSĐH A 2008) Một pin điện hóa có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng
A. cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng	
B. điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng.
C. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm.
D. cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm
Gọi E1; E2; E3; E4 lần lượt là suất điện động chuẩn của các pin điện hóa: Mg-Cu; Mg-H2; Zn-Pb và Zn-H2. Vậy ta có:
A. E3 > E4 > E2 > E1.	B. E1 > E2 > E3 > E4.	C. E1 > E2 > E4 > E3.	D. E1 > E4 > E3 > E2.
Cho một lá sắt vào dung dịch chứa một trong những muối sau: ZnCl2 (1), CuSO4 (2), Pb(NO3)2 (3), NaNO3 (4), MgCl2 (5), AgNO3 (6). Trường hợp xảy ra phản ứng là trường hợp nào sau đây:
A. (2), (3), (6)	B. (1), (2), (4), (6)	C. (1), (3), (4), (6)	D. (2), (5), (6)
Hg lẫn tạp chất là kẽm , thiết , chì. Dùng hoá chất nào sau đây để loại tạp chất: 
A. Dung dịch Zn(NO3)2	B. Dung dịch Hg(NO3)2	
C. Dung dịch Pb(NO3)2	D. Không tách được
Để thu lấy bạc từ hỗn hợp bạc và đồng, người ta cho vào hỗn hợp:
A. Dung dịch H2SO4 đặc, dư	B. Dung dịch AgNO3 dư	
C. Dung dịch Cu(NO3)2 dư	D. Dung dịch HNO3 dư
Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Cu và bột Fe. Dùng hóa chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất:
A. Dung dịch FeCl2 dư	B. Dung dịch FeCl3 dư	
C. Dung dịch CuCl2 dư 	D. Dung dịch Al(NO3)3 dư 
(TSĐH A 2010) Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là: 
A. CuO, Al, Mg.	B. Zn, Cu, Fe.	C. MgO, Na, Ba	D. Zn, Ni, Sn.
(TSĐH A 2007) Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), người ta hoà tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c) mol HNO3 được dung dịch Y, sau đó thêm (giả thiết hiệu suất các phản ứng đều là 100%)
A. c mol bột Al vào Y.	B. c mol bột Cu vào Y.
C. 2c mol bột Al vào Y.	D. 2c mol bột Cu vào Y.
(TSCĐ 2009) Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ? 
A. Zn, Cu, Mg	B. Al, Fe, CuO	C. Fe, Ni, Sn	D. Hg, Na, Ca
(TSCĐ 2008) Cho phản ứng hoá học: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.
Trong phản ứng trên xảy ra 
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hoá Cu.	B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hoá Fe và sự oxi hoá Cu.	D. sự oxi hoá Fe và sự khử Cu2+.
(TSCĐ 2012) Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử Ag+/Ag, Cu2+/Cu, Pb2+/Pb, Zn2+/Zn có giá trị lần lượt là : +0,80V; +0,34V; -0,13V; -0,76V. Trong các pin sau, pin nào có suất điện động chuẩn lớn nhất?
	A. Pin Pb-Cu.	B. Pin Pb-Ag.	C. Pin Zn-Cu	D. Pin Zn-Ag.
KIM LOAÏI TAÙC DUÏNG VÔÙI PHI KIM
Nung nóng 16,8 gam bột sắt và 6,4 gam bột lưu huỳnh (không có không khí) thu được sản phẩm X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thì có V lít khí thoát ra (đktc) . Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là 	
A. 2,24. 	B. 4,48.	C. 6,72. 	D. 3,36.
Cho 16,2g kim loại M có hoá trị n tác dụng với 0,15 mol O2. Chất rắn thu được sau phản ứng đem hoà tan vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13,44l H2 ở đktc . Kim loại M là
A. Fe	B. Al	C. Ca	D. Mg
Hỗn hợp bột 3 kim loại Al, Zn, Mg có khối lượng 3,59 gam được chia làm 2 phần đều nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư thu được 4,355 gam hỗn hợp oxit. Phần 2 đem hòa tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đkc). V có giá trị là
A. 4,336 lít	B. 3,456 lít	C. 3,584 lít	D. 5,678 lít 
Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành oxit phải dùng một khối lượng oxi bằng 40 % khối lượng kim loại. Kim loại R là
A. Kim loại hóa trị I	B. Kim loại hóa trị II	C. Mg	D. Ca
Dẫn oxi dư qua 21,2gam hỗn hợp X nung nóng gồm Cu, Fe, Zn và Al thu được 28,8 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y cần dùng dung dịch chứa a mol HCl. Chỉ ra giá trị a
A. 0,475	B. 0,25	C. 0,2375	D. 0,95
(TSĐH A 2008) Cho 2,13gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là 
A. 57ml	B. 50ml	C. 75ml	D. 90ml
Oxi hóa 10gam một kim loại thu được 12,46 gam một oxit. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 loãng (9,8%) vừa đủ để hòa tan lượng oxit trên
A. 117,6gam.	B. 153,75gam.	C. 176,4gam.	D. 307,5gam.
KIM LOAÏI TAÙC DUÏNG AXIT
KIM LOẠI TÁC DỤNG AXIT LOẠI 1
Có 5 kim loại là Mg, Ba, Al, Fe, Ag. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng thì có thể nhận biết được các kim loại
A. Mg, Ba, Ag	B. Mg, Ba, Al	C. Mg, Ba, Al, Fe	D. Mg, Ba, Al, Fe, Ag
Cho 6,72 gam thanh kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,688 lít (đkc) khí H2. Vậy M là
A. Mg	B. Zn	C. Fe	D. Al
Hoà tan hoàn toàn 0.5g hỗn hợp gồm Fe và 1kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl thu được 1.12 lít H2 ở đktc . Kim loại hoá trị II đó là
A. Mg 	B. Ca	C. Zn	D. Be
Cho 2,52g một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 6.84g muối sunfat. Kim loại đó là:
A. Mg 	B.Fe	C.Al 	D. Zn
Hòa tan 8,46g hợp kim Al và Cu trong dung dịch HCl dư 10% (so với lí thuyết), thu được 3,36 lít khí X (đo ở đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Al và đồng trong hỗn hợp là bao nhiêu (trong các số cho dưới đây)?
A. 31% và 69%	B. 31,91% và 68,09%	C. 35% và 65%	D. 39,1% và 60,9%
Hoà tan 6g hợp kim Cu, Fe và Al trong axit HCl dư thấy thoát ra 3,024lít H2 (đktc) và 1,86 gam chất rắn không tan. Thành phần phần trăm của hợp kim là 
A. 40%Fe, 28%Al, 32%Cu 	B. 41%Fe, 29%Al, 30%Cu
C. 42%Fe, 27%Al, 31%Cu 	D. 43%Fe, 26%Al, 31%Cu
Cho 7,8 gam hỗn hợp kim loại X gồm Al và Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Khi phản ứng kết thúc, thấy khối lượng dung dịch tăng 7gam. Vậy trong X có
A. 4,2gam Mg.	B. 2,7gam Al.	C. 5,4gam Al.	D. 4,3gam Mg.
(TSĐH A 2007) Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là 
A. 1.	B. 6.	C. 7.	D. 2.
(TSĐH A 2010) Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là 
A. natri và magie.	B. liti và beri.	C. kali và canxi.	D. kali và bari.
Cho hỗn hợp Fe và Zn tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa 0.01 mol HCl và 0.05 mol H2SO4. Sau phản ứng thu được chất rắn X , dung dịch Y và khí Z. Cho khí Z qua CuO dư, đun nóng thu được m gam Cu. Giá trị của m là 
A. 5,32. 	B. 3,52. 	C. 2,35. 	D. 2,53.
(TSCĐ 2007) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y	
A. 24,24%	B. 11,79%	C. 28,21%	D. 15,76%
(TSĐH A 2012) Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
	A. 5,83 gam.	B. 7,33 gam.	C. 4,83 gam.	D. 7,23 gam.
Có 100 ml dung dịch hỗn hợp 2 axit H2SO4,  HCl có nồng độ tương ứng là 0,8 M và 1,2 M. Thêm vào đó 10 gam bột hỗn hợp Fe, Mg, Zn. Sau phản ứng xong, lấy ½ lượng khí sinh ra cho đi qua ống sứ đựng a gam CuO nung nóng. Sau phản ứng xong hoàn toàn, trong ống còn 14,08 gam chất rắn. Khối lượng a là: 
A. 14,2 g	B. 30,4 gam 	C. 15,2 g	D. 25,2 g
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Fe và Mg trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4  loãng thu được dung dịch A . Đem cô cạn dung dịch A thu được hai muối kết tinh đều ngậm 7 phân tử nước Khối lượng hai muối gấp 6,55  lần khối lượng hai kim loại. Thành phần phần trăm mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu là:
A. 50% Fe và 50% Mg	B. 40% Fe và 60% Mg 
C. 30% Fe và 70% Mg	D. 70% Fe và 30% Mg
Cho một lượng kim loại M phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 sau phản ứng khối lượng chất rắn thu được gấp 3,555 lần khối lượng M đem dùng. Nếu dùng 0,02 mol M tác dụng H2SO4  loãng dư thì thu được 0,672 lít khí ở đktc . Kim loại M là: 
A. Al 	B. Zn 	C. Ca 	D.Fe
KIM LOẠI TÁC DỤNG AXIT LOẠI 2
Chọn kim loại không có khả năng phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nguội: Cu, Ag, Zn, Al, Fe, Hg.
A. Al, Zn.	B. Ag, Al.	C. Al, Fe.	D. Cu, Ag, Hg
(TSCĐ 08) Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là 
A. Al.	B. Zn.	C. Fe.	D. Ag.
(TSCĐ 2011) Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc , nguội là:
	A. Fe, Al, Cr	B. Cu, Fe, Al	C. Fe, Mg, Al	D. Cu, Pb, Ag
(TSĐH A 2010) Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa mối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là 
A. 3x	B. y	C. 2x	D. 2y
Cho 3,2 gam Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư thì thể tích khí NO2 (đktc, duy nhất) thu được là
A. 1,12 lít.	B. 2,24 lít.	C. 3,36 lít.	D. 4,48 lít.
Cho 4,8 gam một kim loại R hóa trị (II) tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại R là	
A. Zn.	B. Mg.	C. Fe.	D. Cu.
(TSĐH B 2008) Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư) sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
A. NO	B. NO2	C. N2	D. N2O
Cho a gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,896 lít hỗn hợp khí X, gồm N2O và NO (không còn sản phảm khử khác) ở đktc, tỷ khối của X so với hiđro bằng 18,5. Tìm giá trị của a? 
A. 1,98gam	B. 1,89gam	C. 18,9gam	D. 19,8gam
 (TSĐH B 2008) Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là :
A. 11,5	B. 10,5	C. 12,3	D. 2,7
(TSĐH A 2009) Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là 
A. NO và Mg.	B. N2O và Al	C. N2O và Fe.	D. NO2 và Al.
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,05 mol Ag và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 (không còn sản phảm khử khác) có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3. Thể tích hỗn hợp A ở đktc l

Tài liệu đính kèm:

  • docTRẮC NGHIỆM HÓA VÔ CƠ.doc